Việt Nam đi đầu trong hội nhập kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

N.Kim
TGVN. Trang Inter Press Services viết về vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam và việc đạt bước đột phá trong thương mại toàn cầu với việc hoàn tất đàm phán RCEP.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Việt Nam đi đầu trong hội nhập kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Việt Nam được đánh giá đi đầu trong hội nhập kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Theo bài viết của tác giả Kyle Springer, một nhà phân tích cao cấp tại Trung tâm châu Á của Mỹ ở Perth, Australia, đây là năm Việt Nam đã sẵn sàng đạt được những bước tiến để vươn lên trở thành một nước dẫn đầu khu vực.

Với việc Việt Nam đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN, một bước đột phá trong thương mại toàn cầu đã đạt được trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và đại dịch tác động trên toàn cầu.

Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN vào tháng 1/2020, ngoại giao Việt Nam đã chứng tỏ khả năng thích ứng trong bối cảnh những hạn chế của Covid-19. Việc hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với nỗ lực của Việt Nam trong năm nay sẽ củng cố vị trí lãnh đạo tầm trung ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020 sắp kết thúc, nhưng chúng ta đã học được cách kỳ vọng rất nhiều từ năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam. Hãy thử nhìn lại những gì mà lãnh đạo Việt Nam thực hiện trong quá khứ. Khi Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN vào năm 2010, nước này đã khởi động cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus), một cuộc đối thoại quốc phòng của tất cả mười thành viên ASEAN và tám đối tác đối thoại, bao gồm Mỹ và Trung Quốc.

Khi Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) cùng năm đó, Mỹ và Nga đã tham dự với tư cách khách mời của Việt Nam, mở đường cho việc trở thành thành viên chính thức của hai quốc gia quan trọng này trong hội nghị thượng đỉnh vào năm sau. ADMM Plus và EAS hiện đã trở thành những thể chế quan trọng trong kiến ​​trúc chính trị của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Và trong năm khủng hoảng 2020, chính sách ngoại giao khéo léo của Việt Nam một lần nữa đã “ra tay giải cứu”. Khi Việt Nam đưa RCEP vào tiến trình Hội nghị thượng đỉnh tháng 11 này, đây sẽ là bước phát triển quan trọng nhất trong hệ thống thương mại toàn cầu kể từ khi thành lập WTO vào năm 1994.

Trải quan 8 năm với hơn 30 vòng đàm phán, RCEP hứa hẹn sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế sau Covid-19 của 15 thành viên, chiếm 29% GDP toàn cầu. Các điều khoản của hiệp định sẽ thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của chuỗi giá trị khu vực và giảm đáng kể các rào cản pháp lý đối với đầu tư.

Tài dẫn dắt của Việt Nam đối với RCEP đánh dấu sự chuyển mình để nước này trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất và gắn kết quốc tế nhất trong khu vực.

RCEP có lẽ thể hiện đỉnh cao nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu bắt đầu từ giữa những năm 1990. Sau khi thực hiện công cuộc Đổi mới kinh tế từ năm 1986, Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007 và bắt đầu theo đuổi một số hiệp định thương mại tự do từ năm 2005.

Ngày nay, nước này đã ký nhiều thỏa thuận với các nền kinh tế phát triển. Việt Nam không chỉ nổi lên với tư cách là một bên tham gia vào các nỗ lực thương mại đa phương, mà còn là một bên đề xuất đi đầu trong hội nhập thương mại khu vực. Việt Nam hiện là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với Australia, New Zealand và Nhật Bản. Tiền thân của CPTPP, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nổi tiếng với quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận này sau một thời gian dài được quảng bá rộng rãi là một nền tảng trong tiến trình “tái cân bằng” của cựu Tổng thống Barack Obama đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Vài tháng sau khi Mỹ rời khỏi hiệp định, các thành viên TPP còn lại đã gặp nhau bên lề Hội nghị Bộ trưởng thương mại APEC 2017 do Việt Nam đăng cai tổ chức. Tại đó, các bộ trưởng đã tái khẳng định giá trị của TPP và thảo luận về cách thức hoàn tất TPP với 11 nước ký ban đầu.

Tại đây, Việt Nam đã quyết định tiếp tục tham gia hiệp định này và việc Việt Nam tham gia CPTPP làm rõ lập trường của Việt Nam: cam kết tự do hóa thương mại.

RCEP chính là sự tiếp tục các nỗ lực của Việt Nam và Việt Nam một lần nữa đưa ra một thể chế mới quan trọng trong thời điểm đang chủ trì với tư cách là chủ tịch ASEAN. RCEP được xem là thỏa thuận kịp thời, sẽ đưa Việt Nam và các đối tác Ấn Độ-Thái Bình Dương vào một vị trí thuận lợi để giải quyết các vấn đề kinh tế đang gây áp lực cho khu vực, đặc biệt là hậu quả từ đại dịch Covid-19, vốn đã ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến Đông Nam Á.

Ở đây, một lần nữa, Việt Nam chứng minh mình ở top đầu. Với việc kiểm soát dịch bệnh bùng phát trong nước, vị trí của Việt nam trong những dự báo tăng trưởng kinh tế cũng đầy hứa hẹn. Ngay cả trong những kịch bản bi quan nhất, nền kinh tế Việt Nam sẽ duy trì tăng trưởng dương trong năm 2020.

Trong tương lai, khi Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN lần tiếp theo, có thể vào năm 2030, nền kinh tế của nước này sẽ trên đường trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và RCEP sẽ được đánh giá cao vì thành tích này.

Cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn hơn, RCEP sẽ nâng cao hơn nữa khả năng thu hút đầu tư của Việt Nam để đẩy nhanh nền kinh tế phát triển theo hướng đầy hứa hẹn này.

Thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Việt Nam là hiện thực hóa những kỳ vọng của khu vực trong khi vẫn tiếp tục cải cách kinh tế trong nước.

Tôn vinh những doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong năm đầy biến động 2020

Tôn vinh những doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong năm đầy biến động 2020

TGVN. Tròn mười năm và hai lần giữ cương vị Chủ tịch giải thưởng ABA, Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, Thành ...

Tin tức ASEAN buổi sáng 13/11: ASEAN đề cao vai trò phụ nữ, Ấn Độ thúc đẩy quan hệ thương mại cùng khối

Tin tức ASEAN buổi sáng 13/11: ASEAN đề cao vai trò phụ nữ, Ấn Độ thúc đẩy quan hệ thương mại cùng khối

TGVN. Phụ nữ là những 'anh hùng thầm lặng' của ASEAN, Ấn Độ và ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại và những thông tin ...

Báo Modern Diplomacy: Việt Nam đã làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020

Báo Modern Diplomacy: Việt Nam đã làm tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020

TGVN. Theo tờ Modern Diplomacy, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có ...

(theo IPS News)

Đọc thêm

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ cao hơn định hướng Trung ương đặt ra, về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao ...
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức ...
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ ...
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe

Bồ kết là loại thảo dược được tin dùng từ xa xưa, giúp tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm gãy rụng trong mùa hanh khô.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 22/12 đã tái khẳng định về quyền kiểm soát của Mỹ đối với kênh đào Panama, cáo buộc nơi đây thu phí quá cao.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Phiên bản di động