Syria sau năm năm khói lửa

Vậy là đã tròn năm năm ngày bùng phát cuộc xung đột tại Syria và nhấn chìm quốc gia này trong nội chiến.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
syria sau nam nam khoi lua

Hàng triệu người Syria phải rời bỏ quê hương bởi cuộc nội chiến kéo dài mà chưa có hồi kết. (Nguồn: AP)

Dư luận thế giới đang đổ dồn sự chú ý vào cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu từ ngày 14/3 tại Geneva (Thụy Sỹ) nhằm định đoạt tương lai của Syria. Dù cho kết quả ra sao, đây cũng là lúc cả thế giới nhìn lại quãng thời gian khốc liệt mà người dân Syria đã trải qua suốt năm năm vừa qua.

Khi thảm kịch ập đến

Đã từng có một Syria với những người phụ nữ trẻ giương cao biểu ngữ phản đối trên những con phố nhộn nhịp tại Damascus, những thiếu niên vẽ tranh tường ở phía Nam thành phố Deraa, những nhà hoạt động trẻ tuổi đầu tiên đứng lên kêu gọi cải cách chính trị… Trước chiến tranh, Syria còn được biết đến là một quốc gia Ả rập mến khách với những nét kiến trúc độc đáo và ẩm thực tinh tế. Nhưng không lâu sau, tiếng kêu khóc của người dân Syria bị át đi bởi tiếng đạn bom trong cuộc chiến khốc liệt giữa lực lượng nổi dậy và quân đội Chính phủ Syria.

Sự phức tạp của cuộc chiến càng được đẩy lên cao trào khi những quốc gia bên ngoài bắt đầu can dự sâu và hiện diện ở hai bên chiến tuyến. Thêm nữa, sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng khiến cuộc chiến càng thêm tàn bạo. Dường như nội chiến Syria đã trở thành cuộc chiến chung không chỉ của những người  Syria.

Năm 2011, mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Syria gia tăng. Kéo theo đó, lực lượng tình báo được triển khai, quân đội túc trực trên khắp các tuyến đường, trong khi báo chí nước ngoài thì bị hạn chế tiếp cận. Sáu tháng sau, sự sợ hãi đã biến mất thay vào đó là tiếng hô vang của những người biểu tình. Ngay sau đó, quân đội Chính phủ nhanh chóng khống chế và dập tắt cuộc nổi dậy.

Đến năm 2012, cục diện của cuộc chiến đã thay đổi. Cộng đồng người Alawite dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Assad tại Latakia mỗi ngày đều phải đón nhận những người lính trẻ trở về trong quan tài từ tiền tuyến.

Năm 2013 thậm chí còn tồi tệ hơn khi chứng kiến vụ thảm sát đẫm máu xảy ra tại làng Haswiya. Các nạn nhân thiệt mạng nằm la liệt ngay trong phòng, lối đi chính tại nơi mà họ vẫn đang làm các công việc hàng ngày như giặt giũ, nấu ăn. Quân đội Chính phủ cho rằng đây là trách nhiệm của các chiến binh thuộc Mặt trận al-Nusra. Trong khi người dân lại cho biết đây là hậu quả khi các thành viên của lực lượng ủng hộ Chính phủ “tự ý hành động”. Có những giai đoạn, các vụ thảm sát xảy ra hàng tuần. Những người sống sót ám ảnh về những gì xảy ra: những khu phố bị xóa sổ, vũ khí hóa học ở khắp mọi nơi và tệ hơn là phụ nữ, trẻ em bị bạo hành, bỏ đói hàng ngày.

Đặc biệt, cái đói còn được các bên tham chiến sử dụng như một thứ vũ khí mạnh nhất trong cuộc chiến này. Những người dân thường bị cắt nguồn thực phẩm, nước sinh hoạt và dịch vụ chăm sóc y tế chỉ để phục vụ cho những lợi thế riêng của các bên. Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho biết ông đã phải cật lực thuyết phục các bên tham chiến rằng “bột mì không được dùng để chế tạo bom”.

Ánh sáng hy vọng

Để tìm kiếm hòa bình, một số biện pháp nhằm chấm dứt xung đột tại Syria đã được đề xuất và thực hiện trong thời gian qua, trong đó phải kể đến hai vòng đàm phán ở Geneva năm 2012 và 2014. Tuy nhiên, cả hai cơ hội này đã không được các bên tận dụng bởi không tìm được tiếng nói chung về tương lai của Tổng thống Bashar al Assad.

Một tia sáng cũng đã xuất hiện - thỏa thuận ngừng bắn ở Syria được thi hành từ ngày 27/2, tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ nhân đạo, đánh dấu cho nỗ lực ngoại giao quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài năm năm qua tại quốc gia Trung Đông này.

Tiếp theo đó, sau nhiều những nỗ lực và cả sự trì hoãn, vòng hòa đàm cho Syria lần thứ ba ở Geneva cũng tái khởi động hôm 14/3. Giờ đây, người dân Syria và dư luận đang trông chờ kết quả của vòng đàm phán được coi như nước cờ cuối cho cuộc khủng hoảng này. Thậm chí, đặc phái viên LHQ về Syria Staffan de Mistura còn đưa ra cảnh báo rằng nếu đàm phán lần này thất bại thì sẽ không có giải pháp thay thế nào để giải quyết xung đột tại Syria.

Tuy nhiên, tín hiệu khả quan đầu tiên đã xuất hiện khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh rút phần lớn lực lượng quân đội Nga khỏi Syria cùng ngày khởi động cuộc hòa đàm tại Geneva. Động thái “làm gương” này của Nga, một đồng minh chủ chốt của chính quyền Syria với tầm ảnh hưởng lớn trong cuộc xung đột, được đánh giá sẽ gây áp lực với các bên tham chiến tại Syria nhằm biến vòng đàm phán cuối cùng tại Geneva thành một quá trình chuyển đổi chính trị hòa bình, đảm bảo sự tiếp nối của một nhà nước Syria.

Rõ ràng sau năm năm nội chiến, Syria đã thay đổi. Nhà cửa, cầu đường, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề. Hàng triệu người tị nạn phải rời bỏ quê hương với mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn ở miền đất hứa châu Âu, sản sinh ra một cuộc khủng hoảng người tị nạn và nhân đạo lớn nhất mọi thời đại. Trong khi đó, nhiều cơ hội hòa bình cũng đã bị bỏ lỡ. Nhưng tương lai cho Syria vẫn chưa hoàn toàn vô vọng. Ở nơi nào đó giữa cuộc chiến khốc liệt, một Syria kiên cường vẫn có cơ hội đứng lên từ đống đổ nát, khi những phe phái tham chiến ngừng cướp đi tương lai của chính đất nước họ.

Đức Trang

Đọc thêm

Lúa gạo Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với thế giới

Lúa gạo Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với thế giới

Từ một đất nước chạy ăn từng bữa, Việt Nam đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới!
Giá cà phê hôm nay 12/5/2024: Giá cà phê vẫn chao đảo do thời tiết, robusta sẽ sớm quay lại trên mức 3.500 USD/tấn?

Giá cà phê hôm nay 12/5/2024: Giá cà phê vẫn chao đảo do thời tiết, robusta sẽ sớm quay lại trên mức 3.500 USD/tấn?

Giá cà phê hôm nay 12/5/2024: Giá cà phê vẫn chao đảo do thời tiết, robusta sẽ sớm quay lại trên mức 3.500 USD/tấn?
Bài tarot hôm nay 13/5: Bạn nên làm gì để có được một tình yêu hạnh phúc, bền lâu?

Bài tarot hôm nay 13/5: Bạn nên làm gì để có được một tình yêu hạnh phúc, bền lâu?

Hãy chọn một trong bốn lá bài tarot dưới đây để khám phá xem bạn nên làm điều gì để có được một tình yêu hạnh phúc, bền lâu nhé!
Iraq tuyên bố 'rắn' về đề xuất cắt giảm sản lượng dầu mỏ

Iraq tuyên bố 'rắn' về đề xuất cắt giảm sản lượng dầu mỏ

Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq cho biết, nước này sẽ không đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong cuộc họp sắp tới của OPEC+.
Cập nhật bảng giá xe hãng Volvo mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Volvo mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Volvo của các dòng XC40 2021, S60 2021, XC90 2021, S90 2021, V60 Cross Country 2022, V90 2021, XC60 2022, S90 2023, S90 2024 sẽ được ...
Trung Quốc: Kính viễn vọng ‘Thiên nhãn' phát hiện thiên hà hydro xa nhất từ trước đến nay

Trung Quốc: Kính viễn vọng ‘Thiên nhãn' phát hiện thiên hà hydro xa nhất từ trước đến nay

Đây là mẫu thiên hà hydro trung tính xa nhất từng được phát hiện, trong đó có một thiên hà có khối lượng hydro trung tính lớn nhất từ trước ...
Tình hình Sudan: LHQ cảnh báo giao tranh bằng vũ khí hạng nặng; 13 người thiệt mạng trong vụ tấn công ở miền Trung

Tình hình Sudan: LHQ cảnh báo giao tranh bằng vũ khí hạng nặng; 13 người thiệt mạng trong vụ tấn công ở miền Trung

Cuộc xung đột giữa SAF và RSF kéo dài hơn 1 năm qua tại Sudan đã khiến 15.550 người thiệt mạng.
The EurAsian Times: Tiêm kích Su-30 của Nga kết hợp tên lửa Brahmos Ấn Độ có thể trở thành hệ thống sát thương hiệu quả

The EurAsian Times: Tiêm kích Su-30 của Nga kết hợp tên lửa Brahmos Ấn Độ có thể trở thành hệ thống sát thương hiệu quả

Các nước châu Á sở hữu máy bay Su-30 đều quan tâm đến việc mua tên lửa Brahmos của Ấn Độ.
Tổng thống Mỹ nói điều kiện để ngừng bắn ở Gaza vào 'ngày mai’; Nhóm ‘Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq’ tuyên bố tấn công căn cứ không quân Israel

Tổng thống Mỹ nói điều kiện để ngừng bắn ở Gaza vào 'ngày mai’; Nhóm ‘Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq’ tuyên bố tấn công căn cứ không quân Israel

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, việc ngừng bắn trong cuộc chiến Israel-Hamas có thể xảy ra ngay 'ngày mai' nếu phong trào này thả con tin.
Danh sách 10 Phó Thủ tướng được đề xuất trong chính phủ mới của Nga

Danh sách 10 Phó Thủ tướng được đề xuất trong chính phủ mới của Nga

Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đệ trình lên Duma Quốc gia các ứng cử viên cho các vị trí Phó Thủ tướng và các Bộ trưởng Liên bang.
Liên đoàn Arab bình luận việc công nhận nhà nước Palestine; Đức, EU phản ứng về cuộc tấn công Rafah của Israel

Liên đoàn Arab bình luận việc công nhận nhà nước Palestine; Đức, EU phản ứng về cuộc tấn công Rafah của Israel

Tổng thư ký Liên đoàn Arab cho rằng, việc công nhận nhà nước Palestine là bước quan trọng hướng tới mục tiêu hai nhà nước.
Lý do Thủ tướng Donald Tusk nói biên giới Ba Lan-Belarus là nơi khác thường

Lý do Thủ tướng Donald Tusk nói biên giới Ba Lan-Belarus là nơi khác thường

Ba Lan sẽ xây dựng các công sự mới dọc theo toàn bộ khu vực biên giới phía Đông nước này, có thể bao gồm cả khu giáp ranh với Ukraine và Nga.
Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Những ngày ‘trọn vẹn’ của Thủ tướng Nhật Bản

Với các điểm đến ở châu Âu và Mỹ Latinh, chuyến đi của Thủ tướng Nhật Bản là một cơ hội rất thuận lợi để Tokyo gia tăng ảnh hưởng và vai trò của mình.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động