Sứ mệnh khó thành của Mỹ ở Trung Đông

TG&VN giới thiệu bài viết của nhà báo Thomas Friedman, đăng trên tờ New York Times ngày 6/4.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
su menh kho thanh cua my o trung dong
Nhà báo Thomas Friedman (trái) và Giáo sư Michael Mandelbaum. (Nguồn: Bloomberg)

Tôi vừa đọc một cuốn sách mà chắc là cả hai ông Barack Obama và Donald Trump đều sẽ thích nó.

Cuốn sách này cho rằng, trong hai thập kỷ qua, chính sách đối ngoại của Mỹ đã sai lầm. Theo đó, Mỹ đã quá tự tin vào sức mạnh của mình so với các đối thủ trên thế giới, để rồi Washington liên tục vướng vào các xung đột địa chính trị. Mỹ luôn ảo tưởng rằng, sứ mệnh của họ không chỉ là bảo vệ đất nước mình, mà còn là một nhà cứu trợ, một kiến trúc sư cho sự phát triển của nhiều quốc gia khác.

Với ý tưởng này, Mỹ cũng đã đạt được một số thành công nhất định. Nhưng có thể nói, cho đến nay, Mỹ vẫn chưa thể tạo nên được nền dân chủ bền vững tại các quốc gia mà họ can thiệp. Đó cũng là lý do tại sao Tổng thống Obama và thậm chí người kế nhiệm ông cũng không hề muốn tiếp tục sứ mệnh bất khả thi này.

Dù biết như vậy, nhưng liệu nước Mỹ có thể tiếp tục theo đuổi lý tưởng xây dựng một thế giới dân chủ hay không?

Trong cuốn sách “Chúng ta đã từng như thế” (That used to be us) mà tôi vừa đọc, Giáo sư Michael Mandelbaum thuộc Đại học Johns Hopskin cho rằng, kể từ năm 1991, khi Tổng thống Bush (cha) quyết định can thiệp vào Iraq và thiết lập vùng cấm bay để bảo vệ người Kurd thoát khỏi nạn diệt chủng, “các sáng kiến quốc tế của Mỹ trong hai thập kỷ tiếp theo chỉ quan tâm đến chính trị nội bộ và vấn đề kinh tế, hơn là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia”.

Cũng theo Mandelbaum, “trọng tâm chính sách đối ngoại Mỹ chuyển từ chiến tranh (war) sang quản lý (governance), từ việc nghiên cứu các nước tiến hành chiến tranh với nhau như thế nào sang việc xem xét họ quản trị đất nước như thế nào”. Để minh chứng cho luận điểm này, ông Mandelbaum đã chỉ ra hàng loạt ví dụ như các chiến dịch của Mỹ ở Somalia, Haiti, Bosnia, Kosovo, Iraq, Afghanistan hay thái độ của Washington về chính sách nhân quyền ở Trung Quốc, tiến trình dân chủ hóa ở Nga hay đàm phán hòa bình Israel – Palestine.

Trong mỗi trường hợp, Mỹ luôn tác động đến việc quản trị nội bộ của các quốc gia khác theo hướng dân chủ, tôn trọng Hiến pháp như mô hình phương Tây. Mandelbaum nhận xét: “Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn muốn kiềm chế nước khác, nhưng sang thời hậu Chiến tranh Lạnh, Mỹ muốn các nước khác bị chuyển hóa, đi theo tư tưởng và chính trị phương Tây”.

Những sứ mệnh kể trên, Mandelbaum nhấn mạnh, có kết cục giống nhau là đều bị thất bại. Theo vị Giáo sư trường Johns Hopskin, tại Bosnia, Somalia, Kosovo…, Mỹ đã triển khai các chiến dịch quân sự khá thành công, nhưng những nỗ lực sau đó nhằm biến chuyển nền chính trị của những vùng đất này lại không đi đến đích như Washington mong muốn.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì các vấn đề chính trị nội bộ của nước khác chưa bao giờ nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ. Những biến chuyển chính trị phải xuất phát từ nội tại chính quốc gia đó, từ ý chí của các nhà lãnh đạo địa phương, mới có thể vượt qua những rào cản vốn bám rễ từ lâu.

Iraq là một ví dụ điển hình củng cố cho luận điểm của Mandelbaum. Quốc gia Trung Đông đã nhận được nhiều hỗ trợ của Mỹ, nhưng tình hình tại đây trong nhiều năm qua vẫn rất bất ổn. Thực tế này lại đặt ra thêm một câu hỏi lớn khác: Ai sẽ giữ gìn trật tự tại những khu vực hỗn loạn này?

Thời Trung Cổ, các cường quốc luôn tìm cách bành trướng và thôn tính các quốc gia nhỏ yếu hơn, như đế chế Ottoman đã từng kiểm soát Trung Đông trong 500 năm. Sau đó là đến thời của các thế lực thực dân phương Tây. Kế đến, trong vài thế kỷ qua, các nước Trung Đông đặt dưới sự điều hành của các vị vua, tướng lĩnh quân sự và các nhà độc tài.

Tình hình hiện nay đã khác rất nhiều. Các vị vua, các tướng lĩnh và các nhà độc tài không còn có thể “bóp miệng” các công dân của họ, trong bối cảnh truyền thông đại chúng phát triển mạnh mẽ. Ngày trước, các nhà độc tài dùng lợi nhuận có được từ nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ hay viện trợ từ phương Tây để làm yên lòng dân chúng. Nhưng khi dân số tăng lên, tài nguyên dần cạn kiệt, và người dân cảm thấy bất mãn, những nhà lãnh đạo Trung Đông phải làm gì?

Giải pháp duy nhất đó là xây dựng một chính phủ tôn trọng và ủng hộ lợi ích của người dân hơn. Nếu đi theo hướng này, Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước Trung Đông trong chừng mực nhất định. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, liệu có chắc là bất ổn tại đây sẽ giảm bớt và người dân khu vực này sẽ thôi tìm đường đến châu Âu và Bắc Mỹ?

Câu hỏi này chính là một trong những thách thức lớn nhất về chính sách đối ngoại mà vị Tổng thống Mỹ tiếp theo phải tìm cách giải quyết.

*Bài viết phản ánh quan điểm cũng như văn phong riêng của tác giả.

Quang Chinh (lược dịch)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Mỹ

Đọc thêm

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah thi đấu bùng nổ, thiết lập kỷ lục mới ở Ngoại hạng Anh

Mohamed Salah trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh đạt thành tích hai chữ số cho bàn thắng và kiến tạo trước Giáng sinh.
Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Hungary có chính sách trung lập về kinh tế, tuyên bố không từ chối quan hệ với Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban bày tỏ, nước này muốn duy trì mối quan hệ làm ăn cùng có lợi với Nga theo chính sách trung lập về kinh tế.
Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Sáu việc nên làm khi đi bộ để cải thiện sức khỏe tim mạch

Đặt mục tiêu, thêm biến tốc hay chuyển động cánh tay, bài tập thở... là những cách để cải thiện sức khỏe tim mạch khi đi bộ.
Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Nga sẵn sàng bán khí đốt cho phương Tây và một nước châu Âu

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận, nước này sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho phương Tây và Slovakia.
Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Quy định mới về thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025

Bài viết sau có nội dung về công tác thu hồi giấy phép lái xe từ ngày 1/1/2025 được quy định trong Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

MU rơi vào tình thế 'tệ' nhất lịch sử Ngoại hạng Anh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ngoại hạng Anh, MU bước vào lễ Giáng sinh với vị trí ở nửa sau bảng xếp hạng.
Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Tổng thống Putin gọi sự 'khai sinh' một vũ khí Nga là lịch sử, 'siêu thủy quái' sắp sửa sung quân

Nền công nghiệp quốc phòng Nga đang phát triển mạnh mẽ với việc chế tạo ra các loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm, như tên lửa đạn đạo hay tàu ngầm.
Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Ảnh ấn tượng: Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Nga khẳng định điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân… là những ảnh ấn tượng trong tuần.
Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Houthi tuyên bố bắn hạ máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đỏ

Giữa lúc Mỹ thông báo về một vụ 'bắn nhầm' máy bay chiến đấu trên Biển Đỏ vào rạng sáng 22/12, Houthi lại ra tuyên bố khác về tình hình khi đó.
Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Điểm tin thế giới sáng 23/12: Tổng thống Nga gặp lãnh đạo một nước EU, Qatar mở lại Đại sứ quán ở Syria, Chile xâm phạm không phận Argentina

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/12.
Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Chuyến thăm lịch sử làm nên bước ngoặt: Ấn Độ-Kuwait trở thành đối tác chiến lược

Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Kuwait đã đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 23/12-29/12

Giáo hoàng gửi thông điệp Giáng sinh 2024, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á-Âu, lãnh đạo các nước SNG họp tại Nga... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động