Philippines: Chính sách ngoại giao của tân Tổng thống có khác biệt?

Ông Rodrigo Duterte được cho là sẽ có đường lối chính sách ngoại giao tự nhiên chủ nghĩa khi nhậm chức Tổng thống kế nhiệm của Philippines.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet Mỹ, Trung bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Chính phủ Philippines mới
philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet Philippines: Khi những nhân vật cứng rắn quay trở lại
philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet
Các nhà ngoại giao hy vọng có một Duterte khác khi ông trở thành Tổng thống Philippines? (Nguồn: Philstar)

Ông Rodrigo Duterte đã giành được chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines vừa qua nhờ sử dụng cách thức gây kích động chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc. Ông đã tuyên bố đi mô tô nước tới các đảo xa tại Biển Đông nhằm bảo vệ chủ quyền Philippines trước tranh chấp của Trung Quốc, thách thức Mỹ cắt đứt quan hệ và đùa cợt về chuyện đốt cờ Singapore... Song các trợ lý của ông Rodrigo Duterte khẳng định rằng ông sẽ có thái độ ôn hòa, một khi tiến vào Dinh Tổng thống vào ngày 30/6 tới.

Những phát ngôn gây sốc

Từng gọi Đức Giáo hoàng là “con hoang” và giận dữ bảo các Đại sứ Mỹ và Australia “im miệng” sau khi họ chỉ trích câu đùa của ông về tội hãm hiếp. Vị chính khách 71 tuổi này cũng không thèm đưa ra lời xin lỗi khi được AFP đề nghị đưa ra một thông điệp tới thành viên cộng đồng ngoại giao quốc tế có liên quan.

“Không việc gì phải làm các nước khác thấy dễ chịu. Tôi phải làm cho người Philippines thấy dễ chịu trước khi tôi làm những người ngoài thấy dễ chịu”, ông Rodrigo Duterte tuyên bố thẳng thừng.

Là thị trưởng lâu năm ở thành phố Davao phía Nam Philippines, ông Duterte khiến những người ủng hộ ông thấy hào hứng, song lại khiến những người chỉ trích ông thấy bị xúc phạm bởi hàng loạt những phát ngôn gây sốc trong chiến dịch vận động tranh cử.

Mặc dù những lời xúc phạm của ông khiến nhiều nơi phải kinh ngạc, nhưng sự tấn công của ông vào cuộc tranh chấp lãnh hải đầy nhạy cảm với Trung Quốc – có liên quan tới nhiều nước nhưng Philippines là một nước chủ chốt – có thể đã đạt được tác động sâu rộng nhất.

Sử dụng tình cảm dân tộc chủ nghĩa, ông Duterte đã thề sẽ cưỡi mô tô nước tới cắm cờ Philippines trên các hòn đảo nằm xa ngoài khơi Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị cáo buộc đang sử dụng chiến thuật hăm dọa đối với các nước nhỏ hơn bằng những tuyên bố thù địch. Bên cạnh đó, ông cũng tỏ dấu hiệu sẽ có sự đảo ngược đáng kể chính sách, khi nói ông sẽ chuẩn bị tiến hành đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh về vấn đề này. Điều này có khả năng sẽ làm tan vỡ mặt trận thống nhất gồm các nước đang đòi chủ quyền được Mỹ hậu thuẫn.

Faisak Syam Hazis, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Quốc gia Malaysia, nhận xét: “Với việc Philippines phá vỡ đội hình trong vấn đề này, nó có thể ảnh hưởng tới những nỗ lực ngăn chặn sự quyết đoán của Trung Quốc. Cần phải thống nhất trong vấn đề này”.

Thái độ ôn hòa đến sau

Theo Peter Lavina, phát ngôn viên của ông Duterte, các nhà ngoại giao có thể hy vọng có một Duterte khác khi ông trở thành tổng thống.

Ngày 9/5, khi giải thích với các phóng viên rằng câu nói đốt cờ Singapore chỉ là câu đùa, ông Lavina nói: “Bạn phải hiểu phong cách bầu cử Philippines. Tình hình là phần lớn các chính khách của chúng tôi cần phải giao lưu với các khán giả nên nhiều người còn nhảy múa ca hát. Có người nói đùa, làm trò. Có người lại ăn mặc kỳ quặc. Bởi vậy tất cả những câu đùa cợt có thể xảy ra trong khi vận động tranh cử. Chúng tôi cho rằng các quan chức của chúng tôi về sau sẽ không có những cách thức như vậy”.

Ông Lavina thừa nhận có “vấn đề” với các Đại sứ quán Mỹ, Australia, và đặc biệt là Singapore. Ông nói: “Chúng tôi cần cử các phái viên riêng để mở các tuyến thông tin liên lạc và bày tỏ sự cởi mở để hợp tác”.

Tuy nhiên, phát biểu trong đợt bầu cử, ông Duterte dường như vẫn giữ lối tranh cử đó khi ông được hỏi liệu có tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ và Australia hay không. Ông Duterte trả lời: “Tôi sẽ không cải thiện. Tùy vào họ nếu họ muốn cải thiện theo cách của họ”.

Tại Trung Quốc, ít ra thì tuyên bố chính sách ngoại giao của ông Duterte lại được hoan nghênh – cho dù có kèm việc đi mô tô nước ra đảo. Quan hệ hai nước đã trở nên đóng băng dưới chính quyền hiện nay của Tổng thống Benigno Aquino do những tranh chấp lãnh hải và việc Washington cho tàu chiến tới gần các đảo tranh chấp.

Chuyên gia Ashley Townshend thuộc Đại học Sydney nhận định: “Mỹ sẽ quan ngại nếu chính quyền mới có một nhà lãnh đạo sẵn sàng hơn trong việc đàm phán một số giới hạn đỏ đang hình thành xung quanh những tranh chấp Biển Đông”.

Tờ “Thời báo Hoàn cầu” ngày 11/5 đã có một nhận định đầy hy vọng. Tờ báo viết: “Ông Duterte phản đối ý tưởng tiến hành chiến tranh với Trung Quốc, muốn đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh về Biển Đông và không tin tưởng vào cách giải quyết xung đột thông qua trọng tài quốc tế. Nếu có điều gì mà Duterte có thể thay đổi thì đó sẽ là ngoại giao”.

philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet Philippines: Đối thủ của Rodrigo Duterte thừa nhận thất bại

Ngày 10/5, ứng cử viên Mar Roxas, đối thủ chính của Thị trưởng Rodrigo Duterte trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines, đã thừa nhận ...

philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet Bầu cử Tổng thống Philippines: Thị trưởng Duterte giành chiến thắng

Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ, Thị trưởng thành phố Davao Rodrigo Duterte đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Philippines.

philippines chinh sach ngoai giao cua tan tong thong co khac biet Philippines bắt đầu tổng tuyển cử

Từ 6 giờ sáng nay (9/5) - giờ địa phương, cử tri Philippines đã bắt đầu đi bỏ phiếu để bầu ra các lãnh đạo ...

Nhã Anh (theo AFP)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Á

Đọc thêm

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Premier League: Erling Haaland phá kỷ lục của bộ ba huyền thoại Man Utd

Với 21 lần lập hat-trick, Erling Haaland đã vượt qua bộ ba huyền thoại của Man Utd là Ruud van Nistelrooy, Robin van Persie và Dimitar Berbatov.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt, giá từ 10,78 tỷ đồng

Siêu xe Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt để thay thế cho chiếc 812 Superfast, với mức giá bán 10,78 tỷ đồng và vẫn sử dụng động cơ V12 hút khí ...
Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?

Giá cà phê hôm nay 5/5/2024: Giá cà phê rơi tự do, hàng mới đổ về, thị trường 'bớt nóng' từ đây?
BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

BMW thay đổi cách đặt tên để phân biệt giữa xe xăng và xe điện

Hãng xe sang của Đức BMW sẽ từng bước ngừng sử dụng chữ 'i' trong tên gọi của những mẫu xe xăng.
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 5/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định, soi kèo Liverpool vs Tottenham, 22h30 ngày 5/5 - Vòng 36 Ngoại hạng Anh

Nhận định trận đấu, soi kèo Liverpool vs Tottenham tại vòng 36 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 22h30 ngày 5/5.
Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Vấn đề xung đột ở Dải Gaza đứng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh OIC tại thủ đô Gambia

Phiên họp thứ 15 của Hội nghị cấp cao Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) đã khai mạc tại Gambia hôm 4/5.
Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Dù đã có thoả thuận F-16, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị thu hút bởi tiêm kích Eurofighter, thiếu đồng minh để thay đổi lập trường của một nước châu Âu

Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa từ bỏ việc mua máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon của châu Âu, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Güler trả lời CNN.
Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bất chấp xung đột, Ukraine vẫn 'hấp dẫn'; EU cảnh báo về sự vươn lên thành siêu cường; phê phán phản ứng trước Moscow

Bộ trưởng Hợp tác và phát triển kinh tế Đức Svenja Schulze nhận định Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài ở Dải Gaza, quan hệ Ai Cập và Iran nồng ấm trở lại, Israel-Hamas tiếp vòng đàm phán mới

Một quan chức cấp cao của lực lượng Hamas tối 4/5 khẳng định những cuộc đàm phán với Israel không đạt được bất kỳ tiến triển nào.
Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Điểm tin thế giới sáng 5/5: Đe dọa đánh bom ở Hàn Quốc, Colombia cắt quan hệ ngoại giao với Israel, nghị sĩ Mỹ bị truy tố

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/5.
Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Tình hình Haiti: Lực lượng an ninh đa quốc gia sẽ được triển khai trong tháng này

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bahamian nói với truyền thông rằng đội quân Kenya đầu tiên cùng lực lượng an ninh đa quốc gia ​​​​đến Haiti vào ngày 26/5.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động