Hàng trăm nghìn người đã xuống đường tuần hành để phản đối dự luật về cải cách hưu trí tại Paris, Pháp ngày 11/3. (Nguồn: EFE) |
Theo kế hoạch, dự luật sẽ được gửi lại Hạ viện Pháp, nơi chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron có thể vận dụng một điều khoản đặc biệt trong Hiến pháp để thông qua mà không cần phải tiến hành biểu quyết.
Hồi tháng 1/2023, Thủ tướng Elisabeth Borne đã công bố chi tiết kế hoạch cải cách hưu trí. Theo đó, tuổi nghỉ hưu sẽ được nâng từ 62 tuổi lên 64 tuổi vào năm 2030, cũng như áp dụng cơ chế lương hưu tối thiểu. Từ năm 2027, người lao động sẽ phải có ít nhất 43 năm lao động để đủ điều kiện hưởng lương hưu đầy đủ.
Những điều khoản này đã gây nên tranh cãi gay gắt trong nội bộ nước Pháp. Đặc biệt, cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện diễn ra chỉ vài giờ sau khi hàng trăm nghìn người một lần nữa xuống đường phản đối dự luật. Bộ Nội vụ Pháp cho biết, đã có khoảng 368.000 người tuần hành trên khắp đất nước ngày 11/3 nhằm phản đối kế hoạch cải cách hưu trí này. Trước đó, CGT, tổ chức nghiệp đoàn lớn nhất nước Pháp, dự báo có tới 1 triệu người tham gia các hoạt động như vậy toàn quốc.
Theo công ty đường sắt quốc gia SNCF, dịch vụ đường sắt đã bị gián đoạn “nặng nề” do các đợt tuần hành. Tuy nhiên, hệ thống tàu điện ngầm và các dịch vụ vận tải công cộng khác ở vùng Ille-de-France, trong đó có thủ đô Paris, vẫn hoạt động như lịch trình. Trước đó, nhiều tổ chức công đoàn tại Pháp cảnh báo sẽ đưa đất nước vào vào tình trạng “đóng băng” trước những thay đổi về chế độ hưu trí.
Trước đó, Tổng thống Emmanuel Macron đã đặt kế hoạch cải cách hưu trí này vào trọng tâm trong chiến dịch tái tranh cử năm 2022. Chính phủ cho rằng thay đổi này là cần thiết để ngăn hệ thống lương hưu thâm hụt vào những năm tới.
| Anh cam kết kiểm soát chặt chẽ biên giới, chuẩn bị đưa ra dự luật chống nhập cư trái phép Ngày 6/3, Bộ trưởng Nội vụ Anh Suella Braverman cho biết sẽ thông báo dự luật chống nhập cư bất hợp pháp mới tại Hạ ... |
| Pháp đưa năng lượng hạt nhân trở lại châu Âu: 'Ngả mũ' với biệt tài của Paris Mặc dù vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ không ít quốc gia thành viên EU, đặc biệt là "đầu tàu" Đức, nhưng bằng ... |
| Quốc gia châu Âu phản đối xuất vũ khí sang Ukraine, Mỹ-Pháp bàn việc áp 'cái giá phải trả' lên Nga Ngày 7/3, phát biểu bên lề các phiên họp tại Liên hợp quốc, Tổng thống Thụy Sỹ Alain Berset tuyên bố, nước này duy trì ... |
| Dòng chảy thương mại Nga-EU vẫn đạt mức cao nhất, bất chấp 'bão' trừng phạt Kim ngạch thương mại giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU) đã tăng 2,3% vào năm 2022, đạt mức cao nhất kể từ năm ... |
| Anh, Pháp hợp tác chế tạo tên lửa hành trình mới London và Paris công khai ý định chế tạo một loại tên lửa hành trình chống hạm mới sẽ được phát triển chung vào năm ... |