Tại sao Hillary Clinton?

Từng là đối thủ trong con đường chính trị, nay ông Obama lại đề nghị bà Clinton giữ chức vụ cao nhất trong nội các Mỹ, điều này cho thấy nhiều điều về vị Tân tổng thống.
Theo dõi Baoquocte.vn trên


Khả năng nhìn xa trông rộng - bí quyết của thành công trong chính sách ngoại giao

Để thành công trong quan hệ ngoại giao thời hiện đại, người ta cần phải có một tầm nhìn xa. Khi thế giới còn đang ngạc nhiên với việc Tân tổng thống Barack Obama chọn bà Hillary Clinton làm ngoại trưởng Mỹ thì bà Clinton đang nói chuyện điện thoại với Tổng thống Pakistan. Ông gọi đến cho bà để cảm ơn.

Vào năm 1998, trong khi tình hình chính trị không mấy có lợi cho vợ ông là Benazir Bhutto, bà vẫn nhận được sự tiếp đón nồng hậu tại Nhà Trắng. Bà Clinton đã làm việc này bất chấp sự phản đối từ Bộ Ngoại Giao Mỹ và Hội Đồng Bảo An. Sau đó nước này đã trở thành một đồng minh của Mỹ. Bà Bhutto không bao giờ có thể quên hành động đầy thiện chí của bà Clinton.

Nay khi Tân tổng thống Obama đang làm những việc cần thiết để chuẩn bị mang lại một số sự đổi thay cho nước Mỹ, ông thể hiện khả năng “nhìn xa trông rộng” trên cả lĩnh vực chính trị và ngoại giao.

Từ đối thủ thành cộng sự đắc lực

Nguyên nhân nào cho việc ông giành vị trí uy tín nhất trong Nội các cho một nữ chính trị gia đã từng có quan điểm ngoại giao không hợp với ông và cũng thật không mấy dễ dàng để giải thích cho việc bà Clinton nhận lời ông Obama?

Mùa xuân năm nay, cả ông Obama và bà Clinton đều tấn công đối thủ bằng những lời khá đanh thép về việc ai sẽ là người phù hợp để giải quyết vấn đề quan hệ quốc tế trong một thế giới nguy hiểm như hiện nay? Nhiều khả năng ông Obama sẽ đi theo con đường tổng thống Lincoln trước đây đã từng làm. Ông sẽ lãnh đạo tốt và hòa hợp với một nhóm toàn đối thủ.

Trong suốt thời kỳ nội chiến, Lincoln có thể quản lý tốt nhóm đối thủ của ông. Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là William Seward nhậm chức với ý nghĩ sẽ kiểm soát được Lincoln. Thực tế sau đó cho thấy Lincoln có khả năng khống chế Seward và khiến Seward hiểu rằng ông mới là Tổng thống và cuối cùng trở thành bạn thân của Seward.

Phẩm chất quan trọng nhất có lẽ là sự khiêm nhường mà cả Obama và Lincoln nhiều lần đề cập tới như một phẩm chất cực kỳ quan trọng. Tính khiêm nhường bắt nguồn từ sự tự tin.

Một lãnh đạo như Lincoln đủ tự tin để khiêm nhường. Ông đủ chắc chắn về quyết định của chính mình, tự trọng để lắng nghe thực sự và không bị đe dọa bởi lời khuyên trái ngược.

Ông Obama rất khôn ngoan. Lời đề nghị của ông Obama đến với bà Clinton cùng lúc ông ngồi vào đối thoại với ông John McCain và ông Obama còn giúp tạo ra một chuyển hướng phù hợp cho thượng nghị sỹ Joe Lieberman – người đã tích cực ủng hộ cho ông McCain trong cuộc tranh cử tổng thống và thời gian tới nhiều khả năng sẽ mất quyền lãnh đạo.

Bất đồng xung quanh lời đề nghị của Tân tổng thống

Có một câu hỏi lớn hiện nay là quyết định mới của ông Obama cho thấy ông đã thực hiện cam kết về chính trị trong thời kỳ tranh cử tổng thống hay đây là minh chứng cho thấy ông hiểu rõ bài học của lịch sử?

Lời đề nghị đối với bà Clinton gây ra không ít tranh cãi trong nhóm những người ủng hộ Tân Tổng thống Obama. Một số người cho rằng suy cho cùng hai năm qua chẳng qua là sự phục hồi của những gì liên quan đến nhà Clinton.

Về phía ông Clinton, ông đã ngợi ca vợ mình sẽ là một Ngoại trưởng tuyệt vời. Ông đã đưa ra bình luận này khi ông phát biểu cho Ngân hàng Trung ương Coét, ông đã từng kiếm được khá nhiều tiền từ những hoạt động tại Ngân hàng này.

Người ta còn đang đồn đoán về những khoản đóng góp ngầm giành cho quỹ từ thiện của vợ chồng ông khi có thông tin vợ ông sẽ có thể trở thành Ngoại trưởng.

Theo Wall Street Journals, trong khi làm việc với nhóm cộng sự của ông Obama, vợ chồng cựu tổng thống Clinton cho biết sẽ tự nguyện công bố thông tin về tất cả những nhân vật sẽ đóng góp nhiều nhất cho hoạt động từ thiện của Clinton Foundation. Hoạt động trong vai trò cựu tổng thống của ông sẽ chịu ít nhiều ảnh hưởng.

Một yếu tố khác có thể không mấy thuận lợi là quan hệ của cựu tổng thống với các nhà lãnh đạo trên thế giới và vai trò tư vấn của ông. Năm 2006, ông đã tư vấn cho Dubai về một số vấn đề, tuy nhiên sau đó chính bà Clinton lại là người đi tiên phong phản đối những nỗ lực trên.

Sau này, khi phát biểu bà tiết lộ bà không hề biết ông Clinton đang nỗ lực hỗ trợ Dubai trong việc giải quyết các vấn đề trên. Vì thế nếu bà Clinton trở thành Ngoại trưởng, sẽ rất khó để biết liệu chồng bà có đang nói tiếng nói từ phía Tân tổng thống.

Trở thành ngoại trưởng, bà Clinton được và mất gì?

Về phía bà Clinton, bà sẽ có lợi hay không? Những người ủng hộ bà chỉ ra rằng việc trở thành ngoại trưởng sẽ mang đến một số bất lợi cho chính bà. Bà sẽ phải ngừng công việc của bà tại Thượng Nghị Viện, đặc biệt là chương trình cải cách y tế vốn là niềm đam mê của bà. Một số người khác cảnh báo bà có thể để mất đi tiếng nói của chính mình.

Những người khác lại cho rằng bà là một chính trị gia thông minh và có quan điểm cứng rắn. Khi ông Obama tập trung vào kinh tế, bà sẽ có vai trò tích cực trong việc hàn gắn và làm cho hình ảnh nước Mỹ tốt đẹp hơn trong cái nhìn của cộng đồng quốc tế.

Sự thật rằng lựa chọn làm thượng nghị sỹ của bà Clinton cũng đang có giới hạn nhất định, ít nhất là trong trung hạn. Trong thượng nghị viện, bà chỉ là một trong số những người đã chạy đua vào vị trí tổng thống và là một thành viên chưa mấy thâm niên ở nơi mà quyền lực cần đến kinh nghiệm lâu năm.

Sau cuộc bầu cử tổng thống, bà đề cử hai ông Edward Kennedy và Harry Reid để lập nên chương trình cải cách y tế mà bà sẽ làm chủ tịch. Đề nghị này của bà bị bác bỏ. Nếu có một điều mà Cựu đệ nhất phu nhân của nước Mỹ cần nhớ, đó là cơ hội đôi khi không đến với những người đang chờ đợi nó.

Theo CafeF

Xem nhiều

Đọc thêm

Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Việt Nam vào trận chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Thái Lan và Việt Nam vào trận chung kết giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Với lợi thế có quãng nghỉ phục hồi thể lực, đội tuyển futsal nữ Thái Lan tỏ ra rất sung sức trong trận đấu với đội tuyển futsal nữ Việt ...
Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Quốc phòng kiểm tra toàn diện tại Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân thực hiện tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, tuần tra, quản lý vùng biển, tổ chức huấn luyện, diễn tập đúng kế ...
Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Ngày 19/11, Cơ quan ngoại giao của Palestine thông báo chính quyền này đã tham gia Liên minh toàn cầu chống đói nghèo (GAHP).
Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương

Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương

Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường, giữ chức Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương.
Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Khi người trẻ lan toả nhận thức về bảo tồn rừng tại Việt Nam

Dự án Trạm Zừng Tâm khuyến khích nhiều bạn trẻ tìm hiểu và trực tiếp tham quan, trải nghiệm rừng già tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Nga tung học thuyết hạt nhân: Nhật Bản cảnh giác, Pháp nói 'chẳng dọa được chúng tôi'

Việc Nga mới đây phê duyệt học thuyết hạt nhân sửa đổi đã khơi dậy phản ứng khác nhau của các nước.
Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Tham gia liên minh toàn cầu chống đói nghèo, Palestine khẳng định quyết tâm bảo vệ người dân

Ngày 19/11, Cơ quan ngoại giao của Palestine thông báo chính quyền này đã tham gia Liên minh toàn cầu chống đói nghèo (GAHP).
Danh tính không xa lạ của tân Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia

Danh tính không xa lạ của tân Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia

Quốc hội Campuchia mới đây phê chuẩn quyết định bổ nhiệm ông Prak Sokhonn làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của quốc gia Đông Nam Á này.
Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Mỹ nhận ra hậu quả của việc dốc lực cho Ukraine, thắng thua của Kiev hiện tại phụ thuộc hoàn toàn vào Washington?

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng, nếu Mỹ cắt giảm viện trợ quân sự, đất nước của ông sẽ thua trong xung đột.
Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Tàu khu trục Jeongjo Đại đế: Lá chắn mạnh mẽ mới của Hải quân Hàn Quốc

Ngày 20/11, Hải quân Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp nhận một tàu khu trục mới nặng 8.200 tấn được trang bị hệ thống đánh chặn tên lửa tiên tiến vào tuần tới.
Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ và Australia sẽ tăng cường hợp tác trong các hành động về khí hậu và triển khai các giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo.
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

GPT-5: Open AI mở ra chân trời mới

Sự kiện đang được giới công nghệ mong đợi có thể xảy ra ngay trong năm nay, là sự ra mắt của GPT-5.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động