Quan hệ Pháp - Trung Quốc: Tìm sự sòng phẳng

Phan Quân
TGVN. Tổng thống Emmanuel Macron chỉ có 48 tiếng tại Bắc Kinh để nỗ lực xây dựng một quan hệ chính trị, kinh tế Pháp - Trung Quốc bình đẳng và hiệu quả hơn. Bình luận của Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he phap trung quoc tim su song phang Mỹ khởi động tiến trình rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Pháp lấy làm tiếc
quan he phap trung quoc tim su song phang Cựu Bộ trưởng Tư pháp Ukraine: Tình hình đang xấu đi, có âm mưu lật đổ Tổng thống Zelensky
quan he phap trung quoc tim su song phang
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thưởng thức rượu vang tại Hội chợ Nhập khẩu Thượng Hải ngày 5/11. (Nguồn: AFP)

Ngày 4/11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đặt chân xuống sân bay tại Bắc Kinh, chính thức khởi động chuyến thăm hai ngày tới Trung Quốc. Đây là chuyến công du thứ hai tới Trung Quốc của ông Macron kể từ khi ông nắm quyền tháng 5/2017, song là lần gặp gỡ thứ 6 giữa hai nhà lãnh đạo trong vòng 3 năm trở lại đây. Tại đây, ông hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, đóng vai khách mời danh dự của Hội chợ Nhập khẩu Thượng Hải, một biểu tượng của chính sách mở cửa thương mại của Trung Quốc và khai trương Trung tâm Pompidou, bảo tàng nghiên cứu nghệ thuật hiện đại tại Thượng Hải.

Nơi tránh bão

Chuyến “Đông Du Ký” của nhà lãnh đạo Pháp diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington tiến tới ký kết một phần thỏa thuận thương mại lịch sử. Một khi thỏa thuận với Trung Quốc ráo mực, Tổng thống Donald Trump sẽ cần tìm kiếm một mục tiêu mới để đánh thuế, tìm kiếm một thỏa thuận thương mại có lợi khác nhằm tô điểm hồ sơ tranh cử năm 2020. Khi đó, đích đến nhiều khả năng sẽ là Liên minh châu Âu (EU) nói chung và Pháp nói riêng. Ông Trump đã nhiều lần bày tỏ thái độ bất mãn với sự tràn lan của các sản phẩm EU, đặc biệt là ô tô, tại thị trường Mỹ. Một quan chức tại Điện Elysee từng khẳng định rằng: “Chúng tôi không muốn châu Âu là nạn nhân của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung”.

Pháp đã lựa chọn giải pháp đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương với Trung Quốc và chuyến đi này là một phần trong chiến lược đó. Một cố vấn của Tổng thống Pháp cho biết các công ty nước này có thể ký kết 40 hợp đồng với phía Trung Quốc trong các lĩnh vực thế mạnh của Pháp như nông nghiệp, du lịch và y tế.

Đầu năm 2018, Trung Quốc đã gỡ bỏ cấm vận đối với thịt bò Pháp – đây là một bước tiến lớn, song chưa đủ khi giữa hai bên còn nhiều rào cản trong lĩnh vực nông nghiệp. Pháp hiện hy vọng có thể tận dụng cơn khát thịt lợn của Trung Quốc để xuất khẩu thịt lợn nhiều hơn sang nước này. Công nghệ và phát triển hạ tầng 5G cũng sẽ là một vấn đề dự kiến được thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo.

Điểm thú vị nằm ở chỗ, cho dù ông Macron không ủng hộ chính sách của ông Trump, song rõ ràng hướng đi của nhà lãnh đạo Pháp vẫn có sự tương đồng quan điểm nhất định với người đứng đầu nước Mỹ, đặc biệt là trong vấn đề công bằng thương mại. Paris đã nhiều lần chỉ trích sự bất bình đẳng thương mại, kêu gọi Bắc Kinh tiến hành mở cửa thị trường và có chính sách công bằng hơn đối với doanh nghiệp nước ngoài. Qua chuyến thăm lần này, Pháp muốn Trung Quốc có câu trả lời rõ ràng và tích cực.

quan he phap trung quoc tim su song phang
Cơn khát thịt lợn của Trung Quốc có thể tạo điều kiện cho thịt lợn xuất khẩu của Pháp. (Nguồn: More Times At The Table)

Khôn khéo để thành công

Song để tìm được đáp án đó, Tổng thống Macron cần cân nhắc kỹ lưỡng việc thảo luận về các vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc như Hong Kong hay Tân Cương. Ông Zhu Jing, quan chức phụ trách Vụ châu Âu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chào đón chuyến thăm của ông Macron và không quên "gài" lưu ý rằng “Hong Kong và Tân Cương là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và sẽ không hợp lý nếu đưa chúng vào nghị trình ngoại giao” .

Ông này cũng cảnh báo Pháp không nên đóng vai trò “quấy rối” ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thảo luận những vấn đề này có thể khiến công sức của ông Macron đổ sông đổ bể. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng ông Macron có thể đề cập việc Trung Quốc được cho đã đe dọa tới người Ngô Duy Nhĩ đang tị nạn tại Pháp.

Khi ấy, ông chủ điện Elysee có thể nương theo chiều gió để xây dựng tình thân với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ngày 5/11, chính quyền Tổng thống Trump hoàn thành thủ tục chính thức rút khỏi Thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris (COP21). Phát biểu ngay sau đó tại Hội chợ Nhập khẩu Thượng Hải, ông khẳng định Pháp nói riêng và EU nói chung sẽ kề vai sát cánh cùng Trung Quốc nhằm chống chủ nghĩa bảo hộ và biến đổi khí hậu.

Và Bắc Kinh cũng cần Paris hơn bao giờ hết. Kinh tế Trung Quốc quý vừa qua chứng kiến mức tăng trưởng thấp nhất 30 năm trở lại đây. Thỏa thuận thương mại một phần với Mỹ chỉ giải tỏa chút ít áp lực, nhưng về bản chất, sẽ không thể hóa giải hoàn toàn nhiều khúc mắc còn tồn tại trong quan hệ song phương. Các quốc gia đang phát triển từng hào hứng với khoản đầu tư kếch xù từ Bắc Kinh bao nhiêu, giờ đây lại tỏ ra thân trọng bấy nhiêu. Trung Quốc cần một thị trường lớn, phát triển và EU có thể đáp ứng nhu cầu này. Do đó, mở rộng quan hệ hợp tác với Paris là lợi ích của Bắc Kinh và chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không bỏ qua cơ hội này.

Người ta hay nói: “Muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”. Khi cơn bão Donald Trump đang càn quét chính trường quốc tế, mở rộng hợp tác là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, một mối quan hệ chỉ bền lâu khi hai bên tiến hành trao đổi, hợp tác trên cơ sở bình đẳng, có qua có lại. Đây sẽ là thông điệp xuyên suốt của Tổng thống Macron trong chuyến thăm Trung Quốc. Ngược lại, việc Paris chủ động mở rộng quan hệ với Bắc Kinh là cơ hội để chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình giảm thiểu hệ lụy từ xung khắc thương mại với Mỹ.

Do đó, bất chấp khúc mắc còn tồn tại, cả Pháp và Trung Quốc đang nỗ lực xích lại gần hơn. Khi ấy, chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Macron là cơ hội tốt để song phương tạo đà phát triển quan hệ “đối tác toàn diện, đối thoại chiến lược” như từng khẳng định.

quan he phap trung quoc tim su song phang Mỹ có mạnh dạn 'lùi một bước' trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc?

TGVN. Các quan chức thuộc Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tranh luận về việc có nên dỡ bỏ một số khoản thuế hiện ...

quan he phap trung quoc tim su song phang WTO cho Trung Quốc trừng phạt Mỹ: Quyền có mà khó dụng

TGVN. Diễn biến mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc. WTO cho Trung Quốc quyền được áp dụng trừng phạt Mỹ ở mức 3,579 ...

quan he phap trung quoc tim su song phang Mỹ lên án hành vi 'hăm dọa' của Trung Quốc tại Biển Đông, khẳng định 'toàn tâm' với châu Á

TGVN. Ngày 4/11, tại Bangkok, Thái Lan, ông Robert O'Brien, Cố vấn An ninh Quốc gia và đại diện của Tổng thống Mỹ tại Hội ...

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 6/5/2024: Sư Tử có cơ hội sự nghiệp

Tử vi hôm nay 6/5/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 6/5/2024. SXMT 6/5/2024

XSMT 6/5 - xổ số hôm nay 6/5. trực tiếp xổ số miền Trung 6/5. kết quả xổ số miền Trung hôm nay 6/5/2024. xổ số miền Trung thứ 2. ...
XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 6/5/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 6/5/2024. ket qua xo so Ho Chi Minh. xổ số thành phố. KQXSHCM ...
XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 6/5/2024. dự đoán XSMB 6/5/2024

XSMB 6/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 6/5/2024. xổ số hôm nay 6/5. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 2. SXMB 6/5. dự ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/5/2024: Tuổi Thìn tài chính tăng tiến

Xem tử vi 6/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/5/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 6/5. Lịch âm hôm nay 6/5/2024? Âm lịch hôm nay 6/5. Lịch vạn niên 6/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Quốc vương Malaysia thăm Singapore

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Quốc vương Malaysia Ibrahim Sultan Iskandar kể từ khi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 31/1.
Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ mới rậm rịch rời khỏi Niger, Nga đã vội vã làm một việc

Mỹ vừa đồng ý rút khoảng 1.000 binh sĩ khỏi Niger, Nga đã có động thái gửi cố vấn và trang thiết bị quân sự đến nước này.
Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine phán đoán năng lực tên lửa của Nga, bắt bài 'mánh khóe' Moscow thường xuyên sử dụng

Ukraine cho rằng Nga có kho dự trữ tên lửa nhất định và sẵn sàng sản xuất thêm. Ngoài ra, nước này hay sử dụng mục tiêu giả để đánh lạc hướng Kiev.
Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Phần Lan, Estonia cáo buộc Nga gây nhiễu GPS khu vực Baltic, động cơ của Moscow là gì?

Nga được cho là đã gây nhiễu hệ thống GPS tại khu vực Baltic nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng trọng yếu trong xung đột với Ukraine.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phiên bản di động