Pháp – “Ngư ông đắc lợi” ở Trung Đông

Tập đoàn Dassault Aviation của Pháp đã bất ngờ chấm dứt quãng thời gian dài mười năm không bán được chiến đấu cơ đa năng Rafale nào cho quân đội nước ngoài bằng một loạt hợp đồng bán tổng cộng 84 chiếc Rafale trị giá 15 tỷ Euro chỉ trong vài tuần lễ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chiến đấu cơ Rafale chuẩn bị hạ cánh ở căn cứ Saint-Dizier, Pháp tháng 2/2015.

Lần lượt Ai Cập đặt mua 24 chiếc hồi tháng Hai, Ấn Độ 36 chiếc hồi tháng Tư và Qatar ký hợp đồng mua 24 chiếc đầu tuần này nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Hollande. Các cuộc thương thảo bán hàng chục chiếc Rafale với Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) của Pháp cũng đang được “lái đi đúng hướng”, theo lời Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius.

Có nhiều lý do khiến các nước nói trên đặt mua chiến đấu cơ Rafale sau thời gian dài do dự. Bruno Tertrais, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Pháp cho rằng, từ năm 2007, Rafale đã tham gia tác chiến trên nhiều chiến trường nguy hiểm từ Afghanistan, Libya cho đến Iraq và mang lại thành công không nghi ngờ. Bên cạnh đó, hiệu ứng “domino” - quyết định mua Rafale của Ai Cập như một chất xúc tác kéo theo quyết định của các khách hàng Trung Đông giàu có khác.

Đặc biệt, các hợp đồng buôn bán vũ khí này là hệ quả của những nghi ngờ bấy lâu nay của các quốc gia vùng Vịnh với cam kết an ninh của Mỹ với khu vực. Mùa hè năm 2013, Tổng thống Barack Obama từng làm cho các đồng minh vùng Vịnh thất vọng khi từ bỏ ý định oanh kích Syria vào giờ chót, trong lúc không quân Pháp đã sẵn sàng tấn công. Đối với các nước vùng Vịnh, sự kiện Washington bỏ rơi Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak trong cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả rập là một “cú đấm” choáng váng.

Nhưng quan trọng hơn cả là việc chính quyền của Tổng thống Obama đang tỏ ra linh hoạt và mềm mỏng để tìm kiếm một thỏa hiệp với Iran trước thời hạn chót 30/6 đang đến gần, trong khi Pháp từ trước đến nay vẫn kiên trì lập trường cứng rắn với chính quyền Tehran. Trong bối cảnh Saudi Arabia thống lĩnh liên minh Ả rập can thiệp quân sự nhằm ngăn chặn phe Houthi thân Iran kiểm soát Yemen, ông Hollande đã làm nhiều nhà quan sát trong nước và nước ngoài ngạc nhiên vì việc ủng hộ chiến dịch này thay vì giữ một lập trường trung lập như các chính quyền cánh tả trước đây trong các cuộc xung đột không đe dọa các lợi ích của Pháp.

Thông qua các quyết sách của mình, Tổng thống Hollande đang mang lại tin mừng cho nền kinh tế Pháp, bởi có thể tạo ra đến 30.000 việc làm trong bối cảnh nước Pháp đang lao đao với tỷ lệ thất nghiệp khoảng 10%, đồng thời giúp cho Pháp có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ quốc tế khác trong bối cảnh ngân sách quốc phòng ngày càng thu hẹp. Việc Tổng thống Hollande là chính khách phương Tây đầu tiên được mời dự Hội nghị Thượng đỉnh Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (gồm sáu nước Ả rập) tại Qatar được cho là dấu hiệu cảnh báo với Tổng thống Obama rằng Mỹ có thể sẽ không còn là nhân tố quyết định trong một số diễn biến tại Trung Đông trong tương lai.

Tuy vậy, theo giới quan sát, ông Hollande sẽ không tránh khỏi phản ứng tiêu cực từ các nhóm nhân quyền, bao gồm cả Tổ chức Ân xá quốc tế, khi bán vũ khí cho các quốc gia đang bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi đã đắc cử một năm sau khi lật đổ nhà lãnh đạo dân cử đầu tiên của đất nước, ông Mohamed Morsi. Một cuộc đàn áp sau đó đối với những người ủng hộ ông Morsi đã khiến ít nhất 1.400 người chết và hàng ngàn người khác phải vào tù. Qatar cũng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích trong việc đối xử với lao động nhập cư - một vấn đề khá nhạy cảm với nước Pháp.

Nguyễn Trung

Đọc thêm

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Trung Quốc phát hiện hầm mộ được bảo tồn tốt từ thời nhà Minh

Một hầm mộ cổ bằng gạch có niên đại từ thời nhà Minh (1368-1644) được tìm thấy tại một ngôi làng ở tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Vì sao cần khuyến khích giáo viên nam trong giáo dục mầm non?

Lối nghĩ nam giới không phù hợp để trở thành giáo viên mầm non cần được xóa bỏ, nhằm xây dựng một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ ...
Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Lịch cúp điện Tiền Giang hôm nay ngày 5/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tiền Giang theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 5/5/2024.
Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Ngày 3/5, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã đưa ra các biện pháp tự do hóa tiền tệ mạnh mẽ nhằm nới lỏng những hạn chế đối với các doanh ...
Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Lịch nghỉ hè của học sinh cả nước

Dưới đây là cập nhật lịch nghỉ hè năm 2024 của học sinh cả nước.
Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ đang cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, điều này không có gì sai miễn là công bằng

Mỹ đang tích cực hợp tác với Trung Quốc để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về những khác biệt giữa hai nước.
Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Xung đột ở Dải Gaza: Mọi con mắt đổ dồn về Ai Cập, Mỹ chỉ ra yếu tố cản trở lệnh ngừng bắn, nhắc nhở Israel

Một phái đoàn của Hamas sẽ đến thủ đô Cairo của Ai Cập vào ngày 4/5 để tham gia đàm phán về một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản-Philippines nỗ lực đạt thỏa thuận quốc phòng vì... Trung Quốc

Nhật Bản và Philippines nhất trí nỗ lực đạt thỏa thuận tiếp cận đối ứng nhằm tăng cường hợp tác an ninh.
Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Ngày càng lo về quan hệ Nga-Triều Tiên, Mỹ cùng đồng minh sắp dùng đến thứ vũ khí này

Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt những đối tượng hợp tác hòng thúc đẩy việc chuyển giao vũ khí và dầu tinh chế giữa Nga-Triều Tiên.
Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Thụy Sỹ-Ukraine rần rần hướng tới hội nghị hòa bình, Nga tuyên bố sẵn sàng chấp nhận đề xuất 'nghiêm túc', cảnh báo cứng rắn về Crimea

Nga tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị hòa bình về Ukraine được tổ chức tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới và kêu gọi các nước làm điều tương tự.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động