Tại sao Tổng thống Ecuador cho Julian Assange cư trú chính trị?

Ngày 16/8 vừa qua, Tổng thống Ecuador Rafael Correa đã chính thức cấp quy chế tị nạn chính trị cho Julian Assange, người sáng lập trang mạng WikiLeaks và hiện đang tạm trú trong Đại sứ quán Ecuador tại Anh kể từ hai tháng qua. Quyết định này được coi như một sự thách thức đối với Anh, Thụy Điển và cả Mỹ. Tại sao người đứng đầu một quốc gia Mỹ Latinh chỉ có 14 triệu dân, xếp thứ 80/182 nước về Chỉ số phát triển con người và không được mấy người biết đến này lại cả gan "chiến đấu với cối xay gió" để bảo vệ một người mà ông mới chỉ gặp một lần trong một chương trình truyền hình?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
“Cha đẻ” WikiLeaks Julian Assange phát biểu từ ban công Đại sứ quán Ecuador tại Anh hôm 19/8/2012.

Giải thích về quyết định này trước dư luận quốc tế, chính phủ Ecuador tuyên bố rằng điều đó xuất phát từ các lý do nhân đạo, vì tôn trọng nhân quyền... Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại gắn sự việc với những thay đổi diễn ra ở Ecuador trong 6 năm qua và vai trò của cá nhân ông Rafael Correa, Giáo sư kinh tế 49 tuổi, người đã trúng cử Tổng thống nước này năm 2006 bằng một chương trình tranh cử có chủ đề "chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21" với những quan điểm cánh tả tương tự như Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela và Evo Morales của Bolivia.

Bảo vệ lợi ích quốc gia, hội nhập khu vực

Năm 2007, chỉ vài tháng sau khi nhậm chức, ông Correa tuyên bố sẽ không ký Hiệp định Thương mại Tự do với Mỹ (FTA) vì sợ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong nước, đồng thời cũng đề nghị Mỹ xét lại Hiệp định Bảo hộ Đầu tư đã ký trước đây với lý do có những bất lợi cho kinh tế Ecuador. Ông cũng từ chối cho Mỹ tiếp tục sử dụng căn cứ quân sự Manta. Năm 2008, Ecuador thông qua Hiến pháp mới trao cho Tổng thống nhiều quyền lực hơn, tăng cường vai trò kiểm soát của đất nước với các nguồn lợi dầu khí, mỏ, viễn thông, nguồn nước và công nhận các quyền của người bản địa hiện chiếm ¼ dân số.

Năm 2009, Ecuador tham gia Liên minh Bolivia các dân tộc châu Mỹ, một liên kết khu vực của các nước Mỹ Latinh theo đường lối cánh tả có tham vọng sẽ trở thành một liên minh kinh tế-thương mại với ngân hàng chung và một đồng tiền ảo chung để khỏi phụ thuộc vào đồng đôla Mỹ. Năm 2010, Ecuador thông qua một đạo luật, theo đó các công ty dầu khí tư nhân chỉ được đóng vai trò cung cấp dịch vụ cho các tập đoàn dầu khí nhà nước nhằm quản lý tốt hơn một lĩnh vực cung cấp đến 40% nguồn thu ngân sách quốc gia. Cho đến nay, có thể nói chính sách kinh tế của ông Correa khá thành công, tỷ lệ tăng trưởng 8% của Ecuador thuộc loại cao nhất trong khu vực, tỷ lệ người nghèo nước này đã giảm từ 47% năm 2005 xuống 29% năm 2011.

Tiên phong trong bảo vệ môi trường

Tổng thống Correa đã làm một cuộc cách mạng trong công cuộc bảo vệ môi trường khi tuyên bố trước LHQ sẽ không khai thác dầu khí tại vùng Yasuni, chiếm tới 1/5 tổng dự trữ dầu khí quốc gia để bảo vệ khu sinh quyển đặc biệt tại đây cùng với cuộc sống của những cư dân bản địa. Việc bảo vệ Yasuni và biến đây thành vườn quốc gia được các nhà bảo vệ môi trường ca ngợi như một tấm gương tiên phong cho toàn thế giới.

Một thành công khác cũng được coi như của ông Correa là việc đầu năm nay, sau 18 năm thụ lý hồ sơ, Tòa án Ecuador ra phán quyết đòi Tập đoàn dầu khí Mỹ Chevron phải bồi thường 18 tỷ USD cho nước này vì đã làm ô nhiễm môi trường khu vực Amazone từ năm 1962 đến 1994. Đây còn được coi là một thắng lợi lịch sử của 30.000 người bản địa đã tham gia bên nguyên vụ kiện.

Nhiều người dự đoán vụ Assange còn sẽ tiếp tục kéo dài. Người Anh sẽ không dễ dàng để Assange rời khỏi London, còn Tổng thống Ecuador cũng sẽ không thay đổi quyết định của mình. Có người còn cho rằng ông sẽ tranh thủ sự việc này để báo chí quốc tế quan tâm hơn đến Ecuador như một quốc gia đi đầu trong việc bảo vệ nhân quyền và gián tiếp hậu thuẫn cho ông về mặt dư luận trong cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2013.


Hồ sơ Julian Assange

Có thể nói, một trong những bê bối gây chấn động chính trường thế giới lớn nhất thời gian qua chính là việc mạng tin WikiLeaks công bố hàng trăm ngàn trang tài liệu quân sự-ngoại giao mật của Chính phủ các nước từ nhỏ đến lớn. Qua đó, Julian Assange, “cha đẻ” của WikiLeaks, đã trở thành một trong những cái tên được nhắc tới nhiều nhất và cũng là người bị các cơ quan mật vụ thế giới truy lùng gắt gao, có lẽ chỉ sau Bin Laden.

Lật lại hồ sơ, mạng tin WikiLeaks của Julian Assange có trụ sở tại Thụy Điển, đã gây sự chú ý của thế giới ngay từ lúc khởi đầu năm 2006 khi thường xuyên đăng tải nội dung các thông tin rò rỉ từ những loại tài liệu chưa công bố. Đòn tấn công đầu tiên của Assange nhằm vào châu Phi. Tháng 12/2006, trên WikiLeaks xuất hiện một tài liệu có chữ ký của thủ lĩnh Hồi giáo Hassan Dahir Aweys ra lệnh phải “trừng trị” các quan chức nhà nước Somalia. Tháng 8/2007, tờ Guardian của Anh cho đăng trên trang nhất bài viết về sự dính líu của gia đình cựu Tổng thống Kenya Daniel Arap Moi đối với các mạng lưới tham nhũng tại nước này, mà nguồn gốc tài liệu trên do chính WikiLeaks cung cấp. Tiếp sau đó, Assange lại tấn công vào những bí mật của giới ngân hàng, tiết lộ nhiều tài liệu về việc ngân hàng Julius Baer (Thụy Sĩ) che giấu những khoản tiền bất minh cho khách hàng của mình ở nước ngoài, khiến ngân hàng này đệ đơn kiện đòi đóng cửa WikiLeaks.

Đi xa hơn, Assange quyết định "cày xới" lĩnh vực hồ sơ mật của Mỹ, vốn được nhìn nhận là có nhiều chuyện dễ khai thác và ít có nguy cơ bị phản đòn, nếu dựa theo luật pháp nước này. Đầu tiên, Assange chỉ cho công bố những hướng dẫn nội bộ của việc bảo vệ nhà tù Guantanamo, nơi giam giữ nhiều tù nhân là nghi can khủng bố ngay trước mắt Hội Chữ thập đỏ quốc tế. Nhưng những tài liệu được công bố sau đó ngày càng tác động mạnh hơn. Ví dụ, tháng 4/2010, WikiLeaks bắt đầu công bố những tài liệu mật đầu tiên của giới chức quân sự Mỹ, tung video cảnh trực thăng Apache xả súng bắn 12 dân thường, trong đó có cả 2 phóng viên Reuters của Anh tại Baghdad năm 2007. "Hồ sơ hình ảnh về Baghdad" trên chỉ trong tuần đầu tiên đăng tải đã có gần 4,8 triệu người vào WikiLeaks để xem. Kể từ đó, cứ 3 tháng một lần là hai đợt công bố tài liệu mật lớn về các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq. Cụ thể, tháng 7/2010, WikiLeaks công bố hơn 92.000 trang tài liệu mật của quân đội Mỹ về cuộc chiến ở Afghanistan và tháng 10/2010, trang mạng tiếp tục công bố 400.000 tài liệu mật về chiến tranh Iraq. Nhưng rúng động nhất vẫn là vụ WikiLeaks tiết lộ những bí mật ngoại giao của Mỹ ngày 28/11/2010. Phiên bản điện tử của tờ New York Times, là tờ báo đầu tiên công bố nội dung của những trang tài liệu mật trên. Các bức điện tín này được thu thập từ lượng điện tín khổng lồ trao đổi liên tục hằng ngày giữa Bộ Ngoại giao Mỹ và 297 đại sứ quán và lãnh sự Mỹ trên toàn thế giới. Sau vụ tiết lộ 250.000 điện tín trên,  WikiLeaks liên tục phải thay tên miền.

Việc công bố những tài liệu mật của WikiLeaks đã gây nhiều phản ứng trái ngược. Người thì gọi Assange là “người hùng thông tin”, nhưng số khác lại cho rằng nhiều điệp viên được nhắc tới trong các tài liệu về Afghanistan có thể bị Taliban lần ra và thanh trừng. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tuyên bố, Assange phải chịu trách nhiệm về những nguy hiểm có thể gây ra với mạng sống của nhiều người được nhắc tới trong các tài liệu.

Tuy nhiên, nguy hiểm thực sự đến với Assange khi chính quyền Thụy Điển ngày 18/11/2010 chính thức ra trát truy nã ông ta vì tội xâm hại tình dục, trước khi Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol) ban hành lệnh truy nã quốc tế từ yêu cầu của Stockholm ngày 1/12 năm đó. Assange bị bắt tại Anh ngày 7/12, nhưng được bảo lãnh tại ngoại với số tiền 240.000 bảng, chủ yếu do những người ủng hộ ông quyên góp. Song với lý do "vi phạm các điều kiện bảo lãnh", nên ngày 15/8, Anh đã quyết định dẫn độ Julian Assange, 41 tuổi, quốc tịch Australia sang Thụy Điển để thẩm vấn về những cáo buộc xâm hại tình dục. Reuters dẫn lời Sở Cảnh sát London nói rằng ông Assange “sẽ bị bắt” vì không đến trình diện tại địa chỉ bảo lãnh tối 20/6. Cảnh sát không thể tiếp cận Assange vì ông ở trong Đại sứ quán Ecuador tại Anh và đã nộp đơn xin tị nạn chính trị tại Ecuador với lý do bị truy bức tại nhiều nước sau khi cho công bố hàng trăm nghìn bức điện mật ngoại giao của Mỹ. Ngày 16/8, Ecuador đã chính thức cấp quy chế tị nạn chính trị cho Julian Assange, trong khi bên ngoài lãnh thổ ngoại giao luôn có sự túc trực của lực lượng an ninh Anh.



Vũ Hải - Hoàng Minh (tổng hợp từ báo chí nước ngoài)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam - Đất nước hình chữ S giàu di sản văn hóa

Việt Nam - Đất nước hình chữ S giàu di sản văn hóa

Là đất nước giàu di sản văn hóa và có nhiều di sản được quốc tế công nhận, Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy giá ...
Học giả Mỹ Latinh: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra giai đoạn mới cho quan hệ Việt Nam với Cộng hòa Dominica và khu vực Caribbean

Học giả Mỹ Latinh: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính mở ra giai đoạn mới cho quan hệ Việt Nam với Cộng hòa Dominica và khu vực Caribbean

Chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Cộng hòa Dominica mở ra giai đoạn mới cho quan hệ giữa Việt Nam và khu vực Caribbean.
COP29: Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

COP29: Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên ...
Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

NTK Châu Loan giới thiệu bộ sưu tập 'Nét xưa' với những thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt ...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh ...
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt lập
Moscow chuyển tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng, Mỹ 'choáng' vì mức độ phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Triều

Moscow chuyển tên lửa phòng không cho Bình Nhưỡng, Mỹ 'choáng' vì mức độ phát triển nhanh chóng của quan hệ Nga-Triều

Nga chuyển giao tên lửa phòng không và hệ thống phòng không cho Triều Tiên; quan chức Mỹ nêu quan điểm về sự hợp tác giữa Moscow và Bình Nhưỡng.
Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến tranh.
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng Lao động.
Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động