Sức mạnh quân sự quốc gia từ những góc nhìn khác nhau trên thế giới (Kỳ I)

Vũ Đăng Minh
TGVN. Sức mạnh quân sự không chỉ là con số, mà phụ thuộc nhiều vào sự chuyển hóa tiềm năng thành sức mạnh thực chất, khả năng thực chiến, yếu tố tinh thần, tính chất của chiến tranh, các yếu tố khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sức mạnh quân sự quốc gia từ những góc nhìn khác nhau trên thế giới
Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ là 4 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu Global Fire Power (GFP) năm 2021. (Nguồn: GFP)

Những con số "biết nói"

Theo thông lệ hằng năm, tổ chức Global Fire Power (GFP) của Mỹ công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự các nước trên thế giới. Theo GFP, năm 2021, các quốc gia nằm trong top đầu bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Anh…

So sánh bảng xếp hạng 3 năm từ 2019 đến 2021, thứ tự các nước có thay đổi, nhưng không xảy ra đột biến. 4 quốc gia dẫn đầu vẫn là Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, trong khi thứ hạng các nước xếp sau có chút thay đổi. Nhật Bản xếp thứ 6 (năm 2019) tăng lên thứ 5 (năm 2020, 2021); tương tự, Hàn Quốc từ thứ 7 lên thứ 6, Pháp tụt từ thứ 5 xuống thứ 7.

Triều Tiên từ thứ 18 (năm 2019) xuống thứ 25 (năm 2020) và 28 (năm 2021). Việt Nam từ thứ 22 (năm 2020) xuống thứ 24 (năm 2021), đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.

Bảng xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu của GFP được tính toán cụ thể theo hơn 50 số liệu thống kê, bao gồm:

- Số lượng và cơ cấu vũ khí trang bị (máy bay, tên lửa, xe tăng, tàu chiến, pháo các loại…), không tính vũ khí hạt nhân;

- Binh lực (cơ cấu tổ chức quân đội, lực lượng thường trực, dự bị, dân số, khả năng huy động khi có chiến tranh…);

- Khả năng tác chiến trên các môi trường đất liền, trên không, trên biển;

- Trình độ phát triển công nghiệp quốc phòng, ngân sách quốc phòng, tài chính quốc gia, vị trí địa lí, phạm vi ảnh hưởng trong khu vực;

- Các yếu tố khác.

Tính toán của GFP khá công phu và kết quả xếp hạng top 3, bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, dường như khó tranh cãi. Cơ sở cho độ tin cậy là sự lạnh lùng của công thức tính toán và nhiều dữ liệu thống kê, thông số.

Tuy nhiên, sức mạnh quân sự không chỉ là con số, mà phụ thuộc nhiều vào sự chuyển hóa tiềm năng thành sức mạnh thực chất, khả năng thực chiến, yếu tố tinh thần, tính chất của chiến tranh, các yếu tố khác và tỷ trọng ảnh hưởng rất khác nhau của từng yếu tố, khó đo đếm bằng tính toán.

Mặt khác, dữ liệu thống kê của một số nước chưa hẳn đúng thực tế. Thực tiễn chiến tranh, chiến trường là sự kiểm chứng có giá trị của lý thuyết, tính toán.

Thực tiễn chiến tranh và tương lai vũ khí công nghệ cao

Cách đây 30 năm, ngày 17/1/1991, chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất bùng nổ. Đây được xem là khởi đầu cho phương thức chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tuy tỷ lệ vẫn thấp, chỉ khoảng 5-10%. Tương quan lực lượng, vũ khí trang bị nghiêng hẳn về phía Mỹ và liên minh 34 nước, nên Iraq thất bại hoàn toàn là điều không khó giải thích.

Điều đáng nói là, Iraq có 700 máy bay các loại, nhiều tên lửa Sam 3-6, Roland, 7.000 khẩu pháo phòng không, 3.000 khẩu pháo mặt đất cỡ lớn, 100.000 xe tăng, số lượng quân đội đến 1 triệu người, xếp hạng thứ tư thế giới, thứ nhất ở Vùng Vịnh về quy mô, nhưng chỉ bắn rơi 1 máy bay, gây tổn thất không đáng kể cho liên quân và chấp nhận thua trận khi lực lượng, vũ khí còn khá nhiều.

Các bản tin chiến sự, bình luận quân sự quốc tế về các cuộc chiến gần đây ở Syria, Nagorno-Karabakh và một số khu vực khác, đều có điểm chung đáng chú ý là nhấn mạnh vai trò của vũ khí công nghệ cao.

So sánh tương quan lực lượng, đánh giá cục diện và kết cục chiến trường chủ yếu dựa vào số lượng, tính năng vượt trội của tên lửa, máy bay, tàu chiến và các phương tiện trang bị quân sự hiện đại khác.

Tin liên quan
Ảnh ấn tượng tuần (11-17/1): Đồi Capitol ‘căng hơn dây đàn’ trước giờ G, Triều Tiên khoe sức mạnh quân sự và kỷ lục buồn của ông Trump Ảnh ấn tượng tuần (11-17/1): Đồi Capitol ‘căng hơn dây đàn’ trước giờ G, Triều Tiên khoe sức mạnh quân sự và kỷ lục buồn của ông Trump

Nhiều ý kiến cho rằng, máy bay không người lái (UAV) được sử dụng theo chiến thuật “bầy” nhanh chóng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, dẫn tới nguy cơ loại bỏ lực lượng tăng, thiết giáp khỏi biên chế quân đội. Tên lửa, máy bay hiện đại của Mỹ, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran… đóng vai trò chủ yếu ở chiến trường Trung Đông. Bộ binh không còn là lực lượng quyết định thắng lợi trên chiến trường.

Từ thực tiễn đó, Tiến sĩ Can Kasapogglu, thuộc Tổ chức phân tích EDAM ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét, sự phát triển của vũ khí công nghệ cao cho thấy tính dễ bị tổn thương của chiến tranh truyền thống!

Thực ra, các quan điểm trên không mới, khác chăng là mức độ đánh giá vai trò của vũ khí hiện đại ngày càng cao, thậm chí gần như là số 1.

Quan điểm đó càng được cổ vũ bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự hội tụ của trí tuệ nhân tạo, kỷ nguyên số và sự phát triển của công nghệ liên ngành, đa ngành và xuyên ngành trong lĩnh vực quân sự.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đánh dấu sự thay đổi mang tính bước ngoặt, làm đảo lộn nhiều quan điểm, cách nhìn nhận trước đây. Nó có thể tạo ra nhiều loại vũ khí siêu đẳng với công nghệ mới như nano, sinh học, vật liệu mới siêu bền, năng lượng định hướng…

Thế hệ robot trí tuệ nhân tạo có thể đảm nhiệm nhiều công đoạn trong hoạt động quân sự với khả năng vượt trội, giảm bớt sự tham gia trực tiếp của con người. Chiến tranh tương lai là chiến tranh trên không, vũ trụ, chiến tranh robot. Người làm chủ chiến trường vũ trụ, trên không, không gian mạng, có ưu thế về vũ khí công nghệ cao sẽ là người quyết định “cuộc chơi”.

Câu chuyện cách đây gần hai chục năm, trong buổi trao đổi học thuật giữa cơ quan nghiên cứu chiến lược Bộ Quốc phòng Việt Nam với Viện nghiên cứu quốc tế thuộc trường đại học ở Singapore có vẻ gần gũi với quan điểm nêu trên.

Nói về lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, một thành viên nêu tấm gương anh hùng liệt sĩ Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

Phía đối thoại bày tỏ: Chúng tôi rất khâm phục sự dũng cảm của Quân đội Việt Nam, nhưng chiến tranh tương lai có lẽ không có chỗ cho các hành động như vậy! Cùng một thực tiễn, nhưng góc nhìn khác nhau sẽ có kết luận khác nhau.

Tin liên quan
Công bố danh sách xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2021, bất ngờ thứ bậc của Triều Tiên Công bố danh sách xếp hạng sức mạnh quân sự toàn cầu năm 2021, bất ngờ thứ bậc của Triều Tiên

Lẽ thường mạnh được yếu thua. Lý luận, tính toán khoa học và cách nhìn nhận thực tiễn chiến tranh nêu trên dẫn đến kết luận phần thắng nghiêng về bên có ưu thế vũ khí công nghệ cao!

Các nước nhỏ và vừa khó, hoặc không thể chống lại các cường quốc, các nước có sức mạnh quân sự lớn hơn!

Quan điểm đó đã thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang, phát triển các loại vũ khí công nghệ cao, siêu cao để răn đe, giành ưu thế tuyệt đối trong chiến tranh. Dù kinh tế suy thoái, nhưng thị trường mua bán vũ khí vẫn sôi động. Nhiều nước tăng ngân sách quốc phòng, xây dựng quân đội, nhập khẩu các loại vũ khí trang bị quân sự hiện đại hoặc chấp nhận “ô phòng thủ quân sự” của các nước lớn.

Tuy nhiên, cũng có thực tiễn khác, cách nhìn nhận khác. Trong một số trận đánh cụ thể, hay một cuộc chiến tranh, quốc gia xếp thứ hạng cao về sức mạnh quân sự vẫn có thể thất bại trước một quốc gia có thứ hạng thấp hơn.

Việt Nam là một trong số đó. Trong nửa cuối thế kỷ XX, quân và dân Việt Nam không chỉ 1 mà 3 lần đánh thắng đội quân xâm lược của 3 nước lớn.

(còn tiếp)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại giao Việt Nam, hôm qua, hôm nay và ngày mai
Dấu ấn đối ngoại quốc phòng Việt Nam năm 2020
Nhật Bản từng bước chuyển mình trên con đường xuất khẩu vũ khí
Liên minh tình báo 'Ngũ Nhãn' đang đối đầu với Trung Quốc?
Vụ chính trị gia đối lập Nga hôn mê: Belarus tung bằng chứng chứng minh luận điệu về vụ đầu độc Navalny là bịa
Vũ Đăng Minh

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động