RCEP khẳng định cam kết hội nhập kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương

Hà Hoàng
TGVN. Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cho thấy, phần lớn các quốc gia châu Á ủng hộ một khuôn khổ thương mại tự do khu vực, hoạt động mang lại lợi ích cho tất cả các nền kinh tế châu Á, và coi đó là một bước ngoặt để đạt được hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn ở Đông và Đông Nam Á.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
RCEP khẳng định cam kết hội nhập kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương
RCEP phản ánh ý chí của các nước châu Á trong việc tự mình nắm bắt vấn đề hội nhập kinh tế khu vực. (Nguồn: Reuters)

15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong ngày 15/11.

RCEP đưa ra thông điệp rằng các nước châu Á không muốn chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc.

Khi châu Á muốn tự nắm bắt hội nhập

Trong bối cảnh đó, các nền kinh tế châu Á đã khởi động đàm phán RCEP vào năm 2012, dưới sự chủ trì của ASEAN và với sự hỗ trợ nhiệt tình của Trung Quốc cùng các nền kinh tế châu Á khác. Ở một mức độ nào đó, RCEP phản ánh ý chí của các nước châu Á trong việc tự mình nắm bắt vấn đề hội nhập kinh tế khu vực.

RCEP và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không nhất thiết phải cạnh tranh với nhau. Thay vào đó, chúng thể hiện các mức độ mở cửa và tự do hóa kinh tế khác nhau.

Tin liên quan
ASEAN 37: Chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực - RCEP ASEAN 37: Chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực - RCEP

TPP, hiện nay có hiệu lực là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thể hiện "hội nhập sâu rộng" và tự do hóa ở mức độ cao. Tuy nhiên, RCEP tính đến các giai đoạn phát triển kinh tế đa dạng của những quốc gia châu Á khác nhau và nhằm đáp ứng nhu cầu cùng mối quan tâm riêng của các quốc gia, trong khi vẫn thúc đẩy đáng kể hội nhập và tự do hóa kinh tế.

Việc chính quyền Tổng thống Donald Trump rút khỏi TPP vào năm 2016 đã dẫn đến việc Mỹ phân tách khỏi tiến trình hội nhập kinh tế châu Á. Động thái này, đại diện cho chủ nghĩa dân tộc kinh tế và chủ nghĩa biệt lập kiểu Donald Trump, nhanh chóng được theo sau bởi chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một sáng kiến địa chính trị ủng hộ chủ động nhằm thiết lập một "mặt trận thống nhất" dưới hình thức liên minh hoặc bán liên minh để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong cùng thời kỳ, hội nhập kinh tế châu Á diễn ra bền vững và sẽ sớm thấy được thành quả dưới hình thức RCEP. Theo nghĩa này, RCEP thể hiện sự thất bại trong nỗ lực bao vây Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Trump ở Tây Thái Bình Dương.

Việc chính quyền Tổng thống Trump từ bỏ TPP và thúc đẩy chủ nghĩa đơn phương "Nước Mỹ trên hết" đã làm dấy lên nghi ngờ giữa các nước châu Á về việc Mỹ sẵn sàng giao thương với khu vực trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Tuy nhiên, rất có thể chính quyền của ông Joe Biden, người được truyền thông Mỹ đưa tin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, sẽ thay đổi đường lối của ông Trump và tham gia nhiều hơn vào giao thiệp với châu Á trên mặt trận kinh tế.

Theo nghĩa này, việc kết thúc thành công RCEP có thể dấy lên hồi chuông cảnh báo đối với một chính phủ mới của Mỹ. Người ta không nên lấy làm ngạc nhiên nếu ông Biden sử dụng RCEP để thổi phồng "mối đe dọa Trung Quốc" nhằm xây dựng sự đồng thuận ở Mỹ để tham gia lại TPP.

Tương lai của toàn cầu hóa

Châu Á, với tinh thần khu vực cởi mở, hoan nghênh nhiều quốc gia hơn tham gia dự án hội nhập khu vực của mình. Nếu Mỹ muốn khởi động lại việc gia nhập TPP, những rào cản mà nước này phải đối mặt sẽ không phải ở châu Á, và thậm chí có thể không đến từ Trung Quốc.

Ngay cả khi bản thân ông Biden rất hy vọng trở lại làm thành viên TPP, thì vẫn có thể mất nhiều thời gian để Mỹ mở lại quá trình này. Chủ nghĩa dân tộc kinh tế trong xã hội Mỹ đang sâu sắc rõ rệt, và nhiều đảng viên Dân chủ - cơ sở chính trị của ông Biden, chắc chắn không phải là những “người bạn tốt nhất” của thương mại tự do.

Ứng cử viên Hillary Clinton khi vận động tranh cử trong cuộc đua với ông Trump năm 2016, đã kịch liệt phản đối TPP. Đây sẽ là một quá trình đau đớn cho ông Biden để phát triển một câu chuyện mới.

Trong một thế giới lý tưởng, thương mại là một hiện tượng kinh tế nên tự vận hành dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia giao thương, mà không có sự can thiệp của chính trị. Trong thế giới thực, giao dịch toàn cầu luôn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề trong nước và địa chính trị.

Trong vòng cạnh tranh kinh tế Mỹ-Trung Quốc mới này, vấn đề quan trọng tiếp theo cần theo dõi là chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù cựu Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Trump là những nhà lãnh đạo rất khác nhau, nhưng các chính sách thương mại của họ đều có chung một mục tiêu.

Tin liên quan
Kết thúc đàm phán RCEP - thông điệp mạnh mẽ khẳng định vai trò đi đầu của ASEAN Kết thúc đàm phán RCEP - thông điệp mạnh mẽ khẳng định vai trò đi đầu của ASEAN

Đó là, Chính phủ Mỹ, dù do đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ kiểm soát, dự kiến sẽ thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu lấy Trung Quốc làm trung tâm và đưa sức hút của mạng lưới sản xuất toàn cầu trở lại Mỹ và các đồng minh. Ít nhất, cả hai đều mong muốn đưa Trung Quốc ra khỏi vị trí trung tâm trong mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự khác biệt là ông Obama thực hiện thông qua nỗ lực xây dựng liên minh của TPP trong khi ông Trump dùng đến cuộc chiến thuế quan. Hơn nữa, ông Obama có thể sẵn sàng cho phép Trung Quốc tham gia, miễn là Trung Quốc có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cao trong đó. Ngược lại, ông Trump coi Trung Quốc là một chiến lược địa chính trị mạnh mẽ và tìm mọi cách kiềm chế Trung Quốc.

Trong bối cảnh này, không nên ảo tưởng rằng quá trình toàn cầu hóa trước thời chính quyền Tổng thống Trump sẽ được nối lại hoàn toàn. Trong phạm vi các mạng lưới sản xuất có liên quan, điều có nhiều khả năng xảy ra hơn là sự tồn tại song song của hai chuỗi cung ứng toàn cầu ở châu Á và Bắc Mỹ, với Trung Quốc và Mỹ là những người chơi dẫn đầu tương ứng.

Tất nhiên, hầu hết các quốc gia, bao gồm đặc biệt là các nền kinh tế châu Âu, sẽ tham gia vào cả hai chuỗi cung ứng.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: RCEP tạo cơ hội, khẳng định vị thế, tiếp thêm sự tự tin cho Việt Nam và ASEAN

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: RCEP tạo cơ hội, khẳng định vị thế, tiếp thêm sự tự tin cho Việt Nam và ASEAN

TGVN. Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 37, bên lề Lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực ...

Truyền thông Đức nêu bật ý nghĩa của RCEP đối với hội nhập kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

Truyền thông Đức nêu bật ý nghĩa của RCEP đối với hội nhập kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

TGVN. Nhiều trang tin của Đức đã có bài viết đánh giá tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu ...

Việt Nam đi đầu trong hội nhập kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Việt Nam đi đầu trong hội nhập kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

TGVN. Trang Inter Press Services viết về vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam và việc đạt bước đột phá trong thương mại toàn ...

(theo Global Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội

Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ và đã được cộng ...
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam gặp U23 Iraq tại tứ kết U23 châu Á 2024

U23 Việt Nam thua đậm 0-3 trước U23 Uzbekistan ở lượt cuối cùng bảng D trên sân Khalifa và sẽ đối đầu U23 Iraq ở tứ kết giải U23 châu ...
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Sao Việt: Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh nhẹ nhàng, thanh lịch

Diễn viên Lê Bống phim Lỡ hẹn với ngày xanh đăng ảnh hậu trường thanh lịch, Hòa Minzy khoe vai trần gợi cảm.
Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, học đầu tư theo cách của tỷ phú?

Giá vàng hôm nay 24/4/2024: Giá vàng diễn biến phức tạp, đấu thầu vàng ế bởi lý do này, nên học đầu tư theo tỷ phú?
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/4.
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Thái Lan là đối tác đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Thái Lan là đối tác đáng tin cậy nhất của Kazakhstan ở Đông Nam Á

Ngoại trưởng Kazakhstan Murat Nurtleu và người đồng cấp Thái Lan ký kết thỏa thuận về việc miễn thị thực đối với người mang các loại hộ chiếu.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động