Nước Anh trước "giờ G"

Một ngày nữa là người Anh sẽ phải quyết định "đi hay ở" EU. Tỷ lệ ủng hộ và phản đối liên tục thay đổi nhưng hầu như không chênh lệch đáng kể. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nuo c anh truo c gio g ECB: Mọi phương án đã chuẩn bị cho Brexit
nuo c anh truo c gio g Dầu mỏ và chứng khoán tăng giá do kỳ vọng Anh ở lại EU

Một ngày trước cuộc trưng cầu dân ý mang tính quyết định đối với tương lai của Vương quốc Anh trong Liên minh châu Âu (EU), những lý lẽ để thuyết phục cử tri đều đã được cả hai phe ủng hộ Brexit (Anh rời EU) lẫn phe phản đối đưa ra, các cuộc tranh luận gay gắt về thiệt hại và lợi ích của Brexit cũng đến hồi kết.

nuo c anh truo c gio g

Chia rẽ vẫn hiện hữu

Tuy nhiên, hầu như chưa thể dự đoán được kịch bản cuối cùng bởi vấn đề "ra đi" hay "ở lại" vẫn gây chia rẽ tại nước Anh. Kết quả thăm dò mới nhất của hãng IG công bố tối 21/6 cho thấy phong trào vận động Anh ở lại đã thu hút được 45% cử tri ủng hộ, trong khi tỷ lệ này ở phe vận động rời khỏi EU là 44%. Trong suốt thời gian qua, tỷ lệ ủng hộ và phản đối liên tục thay đổi và hầu như không chênh lệch đáng kể.

Tuần lễ cuối cùng trước khi diễn ra cuộc trưng cầu đánh dấu bằng một bi kịch khi nữ nghị sĩ Công đảng Jo Cox - một trong những nghị sĩ Anh đầu tiên lên tiếng ủng hộ Anh ở lại EU - bị một kẻ bài ngoại đâm và bắn chết ngay trên đường phố trước một cuộc tiếp xúc cử tri.

Là người luôn phản đối Brexit và nhiệt tình bảo vệ một xã hội Anh đa dạng có sự đóng góp của người nhập cư, nhà lập pháp trẻ ra đi đột ngột và oan ức không chỉ khiến nước Anh bàng hoàng mà còn tạo ra một khoảng lặng hiếm thấy giữa lúc các phe ủng hộ và phản đối EU đang chạy đua quyết liệt để vận động cử tri đứng về phía mình trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.

nuo c anh truo c gio g
Bi kịch của nữ nghị sĩ Jo Cox khiến nước Anh bàng hoàng. (Nguồn: Independent)

Có thể thấy ngay trước khi Thủ tướng Anh David Cameron công bố tiến hành cuộc trưng cầu ý dân vào ngày 23/6 để người dân tự quyết định có tiếp tục hay thôi làm thành viên EU, trong xã hội Anh đã tồn tại hai luồng dư luận trái ngược nhau về liên minh mà Anh đã đứng chung trong suốt hơn 4 thập niên này.

Một trong những luận điểm mà phe vận động rời khỏi EU đưa ra chính là việc nước Anh không thể kiểm soát được lượng người nhập cư với hơn một nửa trong số đó đến từ các nước thành viên EU. Nghịch lý ở đây là trong khi 46% người Anh nghĩ rằng người nhập cư từ EU tốt cho nền kinh tế Anh, cao gấp rưỡi so với 30% có suy nghĩ ngược lại, thì trên 55% nói rằng người nhập cư tác động tiêu cực đến dịch vụ y tế quốc gia (NHS). 

Giải quyết bài toán nhập cư chưa bao giờ là điều dễ dàng đối với Chính phủ của Thủ tướng Cameron, người từng tuyên bố sẽ đưa lượng nhập cư ròng hàng năm - chênh lệch giữa số người đến Anh sinh sống với số người rời nước Anh - xuống vài chục nghìn, nhưng trên thực tế con số này là hơn 333.000 người vào năm 2015.

Sự phát triển của các cộng đồng người nhập cư đã gây tâm lý bất mãn đối với một bộ phận không nhỏ người Anh để từ đó hình thành những đảng có quan điểm chống nhập cư như "Nước Anh trước hết" (Britain First) hay đảng Độc lập Anh (UKIP) chống cả nhập cư lẫn EU.

Dù UKIP không được xem là phong trào vận động chính thức rời khỏi EU, nhưng thủ lĩnh Nigel Farage trong thời gian gần đây liên tục đăng đàn diễn thuyết để lôi kéo cử tri. Tấm áp phích của UKIP vận động Anh rời khỏi EU thể hiện hình ảnh đám đông tắc nghẽn với thông điệp "trường học quá tải" chính là nhằm vào vấn đề người nhập cư đang khiến cả châu Âu đau đầu. 

nuo c anh truo c gio g
Thủ tướng Cameron vẫn kiên trì kêu gọi người dân Anh ở lại EU. (Nguồn: The Guardian)

Cuộc đua chưa chấm dứt

Giữa lúc các cuộc vận động đang diễn ra nước rút và tỷ lệ ủng hộ Brexit vượt lên trên tỷ lệ ủng hộ ở lại, việc nữ nghị sĩ Cox bị sát hại khiến người ta phải suy ngẫm rằng phải chăng tâm lý chán ghét người nhập cư đã lên đến đỉnh điểm tại Anh, hay là cử tri bị kích động bởi những hình ảnh và ngôn từ phản đối nhập cư của phe vận động Brexit.

Có lý do để tin vào vế thứ hai khi hồi đầu tuần, cựu thành viên Nội các của Thủ tướng Cameron, bà Sayeeda Warsi đã tuyên bố rút sự ủng hộ dành cho phe vận động rời khỏi EU để bỏ phiếu giữ nước Anh ở lại liên minh.

Lý giải về quyết định của mình, bà Warsi – người từng đi vào lịch sử chính trường "Xứ sở sương mù" khi trở thành người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên được bầu vào Nội các Anh năm 2010 - chỉ ra rằng "sẵn sàng nói dối để gieo rắc sự thù ghét và tâm lý bài ngoại nhằm giành chiến thắng trong một cuộc trưng cầu là bước đi quá xa". 

nuo c anh truo c gio g
Hậu Brexit, điều gì sẽ đến với nước Anh, EU và thế giới? (Nguồn: BFN)

Thực tế cho thấy tại Vương quốc Anh, những người trẻ tuổi có xu hướng ủng hộ Anh ở lại EU nhiều hơn so với những người lớn tuổi. Một cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy 69% những người được hỏi dưới 35 tuổi muốn Anh ở lại EU, trong khi 46% số người được hỏi trên 55 tuổi ủng hộ kịch bản Brexit.

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ từ trước tới nay, các cử tri trẻ tuổi thường không quan tâm nhiều tới việc đi bỏ phiếu. Đây sẽ là một thách thức đối với phe ủng hộ ở lại EU.

Cũng vì lẽ đó, trong nỗ lực cuối cùng kêu gọi cử tri Anh bỏ phiếu ở lại EU, Thủ tướng Anh David Cameron đặc biệt hướng tới những cử tri lớn tuổi. “Hãy đưa ra quyết định vì tương lai của chính mình và tương lai của thế hệ mai sau, hãy nghĩ tới niềm hy vọng và ước mơ của các thế hệ con cháu” - đó là những gì người đứng đầu chính phủ Anh muốn nhắn gửi.

Liệu đa số cử tri Anh sẽ đánh dấu chữ thập vào dòng "Vẫn là một thành viên EU" hay dòng "Rời khỏi EU"? Câu trả lời chỉ có thể có được sau 21h ngày 23/6 (giờ địa phương), khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa và công tác kiểm phiếu bắt đầu.

Tuy nhiên, bất luận kết quả ra sao thì câu chuyện Brexit có lẽ vẫn chưa thể chấm dứt thực sự. Nếu nước Anh ở lại, những chia rẽ trong chính giới Anh về vấn đề này có thể khiến hàng loạt chính trị gia vốn ủng hộ Brexit phải ra đi, trong khi tâm lý bất bình của một bộ phận không nhỏ người dân Anh đối với EU có thể còn gia tăng hơn nữa...

Còn nếu nước Anh rời khỏi "ngôi nhà chung", cho tới nay mọi kịch bản "hậu Brexit" đều chưa thể lường hết được. Và những bất đồng trong nội bộ nước Anh liên quan tới EU khó có thể dàn xếp trong “một sớm, một chiều”.

Nước Anh, EU và thế giới đang "nín thở" chờ đợi thời khắc quyết định mang tính lịch sử này. 

nuo c anh truo c gio g Kinh tế Anh bị ảnh hưởng nặng nếu rời EU

Đó là nhận định của Thủ tướng Anh David Cameron hôm 19/6.

nuo c anh truo c gio g Mười nhà kinh tế đoạt giải Nobel cảnh báo hậu quả của Brexit

Đây là một trong những nỗ lực cuối cùng nhằm thuyết phục người dân Anh bỏ phiếu ở lại Liên minh châu Âu (EU) tại ...

nuo c anh truo c gio g Châu Âu: “Cơn sốt” trưng cầu dân ý có thể làm tổn hại dân chủ

Châu Âu dường như đang trải qua một “cơn sốt” trưng cầu dân ý mà khởi đầu là việc Anh rời khỏi Liên minh châu ...

Đỗ Sinh (TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Âu

Đọc thêm

Chuyển nhượng cầu thủ: Kylian Mbappe trả lời câu hỏi tương lai với PSG

Chuyển nhượng cầu thủ: Kylian Mbappe trả lời câu hỏi tương lai với PSG

Kylian Mbappe xác nhận chính thức về tương lai sau khi PSG thua Borussia Dortmund, không thể vào chung kết Champions League 2023/24.
Hải đoàn Biên phòng 38 nhiều thành tích nổi bật trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Hải đoàn Biên phòng 38 nhiều thành tích nổi bật trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại

Cán bộ, chiến sĩ thuộc Hải đoàn Biên phòng 38 luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, làm tốt công tác bảo đảm an ninh, an toàn trên vùng ...
Việt Nam sẽ tổ chức nhiều đoàn sang Australia xúc tiến thương mại và đầu tư

Việt Nam sẽ tổ chức nhiều đoàn sang Australia xúc tiến thương mại và đầu tư

Đồng Bộ trưởng Ngoại giao và thương mại Australia Tim Watts tin tưởng rằng quan hệ giữa hai nước còn phát triển sâu rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Giảm bớt lo ngại về nguồn cung, dầu thế giới lao dốc nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 8/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 7/5, giá dầu giảm nhẹ do có dấu hiệu giảm bớt lo ngại về nguồn cung và tồn ...
Trạm cứu hộ trái tim tập 27: An Nhiên tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Lan hé lộ bí mật khiến bà Xinh sốc nặng

Trạm cứu hộ trái tim tập 27: An Nhiên tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Lan hé lộ bí mật khiến bà Xinh sốc nặng

Trạm cứu hộ trái tim tập 27, An Nhiên có nghe lời Việt để tung chiêu trói buộc Nghĩa? Bà Xinh sốc nặng khi nghe bí mật từ bà Lan...
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ bắt đầu cuộc tập trận quy mô lớn 'Sư tử châu Phi 2024'

Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận thường niên quy mô lớn ở nhiều nước châu Phi, có tên gọi 'Sư tử châu Phi 2024', kéo dài đến ngày 31/5.
Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

Tàu Hải quân Ấn Độ đến Biển Đông

3 tàu Hải quân Ấn Độ đã đến Singapore, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày trong khuôn khổ hoạt động của Hạm đội miền Đông ở Biển Đông.
Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Chỉ thị đầu tiên của ông Putin sau nhậm chức Tổng thống Nga, hứa hẹn 'chiếc bánh ngon' cho những người trung thành

Sau lễ nhậm chức, Tổng thống Nga Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu quốc gia phát triển đất nước đến năm 2030, triển vọng 2036.
Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Rafah 'bỏng rẫy' khi Israel cự tuyệt đề xuất ngừng bắn mà Hamas đã chấp thuận, tuyên bố đẩy mạnh tấn công, Mỹ nói đỡ cho đồng minh

Israel cho hay, việc tấn công vào Rafah giúp gây áp lực buộc Hamas phải chấp nhận thỏa thuận và thúc đẩy mục tiêu tiêu diệt phong trào Hồi giáo.
Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Điểm tin thế giới sáng 8/5: Đặc phái viên Trung Quốc thăm Mỹ, Ba Lan tăng cường quân sự, sập tòa nhà ở Nam Phi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/5.
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động