Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ: "Dĩ hòa vi quý" còn xa (Kỳ cuối)

Sinh Thành
TGVN. Cuộc gặp Thượng đỉnh không chính thức Trung - Ấn vừa kết thúc, thu hút sự chú ý của khu vực. Tuy nhiên, điểm then chốt nhất, và được chờ đợi nhất, trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ lại là những điều không được hai bên thảo luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he trung quoc an do di hoa vi quy con xa ky cuoi Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ: Thực tế và bản chất (Kỳ II)
quan he trung quoc an do di hoa vi quy con xa ky cuoi Quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ: Kỳ vọng từ cả đôi bên (Kỳ I)
quan he trung quoc an do di hoa vi quy con xa ky cuoi
Hội đàm giữa hai phái đoàn Ấn Độ và Trung Quốc trong khuôn khổ Thượng đỉnh không chính thức lần thứ hai tại Mamallapuram, bang Tamil Nadu, ngày 12/10. (Nguồn: Indian Express)

Diễn ra trong 2 ngày 11-12/10, Thượng đỉnh không chính thức lần thứ hai giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chính thức khép lại sau nhiều cuộc gặp kéo dài với tổng thời gian 8 tiếng đồng hồ. Theo tiền lệ từ lần trước, hai bên không ra tuyên bố chung, nhưng thông cáo báo chí riêng mỗi nước cho thấy kết quả của cuộc gặp lần này là không nhiều.

Nhiều hồ sơ cần thảo luận, ít đột phá

Thành tựu đáng kể nhất trong cuộc gặp này là việc hai bên nhất trí thành lập cơ chế Đối thoại cấp Bộ trưởng về kinh tế, thúc đẩy và cân bằng cán cân thương mại, vốn là vấn đề đã tồn tại 15 năm. Cơ chế đối thoại nói trên cũng nhằm tăng cường đầu tư trong một số lĩnh vực, thông qua phát triển đối tác chế tạo.

Về thương mại đa phương, Bắc Kinh kêu gọi New Delhi sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP), song Ấn Độ vẫn nhấn mạnh vấn đề cân bằng tự do hóa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ.

Về biên giới, hai bên nhất trí tìm kiếm thêm biện pháp xây dựng lòng tin, duy trì hòa bình tại các khu vực tranh chấp. Trung Quốc đề nghị Ấn Độ tăng cường trao đổi, hợp tác quân sự và an ninh, đồng thời mời Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh thăm chính thức.

Hai bên yêu cầu các Đặc phái viên tiếp tục xây dựng khuôn khổ cho một giải pháp công bằng, hợp lý và cùng chấp nhận được, trên cơ sở các tiêu chí chính trị và nguyên tắc chỉ đạo đạt được giữa hai nước năm 2005.

Về quan hệ song phương, hai bên nhất trí tăng cường giao lưu nhân dân và thống nhất Kết hoạch tổ chức 70 sự kiện lớn nhằm kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2020. Bang Tamil Nadu và tỉnh Phúc Kiến sẽ thiết lập quan hệ kết nghĩa.

Về vấn đề khu vực và thế giới, hai bên đã đề cập vấn đề Afghanistan. Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về vấn đề chống khủng bố và nhấn mạnh cần củng cố khuôn khổ để ngăn chặn các hoạt động huấn luyện, tài trợ và bao che cho các nhóm khủng bố toàn cầu và không phân biệt.

Đây đều là những vấn đề không mới, đã được nêu trong các cuộc gặp trước song chưa có nhiều tiến triển. Tuy nhiên, quyết định thành lập cơ chế Đối thoại kinh tế - thương mại cấp Bộ trưởng, các hoạt động trao đổi quốc phòng, chống khủng bố và kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao cho thấy hai bên đều muốn giảm nghi kỵ, không để quan hệ xấu đi, tránh tác động tới lợi ích quốc gia.

Trong hoàn cảnh tứ bề thọ địch, Trung Quốc không thể gây thù chuốc oán thêm với Ấn Độ. Về phần mình, New Delhi cũng cần một mối quan hệ hòa bình, ổn định với Bắc Kinh, tạo môi trường thuận lợi cho tập trung phát triển kinh tế.

Những điều chưa nói

quan he trung quoc an do di hoa vi quy con xa ky cuoi
Thủ tướng Ấn Độ và Chủ tịch Trung Quốc trao đổi quà tặng tại Mamallapuram, bang Tamil Nadu, ngày 12/10. (Nguồn: Mint)

Song điểm nổi bật của cuộc gặp lại nằm ở việc hai bên tránh đề cập những vấn đề nhạy cảm của nhau hay “quên” cụ thể hóa các cam kết đạt được tại Vũ Hán.

Thứ nhất, Trung Quốc, dù đã thông báo kết quả chuyến thăm của Thủ tướng Pakistan ngày 8/10, song đã không nêu vấn đề Kashmir trong thảo luận với Thủ tướng Ấn Độ. Sự cẩn trọng này là có lý do khi trước cuộc gặp, chính quyền ông Modi đã đánh tiếng rằng nếu Bắc Kinh không tôn trọng các vấn đề nhạy cảm của New Delhi thì Ấn Độ cũng sẽ không tôn trọng các vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc.

Thứ hai, như đã nêu, hai bên đã nhất trí rằng khủng bố là “mối nguy chung” và cần có nỗ lực song phương. Tuy nhiên, theo tờ Deccan Herald (Ấn Độ), Trung Quốc chỉ miễn cưỡng đưa Masood Azhar vào danh sách khủng bố toàn cầu sau khi có áp lực từ Mỹ, thay vì nhằm thỏa mãn yêu cầu của Ấn Độ. Trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục ủng hộ Islamabad trong các tranh chấp với New Delhi, cụ thể là Kashmir, cam kết chống khủng bố của Trung Quốc là chưa rõ ràng.

Thứ ba, hầu hết các vấn đề được nêu trong cuộc gặp đã xuất hiện tại Thượng đỉnh năm 2018, song một lần nữa, hai bên đã không thể có giải pháp cụ thể cho các thách thức, trong đó có cân bằng thương mại. Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Weidong khẳng định rằng kể từ cuộc gặp Vũ Hán, xuất khẩu từ Ấn Độ sang Trung Quốc đã tăng 15%. Tuy nhiên, con số này chẳng thấm tháp gì khi trong thời gian đó, thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Trung Quốc tiếp tục tăng, đạt mức 65 tỷ USD. Trong chuyến thăm năm 2014, ông Tập Cận Bình hứa đầu tư 20 tỷ USD vào Ấn Độ, nhưng đến nay, tổng trị giá đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ vẫn chỉ ở mức hơn 2 tỷ USD.

Thứ tư, bất chấp những thảo luận với Trung Quốc, Ấn Độ vẫn thận trọng khi xem xét tham dự RCEP, cho rằng nó có thể ảnh hưởng tới vị thế chính trị và cân bằng thương mại của nước này.

Tương phản với kết quả cuộc gặp này, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Nepal ngay sau đó đã mang về cho Kathmandu 3,5 tỷ Nhân dân tệ, cam kết của Bắc Kinh về hoàn thành tuyến đường sắt xuyên Himalaya, cùng 18 thỏa thuận hợp tác song phương. Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Nepal, nước vốn nằm trong “sân sau” của Ấn Độ, không chỉ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi ảnh hưởng mà còn gửi một thông điệp không tốt lành gì cho Ấn Độ, khiến vai trò và ý nghĩa của Thượng đỉnh không chính thức lần hai Trung Quốc - Ấn Độ mờ nhạt hơn.

Thủ tướng Narendra Modi và Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhất trí sẽ tiếp tục cuộc gặp Thượng đỉnh không chính thức lần ba vào năm tới tại Trung Quốc, song điều này cũng khó khiến mặt hợp tác nổi trội hơn mặt cạnh tranh trong quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ.

Trong thời gian tới, hai bên cần phải tập trung quản lý, kiểm soát các bất đồng lớn còn tồn tại, tránh các tranh chấp và xung đột có thể gây tổn hại tới lợi ích hai nước nói riêng và hòa bình, an ninh, ổn định khu vực nói chung.

quan he trung quoc an do di hoa vi quy con xa ky cuoi 'Đại gia' năng lượng Pháp Total mở rộng tiếp cận thị trường Ấn Độ

TGVN. Tập đoàn dầu khí lớn nhất nước Pháp Total đã thỏa thuận mua 37,4% cổ phần của công ty khí đốt Adani Gas thuộc tập ...

quan he trung quoc an do di hoa vi quy con xa ky cuoi Ấn Độ và Nhật Bản tập trận quân sự chung từ ngày 19/10

TGVN. Cuộc tập trận là một hoạt động huấn luyện thường niên đang được tiến hành ở Ấn Độ kể từ năm 2018.

quan he trung quoc an do di hoa vi quy con xa ky cuoi Chủ tịch Tập Cận Bình đến Nepal với hàng loạt dự án, Ấn Độ trông chừng

TGVN. Chiều 12/10, Nepal trải thảm đỏ chào đón Chủ tịch Tập Cận Bình, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Liverpool vs Leverkusen; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/11 và sáng 6/11: Lịch thi đấu Champions League - Sporting vs Man City; AFC Champions League - Al Nassr vs Al-Ain.
Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Indonesia tham vọng trở thành số 1 về du lịch Halal

Chính phủ Indonesia thúc đẩy cải thiện du lịch Halal như một phần trong nỗ lực trở thành điểm đến du lịch thân thiện hàng đầu với người Hồi giáo.
Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Xao xuyến trước nhan sắc diễn viên Phan Minh Huyền

Trên trang cá nhân, diễn viên Phan Minh Huyền thường xuyên cập nhật hình ảnh mới, lúc gợi cảm, quyến rũ; khi thì năng động.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màu sắc chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris nếu đắc cử

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 sẽ tác động tới tình hình thế giới thế nào và chính sách đối ngoại của ông Trump và bà Harris khác ...
Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà giảm

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.
Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Trực tuyến bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Căng thẳng an ninh lịch sử, ông Trump ra tuyên bố nóng bất ngờ, bà Harris nói 'hãy tận hưởng'

Báo Thế giới và Việt Nam liên tục cập nhật diễn biến và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ngày 5/11.
Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Điểm tin thế giới sáng 5/11: Trung Quốc cân nhắc gói kích thích kinh tế, Nga-Indonesia tập trận hải quân, Australia hủy bỏ dự án quân sự

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/11.
Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào.
Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Tin thế giới 4/11: Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel 'đoạn tuyệt' với một cơ quan LHQ, các ứng viên 'trắng đêm' trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Nga vừa thể hiện thành ý vun đắp cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, Ankara báo tin không vui

Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Syria chưa sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với phe đối lập ở nước này và theo nghĩa rộng hơn là với Ankara.
Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tin Triều Tiên đưa quân đến Nga: Tổng thống Ukraine trách móc việc 'khoanh tay đứng nhìn', Tổng thư ký LHQ lên tiếng, Hàn Quốc tính sẵn kịch bản

Tổng thư ký LHQ quan ngại trước thông tin binh sĩ Triều Tiên được đưa tới Nga và khả năng lực lượng này tiến về khu vực xung đột ở Ukraine.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

30 năm UNCLOS có hiệu lực: Vai trò giữ gìn trật tự pháp lý trên biển của ITLOS

Gần 30 năm qua, Tòa án Luật Biển quốc tế (ITLOS) góp phần quan trọng giữ gìn tính toàn vẹn, thúc đẩy tuân thủ UNCLOS.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động