Phủ vaccine Covid-19 toàn cầu - cách Tổng thống Joe Biden ‘sửa sai’ sau Afghanistan?

Phan Quân
Đẩy mạnh tài trợ vaccine Covid-19 toàn cầu sau câu chuyện Afghanistan sẽ giúp ông Joe Biden ‘sửa sai’, đồng thời hoàn thành ba mục tiêu lớn của Mỹ ở hiện tại.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cựu Giám đốc Chính sách Nam Á và Đông Nam Á của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Jonah Blank, tin Tổng thống Joe Biden đứng trước cơ hội để bắn một mũi tên trúng ba đích: Đảm bảo an toàn cho người Mỹ, khôi phục vị thế địa chính trị của đất nước và thể hiện trách nhiệm toàn cầu.

Đó là kế hoạch tài trợ vaccine Covid-19 toàn cầu, kết hợp cùng chiến lược tiêm chủng trong nước vừa được Tổng thống Mỹ công bố ngày 9/9.

(09.10) Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về kế hoạch tiêm chủng mới tại Nhà Trắng ngày 9/9. (Nguồn: Reuters)
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu về kế hoạch tiêm chủng mới tại Nhà Trắng ngày 9/9. (Nguồn: Reuters)

Vì người, vì mình

Với nhiều người, Mỹ phát động chiến dịch tấn công Afghanistan năm 2001 là nhằm trả đũa thảm kịch ngày 11/9.

Song với ông Joe Biden, Lầu Năm góc hiện diện tại quốc gia Nam Á với lý do duy nhất là chống khủng bố. Dù là Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày ấy hay Tổng thống Mỹ đương nhiệm 20 năm sau đó, quan điểm của ông vẫn không hề thay đổi.

Song rõ ràng, dù đồng tình hay không với lập trường rút quân của ông Joe Biden, nhiều người không thích cách Washington phó mặc số phận công dân đồng minh và Afghanistan vào tay Taliban.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Giờ đây, Mỹ đang đối mặt thách thức lớn từ dịch Covid-19. Mỗi tuần, thậm chí chỉ vài ngày, xứ cờ hoa lại chịu thương vong tương đương thảm kịch 11/9 năm nào. Ngày 14/9, Mỹ là nước ghi nhận số ca mắc mới cao nhất thế giới, với 92.782 ca, và cũng là quốc gia có số ca tử vong trong một ngày cao nhất với 742 trường hợp.

Chừng nào phần lớn dân số thế giới chưa tiêm chủng, nước Mỹ sẽ còn phải chống đỡ làn sóng lây nhiễm từ biến thể mới, phức tạp và nguy hiểm hơn. Delta mới chỉ là biến thể thứ tư của SARS-CoV-2 và chẳng có gì chắc chắn đây là biến thể nguy hiểm cuối cùng con người sẽ phải đối mặt.

Khi ấy, một chiến dịch tiêm chủng cho phần lớn dân số thế giới có thể xoay chuyển tình hình.

Theo ước tính của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), chi phí tiêm chủng cho toàn thế giới là 50 tỷ USD, thậm chí thấp hơn ngân sách nâng cấp hệ thống tàu lửa Amtrak của Mỹ.

Mỹ thường coi mình là một phần “không thể thiếu” của thế giới. Tuy nhiên, trước mối đe dọa lớn nhất toàn cầu trong thế kỷ XXI, Washington lại chưa hành động tương xứng.

Mỹ cam kết tài trợ 500 triệu liều vaccine Covid-19 Pfizer và hết tháng Tám, đã chuyển giao hơn 110 triệu liều.

Đây là một khởi đầu thuận lợi, tốt hơn nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, bao gồm Nga và Trung Quốc.

Tuy nhiên, cam kết này chỉ cung cấp đủ vaccine cho 3% dân số trên thế giới. Hãy tưởng tượng về những lợi ích mà nước Mỹ có thể nhận được, nếu con số ấy là 100%.

Đúng, mọi thứ đều có giá của nó, song cái giá Mỹ phải trả để mở rộng tầm ảnh hưởng toàn cầu lại nằm trong tầm tay.

Theo ước tính của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF), chi phí tiêm chủng toàn thế giới là 50 tỷ USD, thấp hơn ngân sách nâng cấp hệ thống tàu lửa Amtrak của Mỹ. Khoản đầu tư này có thể sinh lời lên tới 9.000 tỷ USD năm 2025, phần lớn sẽ chảy về túi các quốc gia phát triển.

Song nhìn nhận một cách công bằng, tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng toàn thế giới chắc chắn cần nhiều thứ hơn chỉ là tiền. Giới chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), IMF hay Quỹ Gates đã gợi ý về lộ trình cụ thể. Phần việc của Washington là giải quyết một số rào cản tồn tại.

Vượt qua thách thức

Rào cản thứ nhất được cho là đến từ năng lực sản xuất vaccine Covid-19 hạn chế hiện nay.

Đã đến lúc Mỹ cho phép một số nhà cung cấp thuốc gốc, dù là nội địa hay nước ngoài, được sản xuất phiên bản tương tự của vaccine Covid-19 với bằng sáng chế Mỹ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden hoàn toàn có thể chi tiền cho những công ty dược phẩm Mỹ để cho phép hoặc xây dựng luật nhằm thúc đẩy quá trình này.

Hiện Ấn Độ đang sản xuất và cung cấp 2/3 sản lượng vaccine Covid-19 cho thế giới. Công ty Astra Zeneca (Anh) đã cho phép Viện Nghiên cứu Huyết thanh Ấn Độ sản xuất phiên bản nội địa của vaccine Covid-19 do hãng dược này sáng chế.

Johnson & Johnson (Mỹ) có thể làm điều tương tự: Giống sản phẩm từ Astra Zeneca, vaccine của hãng chỉ cần tiêm một lần và không cần bảo quản siêu lạnh, phù hợp với các quốc gia đang phát triển hơn vaccine mRNA từ Pfizer/bioNTech hay Moderna.

Tuy nhiên, các công ty muốn sản xuất vaccine gốc cần có sự đồng ý của hãng dược phẩm Mỹ. Đây là rào cản Washington có thể tháo gỡ.

Vaccine Covid-19 của Johnson & Johnson dính “phốt” liên quan đến gây đông máu ở người được tiêm chủng. (Nguồn: SOPA)
Dưới tác động của Washington, Johnson & Johnson có thể cho phép các nhà cung cấp thuốc gốc sản xuất phiên bản vaccine Covid-19 của hãng, đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine toàn cầu. (Nguồn: SOPA)

Một thách thức khác là tắc nghẽn nguồn cung cấp các nguyên liệu sản xuất vaccine Covid-19.

Trong đại dịch, chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn. Điều này góp phần lý giải tại sao nhiều người Mỹ lại phải đeo chiếc khẩu trang tự chế, bởi họ khó có thể mua loại có hiệu quả cao hơn như khẩu trang N95. Thực trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng còn xảy ra với cả những lọ chứa vaccine.

May thay, Washington có Đạo luật Sản xuất Quốc phòng, cho phép chính quyền liên bang chỉ đạo và tài trợ chi phí để doanh nghiệp Mỹ thay đổi mục đích sản xuất, đối phó các mối đe dọa lớn.

Khi còn tại nhiệm, ông Donald Trump đã do dự khi triển khai đạo luật này.

Đổi lại, Tổng thống Joe Biden khẳng định ông sẵn sàng áp dụng nó khi cần thiết. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, ông vẫn chưa làm như vậy, khi mục tiêu cung cấp vaccine Covid-19 vẫn chủ yếu giới hạn ở nước Mỹ. Song từng đó là không đủ cho thế giới và Washington hoàn toàn có thể làm nhiều hơn thế.

Cuối cùng là câu chuyện về kiện tụng. Nhiều nhà sản xuất thuốc gốc, phần lớn ở nước ngoài, ngại đầu tư, mở rộng sản xuất vaccine do lo bị kiện bản quyền về vaccine Covid-19 và sản phẩm khác.

May mắn thay, mong muốn cải cách sai phạm dân sự của đảng Cộng hòa và ưu tiên giải quyết đại dịch Covid-19 từ đảng Dân chủ là cơ sở để hai bên bắt tay xây dựng luật, giải quyết tình trạng này.

Đó là ba trong số các thách thức đáng kể mà Washington có thể đối mặt khi phủ vaccine Covid-19 toàn cầu. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy Mỹ đủ năng lực vượt qua mọi vấn đề một khi mong muốn.

Còn nhớ Chương trình Cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống Mỹ về phòng, chống HIV/AIDS của ông George W. Bush khởi xướng đã cứu sống hơn 20 triệu người khắp thế giới.

Kế hoạch tương tự của ông Biden, hướng tới phủ vaccine Covid-19 toàn cầu, chắc chắn sẽ làm được nhiều hơn thế, đưa Mỹ thực sự trở lại với thế giới.

Mỹ-Trung Quốc tiến hành cuộc đối thoại giữa các chính đảng

Mỹ-Trung Quốc tiến hành cuộc đối thoại giữa các chính đảng

Ngày 13/9, đối thoại giữa các chính đảng Mỹ-Trung Quốc lần thứ 12 đã diễn ra theo hình thức trực tuyến, do Ban liên lạc ...

Tình hình Afghanistan: Ngoại trưởng Mỹ nói gì trước Quốc hội?

Tình hình Afghanistan: Ngoại trưởng Mỹ nói gì trước Quốc hội?

Ngày 13/9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chuẩn bị cho tình huống xấu nhất ở ...

(theo The Economist)

Đọc thêm

Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Athens

Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Athens

Tiếp nhận chức Chủ tịch ACAT từ Thái Lan, Đại sứ Phạm Thị Thu Hương đã nêu các nội dung hoạt động trọng tâm trong nhiệm kỳ tới.
Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam, làm cầu nối hợp tác giữa ASEAN và GCC

Saudi Arabia, UAE, Qatar hết sức coi trọng hợp tác với Việt Nam, làm cầu nối hợp tác giữa ASEAN và GCC

Thủ tướng mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng ...
Giá tiêu hôm nay 25/12/2024: Không còn hàng tồn trong dân, xuất khẩu của khối thành viên VPSA tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 25/12/2024: Không còn hàng tồn trong dân, xuất khẩu của khối thành viên VPSA tăng mạnh

Giá tiêu hôm nay 25/12/2024 tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.000 đồng/kg.
Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất dịp kỷ niệm 70 năm thành lập

Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất dịp kỷ niệm 70 năm thành lập

Chiều 24/12, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành ...
Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, do Tổng Bí thư làm Trưởng Ban.
Tin thế giới 24/12: Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví như 'Thủ tướng Mỹ'

Tin thế giới 24/12: Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví như 'Thủ tướng Mỹ'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tin thế giới 24/12: Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví như 'Thủ tướng Mỹ'

Tin thế giới 24/12: Pháp công bố danh sách Nội các mới, Thỏa thuận về con tin ở Gaza đạt tiến triển, Tỷ phú Elon Musk được ví như 'Thủ tướng Mỹ'

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Triều Tiên đi bước quyết liệt cắt đứt với Hàn Quốc, có khả năng đưa quân đến Moscow để làm điều này

Quân đội một số nước, trong đó có Triều Tiên, sẽ tới Nga, để tham gia duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Nga xác nhận một tàu hàng chìm ở Địa Trung Hải

Nga xác nhận một tàu hàng chìm ở Địa Trung Hải

Tàu hàng Nga Ursa Major chìm ở Địa Trung Hải sau một vụ nổ ở buồng động cơ. 14 thủy thủ trên tàu được cứu, trong khi 2 người còn lại mất tích.
Bộ Quốc phòng Anh hé lộ vũ khí laser và sóng vô tuyến đột phá

Bộ Quốc phòng Anh hé lộ vũ khí laser và sóng vô tuyến đột phá

Ngày 23/12, quân đội Anh tuyên bố thử nghiệm thành công bắn hạ máy bay không người lái (UAV) của đối phương bằng sóng vô tuyến.
Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Nhật Bản sẽ nước đầu tiên có tàu được phép cập cảng căn cứ hải quân Ream của Campuchia sau khi quá trình cải tạo hoàn tất.
Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Nga cho rằng, quan niệm về việc giáng một 'thất bại chiến lược' vào Moscow đang nhanh chóng mất đi sức hút ở Đức.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Phiên bản di động