Quan hệ Mỹ-Triều và nền Hòa bình "nóng" ở Đông Bắc Á

"Cái mà chúng ta cần nói lúc này là khả năng hòa bình. Và tôi nghĩ vẫn còn có những khả năng đó" - Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida tại Tokyo hôm 14/4.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tại Tokyo, ngày 14/4/2013.

Trái với dự đoán của các nhà quan sát, không nhà lãnh đạo cấp cao nào của Mỹ, từ Tổng thống, Bộ trưởng ngoại giao đến Bộ trưởng quốc phòng chọn châu Á là điểm đến cho chuyến xuất ngoại đầu tiên của mình sau khi ông Obama nhậm chức nhiệm kỳ hai. Tuy nhiên, với những ai còn nghi ngờ về cam kết của Mỹ với chiến lược tái cân bằng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phản ứng quân sự quyết liệt của Mỹ đối với Triều Tiên, cùng các tuyên bố không khiêu khích, nhưng cứng rắn của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong suốt chuyến thăm ba nước Hàn Quốc Nhật Bản và Trung Quốc từ 11-14/4 vừa qua là câu trả lời khá rõ ràng.

Trấn an đồng minh, răn đe đối phương

Thông điệp xuyên suốt chuyến đi của ông Kerry là Mỹ luôn sát cánh cùng các đồng minh châu Á của mình, thuyết phục Bắc Kinh gây áp lực với Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân, rằng Mỹ sẽ không lùi bước trước đe dọa của Triều Tiên và chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.

Hàn Quốc là nước đồng minh nằm ngay sát giới tuyến và luôn đối mặt với nguy cơ chiến tranh cận kề, đặc biệt kể từ sau khi Bình Nhưỡng chuyển sang tình trạng chiến tranh với Seoul, triển khai các hệ thống tên lửa và đe dọa sẽ tấn công bất cứ lúc nào. Đặc biệt, với 15.000 khẩu pháo được triển khai tại các vị trí trọng yếu xung quanh Seoul, toàn bộ thủ đô và các vùng phụ cận của nền kinh tế lớn thứ 15 trên thế giới có nguy cơ tan thành mây khói trong phút chốc một khi nổ ra chiến tranh. Trong tình thế như vậy, cam kết bảo vệ đồng minh Hàn Quốc bằng mọi giá của ông Kerry không chỉ khiến người Hàn Quốc yên tâm, mà các đồng minh khác của Mỹ cũng thấy vững lòng.

Với Nhật Bản, mặc dù cách Triều Tiên gần 1000km nhưng vẫn nằm trong tầm hỏa lực tên lửa của Bình Nhưỡng. Trong bối cảnh Nhật Bản chưa tự đủ sức để bảo vệ trước các cuộc tấn công tên lửa, cùng những lo ngại về sự trỗi dậy quá nhanh và hành động quyết đoán của Trung Quốc thì những cam kết mạnh mẽ từ phía Mỹ sẽ là những liều thuốc "an thần" cần thiết. Trung Quốc tuy được xem là nước có ảnh hưởng nhất đối với Triều Tiên, nhưng việc ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ tận dụng tình hình căng thẳng để đẩy mạnh vũ trang, lập thế cân bằng quân sự mới ở Đông Bắc Á gây bất lợi cho Trung Quốc đang khiến Bắc Kinh "đứng, ngồi không yên". Việc ông John Kerry xuất hiện tại Bắc Kinh vào giữa lúc căng thẳng leo thang cho thấy cả hai nước sẽ hợp tác để giải quyết căng thẳng, chứ không ở hai bên chiến tuyến như thời kỳ "Kháng Mỹ, viện Triều" 1950-1953 trước đây. Nhưng việc gây sức ép để Trung Quốc gia tăng áp lực với Triều Tiên cũng không dễ vì ảnh hưởng hiện nay của Trung Quốc ở Triều Tiên khá hạn chế. Ngoài ra Trung Quốc còn có những tính toán riêng trong việc giữ ở bán đảo Triều Tiên ở trạng thái "không hòa, không chiến".

Ưu tiên đàm phán, nhưng...

Tại cả ba nơi viếng thăm, Ngoại trưởng Kerry liên tục phát tín hiệu sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên nếu nước này thật sự có thiện chí, với mục đích "xì hơi" căng thẳng và tránh cho khu vực rơi vào thảm họa chiến tranh. Tuy mô tả Triều Tiên là một "mối đe dọa không thể chấp nhận được dù theo bất cứ tiêu chuẩn nào", ông Kerry cũng nhấn mạnh, "lựa chọn của chúng tôi là đàm phán, là cùng ngồi vào bàn và tìm ra con đường để khu vực có được hòa bình" và cho biết Mỹ sẵn sàng nối lại đối thoại nếu Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình hạt nhân. Bên cạnh đó, ông Kerry cũng không quên giơ cao củ cà rốt với việc gợi khả năng tái viện trợ tài chính cho Triều Tiên.

Tuy ông Kerry khéo léo trang trí bằng những lời lẽ ngoại giao bên ngoài, nhưng Bình Nhưỡng cũng mau chóng nhận thấy hai yêu cầu tiên quyết của họ để giảm căng thẳng là: (i) được công nhận là "cường quốc" hạt nhân, tức ở vào vị thế và được đối xử ngang như Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc hạt nhân khác; và (ii) việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đảm bảo an ninh từ phía Mỹ không được đáp ứng. Chính vì vậy, Triều Tiên đã bác bỏ các đề nghị hòa đàm của Mỹ, cho rằng "không thực chất".

Còn phía Mỹ không muốn tỏ ra yếu thế đã cho rằng "các phát biểu của ông Kerry đã bị Bình Nhưỡng hiểu sai". Đồng thời, để thể hiện sự cứng rắn, trong cuộc trả lời phỏng vấn Hãng tin NBC ngày 16/4, Tổng thống Obama nhấn mạnh "Mỹ đang áp dụng các biện pháp dự phòng cần thiết và việc tái bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa là để phòng vệ trước các tính toán của Triều Tiên".

Mặc dù chưa đạt được kết quả cụ thể, song qua chuyến thăm đầu tiên đến Đông Á ông Kerry đã thể hiện khá tốt vai trò "quản lý khủng hoảng". Với những gì diễn ra cho đến nay, Mỹ được xem là một trong những bên liên quan "hưởng lợi" nhiều nhất từ cuộc khủng này. Tuy nhiên, nếu tình hình tiếp tục diễn biến xấu thì khả năng Mỹ sẽ mất cả "vốn" lẫn "lời" là rất cao và đây là những thử thách không nhỏ đang đặt lên vai ông Kerry và các cộng sự trong thời gian tới.

Hoàng Tú Linh

Đọc thêm

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. dự đoán XSMB 30/3/2024

XSMB 30/3 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 30/3/2024. SXMT 30/3/2024

XSMT 30/3 - Kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. SXMT 30/3. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3. xổ số miền ...
XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 30/3/2024. xổ số hôm nay 30/3

XSMN 30/3 - kết quả xổ số ngày 30 tháng 3. trực tiếp xổ số miền Nam 30/3/2024. xổ số miền Nam thứ 7. xo so mien nam. SXMN 30/3/2024. ...
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Bạn có thể bị trầm cảm trong công việc nếu xuất hiện những thói quen sau

Tờ HuffPost đã tham khảo các nhà trị liệu để tổng kết ra 5 thói quen làm việc thường được ngụy trang là dấu hiệu của trầm cảm. Xin giới ...
Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Hoa hậu Thanh Hằng duyên dáng trong áo dài 4 tà của NTK Tiến Trần

Với vẻ đẹp nữ tính, cổ điển, Hoa hậu Thanh Hằng khoe trọn thân hình mềm mại qua bộ áo dài voan 2 lớp, rũ mềm theo vóc dáng.
Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Liệu Ukraine có thuyết phục được Ấn Độ trong quan hệ với Nga?

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmitry Kuleba đến thăm New Delhi trong bối cảnh Ukraine nỗ lực giành lấy sự ủng hộ của Ấn Độ.
Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Ngoại trưởng Pháp thăm Trung Quốc

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Sejourne nhân dịp Pháp và Trung Quốc kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang nỗ lực tăng cường quan hệ.
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Thiếu hụt đạn dược trong xung đột với Nga, Ukraine tăng cường sản xuất vũ khí 'cây nhà lá vườn'

Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn, Kiev đang nỗ lực tự sản xuất vũ khí với sự hỗ trợ của phương Tây để đáp ứng nhu cầu.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Phiên bản di động