TIN LIÊN QUAN | |
EU công bố kế hoạch giúp triển khai nhanh quân đội trong khu vực | |
Vấn đề Brexit: EU không muốn dựng bức tường ngăn cách với Anh |
Paris đã trình bày sáng kiến trên với nhiều quốc gia, bao gồm Đức, Hà Lan, Anh và Đan Mạch, và thành lập một nhóm làm việc chung để phác thảo kế hoạch thực hiện từ tháng Ba vừa qua.
Ý tưởng này nhằm mục đích tập hợp các nước châu Âu có năng lực quân sự, thực hiện các phân tích chung về nguy cơ khủng hoảng mới để tổ chức phản ứng nhanh. Điều này giúp tránh những tình huống một quốc gia bị buộc phải can thiệp một mình, như Pháp đã làm ở Trung Phi và Mali.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Pháp từ chối cho biết danh sách các nước sẽ có mặt tại lễ ra mắt lực lượng mới vào tháng Sáu tại Paris, nhưng nói rằng điều đó không có nghĩa các nước không thể tham gia vào giai đoạn sau đó.
Chính phủ Pháp sẽ công bố một lực lượng quân sự chung có khả năng triển khai của các nước châu Âu. (Nguồn: Reuters) |
Dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florent Parly sẽ thảo luận về sáng kiến này với người đồng cấp Đức Ursula von der Leyen vào hôm nay (5/4) tại Paris.
Đức tuy đồng ý về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quân sự tại châu Âu, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng lực lượng mới nên được gộp vào Hiệp ước quốc phòng mới (PESCO) được ký kết giữa các nước EU.
Các thành viên của PESCO vẫn chưa quyết định cho phép các nước không phải là thành viên EU tham gia Hiệp ước, dẫn đến tương lai không chắc chắn về vai trò của Anh sau khi nước này rời EU vào năm 2019.
Là lực lượng quân sự lớn nhất châu Âu cùng với Pháp, Anh hiện đang tìm kiếm một hiệp ước an ninh với EU vào năm 2019, do lo ngại có thể bỏ lỡ các dự án vũ khí quan trọng. Trong một bài phát biểu về kế hoạch cải tổ EU tháng 9/2017, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nêu ý tưởng cần có một lực lượng can thiệp quân sự nhanh của châu Âu vào cuối thập kỷ này.
Trong khi đó một số lực lượng chiến thuật của EU tồn tại về mặt nguyên tắc nhưng cho đến nay chưa bao giờ được triển khai.
Một nguồn tin quân đội Pháp khẳng định sáng kiến về một lực lượng đa phương rất có ý nghĩa trong bối cảnh quân đội lớn thứ hai của EU sẽ phải rời khỏi liên minh.
Châu Âu coi Nga là "lá chắn" nhằm giải quyết những vấn đề nội bộ Ngày 23/3, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Konstantin Kosachev tuyên châu Âu đang giải quyết những vấn ... |
Hội nghị An ninh Munich lần thứ 54 thảo luận những thách thức với trật tự thế giới Vai trò trong tương lai của Liên minh châu Âu (EU) và mối quan hệ giữa khối này với Nga và Mỹ là những chủ ... |
EU đưa ra lập trường về giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit Ngày 29/1, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua phương hướng đàm phán của mình về giai đoạn chuyển tiếp sau khi nước Anh ... |