Nước Mỹ và hệ lụy của "cuộc chiến" chính trị

Khép lại một năm đầu cầm quyền với nhiều thành tích kinh tế ấn tượng nhưng cũng đầy tranh cãi trong các chính sách ngoại giao, việc Chính phủ Mỹ phải tạm thời đóng cửa ngay trong tháng đầu năm 2018 do hết ngân sách hoạt động có thể coi là một "nốt trầm" đối với vị tổng thống thứ 45 của "xứ cờ hoa".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
nuoc my va he luy cua cuoc chien chinh tri Chính phủ Mỹ ngừng hoạt động do hết ngân sách
nuoc my va he luy cua cuoc chien chinh tri Nhà Trắng chuẩn bị cho tình huống đóng cửa chính phủ

Sự việc này tiếp tục khắc sâu những mâu thuẫn và thế đối đầu mang tính "thâm căn cố đế" trên chính trường nước Mỹ.

Nỗ lực bất thành của ông chủ Nhà Trắng

Chính phủ Mỹ chính thức đóng cửa từ ngày 20/1 khi các nhà lập pháp của đảng Dân chủ và Cộng hòa đều không chịu thỏa hiệp trong cuộc đối đầu chính trị. Mặc dù được Hạ viện thông qua, nhưng dự luật chi tiêu tạm thời không vượt qua được “ải” tại Thượng viện với tỷ lệ phiếu sít sao, 50 phiếu ủng hộ và 48 phiếu phản đối, trong khi cần tối thiểu 60 phiếu ủng hộ. Các nghị sĩ đã làm ngơ trước những nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm cứu vãn dự luật này.

nuoc my va he luy cua cuoc chien chinh tri
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh dấu 1 năm đầu cầm quyền của mình bằng việc đóng cửa Chính phủ. (Nguồn: Bloomberg)

Không cần bàn cãi về những hệ lụy của việc chính phủ liên bang bị đóng cửa đối với nền kinh tế số 1 thế giới. Hàng trăm nghìn nhân viên liên bang sẽ phải nghỉ việc tạm thời và hơn 1,3 triệu quân nhân sẽ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ nhưng không được trả lương. Các nhân viên thực thi các nhiệm vụ thiết yếu như đảm bảo an ninh quốc gia và an ninh công cộng sẽ tiếp tục làm việc. Theo ước tính, nền kinh tế Mỹ sẽ bị thiệt hại khoảng 6,5 tỷ USD nếu chính phủ bị đóng cửa chỉ trong một tuần. Goldman Sachs tính toán tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý I/2018 sẽ giảm 0,2%.

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Chính phủ Mỹ phải đóng cửa do "cuộc chiến" ngân sách tại Quốc hội Mỹ. Lịch sử nước này từng ghi nhận chính phủ đã phải ngừng hoạt động nhiều lần. Gần đây nhất, vào năm 2013, cơ quan hành pháp bị "tê liệt" trong 16 ngày do Nhà Trắng và Quốc hội không tìm được tiếng nói chung và không đạt được thỏa hiệp về ngân sách cho những cải cách chăm sóc y tế của Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Barack Obama. Trước đó, trong hai năm 1995-1996, Chính phủ Mỹ cũng từng phải ngừng hoạt động 21 ngày.

Ngọn nguồn là... DACA

Nguyên nhân khiến các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa không thể tìm được tiếng nói chung trong "cuộc chiến" ngân sách lần này là những bất đồng về chính sách nhập cư, cụ thể liên quan "Chương trình trì hoãn hành động đối với người nhập cư Mỹ khi còn nhỏ” (DACA) gắn với số phận của hàng triệu người nhập cư.

nuoc my va he luy cua cuoc chien chinh tri
Những người biểu tình trước cửa Nhà Trắng đòi bảo vệ chương trình DACA. (Nguồn: Reuters)

Kể từ khi ra đời vào năm 2012, DACA đã bảo vệ quyền lợi cho hơn 800.000 người nhập cư trẻ tuổi được ở lại Mỹ làm việc một cách hợp pháp. Tuy nhiên, chương trình này đứng trước nguy cơ bị hủy bỏ sau khi Tổng thống Trump lên cầm quyền với chính sách mạnh tay với người nhập cư trái phép và tăng cường an ninh biên giới nhằm mang lại thêm việc làm cho người dân bản địa. Rất nhiều bang, tổ chức và cá nhân đã nộp đơn kiện nhằm bảo vệ những người thuộc diện bảo hộ của DACA sau quyết định của Tổng thống Trump.

Tại Đồi Capitol, các nghị sĩ Dân chủ kiên quyết bảo vệ thế hệ "Dreamers" và gắn với thỏa thuận ngân sách, trong khi đó, đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện quốc hội muốn tách biệt hai vấn đề này. Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về việc chính phủ phải ngừng hoạt động. Các nghị sĩ Cộng hòa cáo buộc đối thủ Dân chủ tìm kiếm một đòn bẩy cho vấn đề cải cách di cư, trong khi Dân chủ tuyên bố Cộng hòa phải chịu trách nhiệm khi đảng này được toàn quyền kiểm soát của cả chính quyền lẫn quốc hội.

“Nốt trầm" trong chính sách đối nội

Một cuộc thăm dò mới của Washington Post/ABC cho thấy 48% người dân Mỹ tin rằng Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa của ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho tình huống "khóc dở mếu dở" nói trên, trong khi số ý kiến chỉ trích nhằm vào những chính khách Dân chủ là 28%.

nuoc my va he luy cua cuoc chien chinh tri
Chính trường Mỹ luôn xảy ra những bất đồng khi bàn thảo về chính sách, trong đó có vấn đề ngân sách. (Nguồn: ABC News)

Kết quả này không khiến thế giới ngạc nhiên vì chính trường Mỹ luôn là nơi phơi bày sự đối đầu giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa. Tuy nhiên, với cá nhân Tổng thống Trump, "cuộc chiến" ngân sách với chính phủ tạm đóng cửa trở thành "nốt trầm" về đối nội trong năm đầu cầm quyền của ông, đặc biệt khi vai trò của ông được đề cao qua các kết quả tăng trưởng kinh tế ấn tượng của nền kinh tế số 1 thế giới. Gần 2,1 triệu việc làm mới đã được tạo ra trong giai đoạn này, tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 4,1% - thấp nhất trong vòng 17 năm trở lại đây. Tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi hiện là 6,8%, “mức đáy” trong suốt 45 năm qua. Điều đáng kinh ngạc hơn là thực tế trong suốt lịch sử Mỹ, chưa bao giờ tỷ lệ thất nghiệp của cộng đồng người da màu xuống dưới con số 7%.

Bên cạnh đó, sức mua và lòng tin của doanh nghiệp cũng đã được cải thiện đáng kể, số người nhập cư trái phép giảm và triển vọng tăng trưởng GDP ở mức 3% cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trên đà phát triển đáng khích lệ.

Đây rõ ràng là hệ lụy của sự đối đầu giữa hai lực lượng chính trị lớn nhất tại Mỹ. Cuộc chiến càng trở nên khốc liệt hơn kể từ khi vị tỷ phú bước chân vào Nhà Trắng và các nghị sĩ Cộng hòa giành quyền kiểm soát Quốc hội. Từ đây mở ra những bất đồng tại nghị trường, xoay quanh các vấn đề liên quan đến chính sách, trong đó có vấn đề ngân sách.

Thực trạng chính trường Mỹ từ trước tới nay cho thấy khó dự luật hay giải pháp nào được thông qua suôn sẻ nếu không có sự thỏa hiệp giữa đôi bên. Tuy nhiên, bất luận vì lý do gì, những gì đang diễn ra trên chính trường Mỹ không chỉ khiến ngày đánh dấu 1 năm cầm quyền của Tổng thống Trump trở nên ảm đạm mà còn xói mòn hình ảnh nước Mỹ đối với thế giới.

nuoc my va he luy cua cuoc chien chinh tri Chính phủ Mỹ tránh nguy cơ "đóng cửa" nhờ luật chi tiêu tạm thời

Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời vào ngày 7/12, 1 ngày trước thời hạn chót để tránh việc chính ...

nuoc my va he luy cua cuoc chien chinh tri Chính phủ Mỹ bên bờ vực "đóng cửa"

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố chính phủ nước này có nguy cơ phải "đóng cửa" vào cuối tuần này, cụ thể là ngày ...

nuoc my va he luy cua cuoc chien chinh tri Mỹ khởi động phiên tòa chống độc quyền quy mô lớn nhất nhiều thập kỷ

Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã nộp đơn kiện nhằm ngăn chặn thương vụ sáp nhập giữa Tập đoàn viễn thông đa quốc gia AT&T ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024: Giá vàng trong nước và thế giới ngược chiều, giao dịch ‘mỏng’, BRICS ấp ủ kế hoạch 'được bảo chứng bằng vàng'

Giá vàng hôm nay 24/12/2024, Giá vàng trong nước tăng trong khi thế giới giảm nhẹ. BRICS ấp ủ loại tiền kỹ thuật số được bảo chứng bằng vàng.
Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Điện thăm hỏi về thiệt hại do bão Chido gây ra tại Mozambique

Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi khi được tin về cơn bão Chido đổ bộ vào miền Bắc Mozambique gây thiệt hại về người và tài sản.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao những đóng góp tích cực và nỗ lực của Đại sứ Andrew Goledzinowski cho việc thúc đẩy quan hệ hai nước thời ...
Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Mỹ 'ra đòn' mới với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, vì lo điều này

Ngày 23/12, Mỹ tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra về các chính sách của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp bán dẫn.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động