Nước cờ ngoại giao khôn ngoan của Nga

Chuyến thăm Hy Lạp hai ngày của Tổng thống Nga Vladimir Putin gây chú ý bởi nó diễn ra chỉ một tháng trước khi Liên minh châu Âu (EU) họp bàn về việc liệu có tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Khoét sâu mâu thuẫn EU

Tổng thống Putin đã đến Hy Lạp hôm 27/5 trong sự tiếp đón nhiệt thành và trọng thị của chính quyền Thủ tướng Alexis Tsipras. Trong bài phát biểu trước Tổng thống Putin, ông Tsipras đã khẳng định Moscow là một trong những đối tác quan trọng nhất của Hy Lạp, đồng thời bác bỏ những lời chỉ trích rằng tại sao ông này lại đến St. Petersburg thay vì Brussels để tìm cách ký kết một thỏa thuận cấp thiết với các chủ nợ châu Âu. “Như tất cả các bạn đã biết, chúng ta đang ở thời điểm giữa cơn bão, nhưng chúng ta sống gần biển nên chúng ta không sợ những cơn bão. Chúng ta sẵn sàng đi đến vùng biển mới để có thể cập được các cảng an toàn mới”, Thủ tướng Tsipras phát biểu như vậy trong cái gật đầu đồng tình đầy ý nhị của Tổng thống Nga Putin.

Cùng thời điểm này, tại Nhật Bản đang diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7 - nơi 7 cường quốc hàng đầu thế giới tuyên bố giữ nguyên lập trường cứng rắn với Nga. Theo đó, G7 khẳng định sẽ duy trì các biện pháp trừng phạt Nga cho đến khi các thỏa thuận Minsk được thực hiện nghiêm túc. Đích thân Thủ tướng Đức Angela Merkel - người đóng vai trò dẫn dắt EU trong cuộc đối đầu với Nga, đã thẳng thừng tuyên bố hiện nay chưa phải là thời điểm để nói đến việc từ bỏ chính sách trừng phạt Moscow.

nuoc co ngoai giao khon ngoan cua nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras gặp nhau hôm 26/5 tại Athens. (Nguồn: Sputnik)

Trong khi đó, Hy Lạp - một nước thành viên của EU, lại “trải thảm đỏ” đón chào nhà lãnh đạo của Nga và hai nước còn ký một loạt thỏa thuận hợp tác về kinh tế. Hai tình huống đối lập này thể hiện rõ sự mâu thuẫn trong nội bộ EU liên quan đến chính sách trừng phạt Nga.

Không phải vô cớ mà Tổng thống Putin chọn đến thăm Hy Lạp vào đúng thời điểm EU sắp có cuộc bàn thảo quan trọng về vấn đề có tiếp tục gia hạn các biện pháp trừng phạt Nga. Giới phân tích tin rằng, ông chủ quyền lực của Điện Kremlin muốn dùng “lá bài” Hy Lạp để khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ EU, từ đó hóa giải dần chính sách trừng phạt nhằm vào Nga.

Thành công trên nhiều mặt

Hy Lạp ngay từ đầu đã là một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất trong EU phản đối việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Khác với các nước thành viên khác, Hy Lạp vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết với Moscow thậm chí cả vào thời điểm Nga và EU rơi vào cuộc đối đầu căng thẳng nhất hồi năm 2014.

Về phần mình, Tổng thống Putin hiểu rất rõ rằng, Hy Lạp không phải là “lá bài” mạnh đến mức có thể khiến EU phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Tuy nhiên, Hy Lạp cùng với một số nước khác như Italy, Hungary.... là minh chứng cho thấy Moscow có bạn bè, đồng minh trong chính nội bộ EU. Việc các nước này phản đối chính sách trừng phạt Nga đã là một thành công ngoại giao đối với ông Putin. Hơn thế nữa, sự phản đối như vậy đang ngày càng trở nên mạnh mẽ và sẽ khiến cho EU trở nên khó theo đuổi việc thực thi các biện pháp trừng phạt Nga.

Ngoài yếu tố ngoại giao, Nga còn tìm đến Hy Lạp vì lý do kinh tế. Tăng cường mối quan hệ kinh tế là một trong những mục đích chính trong chuyến đi trở lại Hy Lạp của ông Putin sau 9 năm này. Giữa lúc đang bị các nước phương Tây o ép trên mặt trận kinh tế, Nga cần mở rộng quan hệ với càng nhiều đối tác càng tốt. Tổng thống Putin đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế quan trọng với Hy Lạp, trong đó tập trung vào hai lĩnh vực năng lượng và du lịch. Cả Nga và Hy Lạp đều quan tâm đến dự án đường ống dẫn khí đốt của Nga sang châu Âu thông qua ngả Hy Lạp. Bên cạnh đó, Tổng thống Putin còn chú trọng đến quá trình tư nhân hóa ngành đường sắt của Hy Lạp cũng như mong muốn đầu tư vào cảng Thessaloniki, một cửa ngõ quan trọng dẫn đến khu vực Balkan.

Hy Lạp tìm lối thoát

Nguyên tắc lợi ích luôn đúng trong  mối quan hệ giữa các nước. Quan hệ giữa Nga và Hy Lạp cũng không nằm ngoài khuôn khổ này. Hy Lạp sẽ không ở bên cạnh Nga và sẵn sàng mâu thuẫn với EU vì Nga, nếu Athens không có được lợi ích gì.

Hy Lạp công khai thể hiện tình thân với Nga bởi nước này đang tìm kiếm một lối thoát cho cuộc khủng hoảng mà Athens bị mắc kẹt trong nhiều năm qua. Thủ tướng Hy Lạp Tsipras không ngần ngại cho thấy mình muốn tìm kiếm các đối tác mới để giúp Hy Lạp thoát khỏi tình hình khó khăn, bế tắc về kinh tế, tài chính và xã hội hiện nay. Hy Lạp cần thêm những đối tác bên ngoài EU, đặc biệt là các hợp đồng thương mại, đầu tư, vốn và thị trường. Nga đáp ứng được những điều này, chính vì thế, dù ngồi chung thuyền với EU nhưng Hy Lạp lại không cùng “hội chống Nga”.

Bắt tay với Nga, Hy Lạp cũng muốn dùng “lá bài” Nga để nâng vị thế của mình trong EU. Athens muốn cho EU thấy nước này có những bạn bè ngoài khu vực Tây Âu - những nước mà họ có thể trông chờ nếu bị loại ra khỏi khu vực đồng Euro.

Hải Yến

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Ngày 23/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường bất động sản

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất ...
Việt Nam - Đất nước hình chữ S giàu di sản văn hóa

Việt Nam - Đất nước hình chữ S giàu di sản văn hóa

Là đất nước giàu di sản văn hóa và có nhiều di sản được quốc tế công nhận, Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy giá ...
Học giả Mỹ Latinh: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra giai đoạn mới cho quan hệ Việt Nam với Cộng hòa Dominica và khu vực Caribbean

Học giả Mỹ Latinh: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra giai đoạn mới cho quan hệ Việt Nam với Cộng hòa Dominica và khu vực Caribbean

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Cộng hòa Dominica mở ra giai đoạn mới cho quan hệ giữa Việt Nam và khu vực Caribbean.
COP29: Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

COP29: Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên ...
Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

NTK Châu Loan giới thiệu bộ sưu tập 'Nét xưa' với những thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump gặp Tổng thư ký NATO bàn chuyện gì?

Ngày 23/11, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tại bang Florida.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Moscow chuyển tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng, Mỹ 'choáng' vì mức độ phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Triều

Moscow chuyển tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng, Mỹ 'choáng' vì mức độ phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Triều

Nga chuyển giao tên lửa phòng không và hệ thống phòng không cho Triều Tiên; quan chức Mỹ nêu quan điểm về sự hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng.
Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến tranh.
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng Lao động.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động