Tam giác chiến lược Mỹ - Ấn - Nhật?

Hai sự kiện diễn ra mới đây khiến một số người tin rằng một Tam giác Chiến lược Mỹ-Ấn-Nhật đã thực sự hình thành.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc tập trận hải quân ba bên có sự tham gia của Nhật sẽ diễn ra hàng năm.

Đầu tiên là cuộc Đối thoại lần thứ nhất giữa ba Ngoại trưởng Mỹ-Ấn-Nhật diễn ra vào ngày 29/9 bên lề Khóa họp lần thứ 70 Đại hội đồng Liên hợp quốc. Và chỉ hai tuần sau đó, hải quân ba nước này đã bắt đầu cuộc tập trận Malabar 2015 từ ngày 14-19/10 tại vịnh Bengal với sự tham gia của nhiều khu trục hạm, tuần dương hạm, tàu sân bay và máy bay trinh sát chống ngầm tầm xa P-8A và P-8I của Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản.

Cơ chế Đối thoại ba bên Mỹ-Ấn-Nhật ra đời cách đây tám năm, nhưng cho đến cuộc đối thoại năm ngoái tại Honolulu, ba bên vẫn chỉ đối thoại ở cấp Trợ lý Bộ trưởng. Do vậy, Đối thoại lần này ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao phản ánh rõ nhu cầu thắt chặt hơn nữa hợp tác giữa ba bên.

Tuyên bố chung của Đối thoại nhấn mạnh sự song trùng lợi ích chiến lược của ba cường quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đề cao tự do hàng hải, hàng không và thương mại trong khu vực. Đáng lưu ý là ba nước cũng đồng ý với vai trò trung tâm của ASEAN và tầm quan trọng của cơ chế Cấp cao Đông Á (EAS) đối với những vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực. Đồng thời, ba Ngoại trưởng nhất trí phối hợp nỗ lực để giúp tăng cường kết nối trong khu vực.

Nhận định về cuộc Đối thoại, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói đây là sự hội tụ của Chiến lược Xoay trục về châu Á của Mỹ, Chính sách Hành động hướng Đông của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chính sách Chủ động can dự vào các công việc của khu vực và thế giới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Cuộc tập trận Malabar với sự có mặt của tàu chiến Nhật cũng là một bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ ba bên Mỹ-Ấn-Nhật. Tám năm trước, do phản ứng mạnh của Trung Quốc, các cuộc tập trận tại Ấn Độ Dương chỉ giới hạn ở hai nước Mỹ-Ấn và thỉnh thoảng có sự tham gia của Nhật Bản nếu được tổ chức ở khu vực Thái Bình Dương. Hiện cuộc tập trận hải quân ba bên có sự tham gia của Nhật sẽ diễn ra hàng năm. Do vậy, các nhà phân tích cho rằng đây là một sự điều chỉnh quan trọng trong chính sách của cả ba chính quyền Modi, Obama và Abe đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Việc nâng cấp cơ chế đối thoại và tập trận ba bên Mỹ-Ấn-Nhật rõ ràng là xuất phát từ những diễn biến mới về an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhưng điều mà nhiều người quan tâm hiện nay là sự tập hợp của ba cường quốc quân sự, đứng hàng đầu về sức mạnh hải quân này sẽ có những ảnh hưởng chiến lược như thế nào đối với tương quan lực lượng trong khu vực. Đó là chưa nói tới khả năng hình thành tứ giác Mỹ-Ấn-Nhật-Australia hoặc ngũ giác Mỹ-Ấn-Hàn-Nhật-Australia và thậm chí một cơ chế mở hơn cho một số nước ASEAN tham gia.

Tuy nhiên, căn cứ vào chính sách truyền thống của cả Ấn Độ và Nhật Bản, nhiều khả năng hai nước này vẫn phải tiếp cận thận trọng đối với các cơ chế đối thoại an ninh nhiều bên, để tránh những phản ứng đối đầu của Trung Quốc. Việc Ấn Độ tham gia cuộc tập trận chung “Tay trong tay” chống khủng bố lần thứ năm với Trung Quốc từ ngày 12-22/10 tại Côn Minh gần như đồng thời với cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Ấn-Nhật tại Vịnh Bengal, được coi là một động tác cân bằng của Ấn Độ trong quan hệ với Mỹ, Nhật và Trung Quốc.

Về phía Nhật Bản, phát biểu với báo chí, Phó Đô đốc Lực lượng phòng vệ hàng hải nước này Murakawa đã phải giải thích rằng sự tham gia của Nhật vào cuộc tập trận Malabar lần này không nhằm chống bất kỳ nước nào, mà chỉ nhằm đảm bảo sự tự do cho các đại dương và thương mại hàng hải.

Vĩnh Khánh (từ New Delhi)



 

Đọc thêm

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Việt Nam-Lào đều dành ưu tiên cao nhất cho củng cố và phát triển quan hệ hai nước

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt trả lời về kết quả chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào của Thủ tướng ...
Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Nam Sudan đánh giá cao đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 Việt Nam

Tư lệnh Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan đánh giá cao những đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 Việt ...
Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025: Thị trường mất mốc quan trọng, lượng hàng tồn kho đang gặp áp lực lớn

Giá tiêu hôm nay 11/1/2025 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tối ưu lợi ích thế nào?

Giá vàng hôm nay 11/1/2025: Giá vàng thế giới tăng không ngừng; Bitcoin hay vàng giá trị hơn? Lý do nhà đầu tư chuyên nghiệp vẫn chọn kim loại quý?
VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

VIMC: Tầm nhìn chiến lược và khát vọng vươn ra biển lớn

Trong năm 2025, VIMC sẽ triển khai chiến lược và giải pháp đột phá trong giai đoạn sắp tới để đưa ngành hàng hải Việt Nam ra biển lớn.
Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Đại nhạc hội ‘Lạc Vào Xứ Sở Thần Tiên’ của hệ thống giáo dục mầm non Phần Lan: Hành trình kết nối đầy cảm xúc

Tối 9/1/2025, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP. HCM, hệ thống Giáo dục mầm non Phần Lan (FIS - Finland Preschool) đã tổ chức chương trình Đại nhạc hội ...
Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chức

Giám đốc Cơ quan an ninh Tổng thống Hàn Quốc Park Jong-jun ngày 10/1 đã từ chức với cáo buộc ngăn chặn việc bắt giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.
Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Cháy rừng lịch sử ở Mỹ: Sức tàn phá như bom hạt nhân, thiệt hại ước tính gần 150 tỷ USD, hơn 10.000 ngôi nhà 'hóa tro bụi'

Hai đám cháy rừng lớn đe dọa thành phố Los Angeles thuộc bang California của Mỹ từ phía Đông và phía Tây đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng.
Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Italy: Người dân Syria cần có hy vọng về một tương lai hòa bình, ổn định

Ngoại trưởng Antonio Tajani đã chủ trì một cuộc họp tại Rome với các quan chức Bộ Ngoại giao Anh, Italy, Pháp, Đức và Mỹ trước chuyến công du Damascus.
Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Đặc phái viên LHQ kêu gọi Houthi trả tự do ngay lập tức cho người bị giam giữ

Ngày 9/1, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) tại Yemen, ông Hans Grundberg, kết thúc chuyến thăm thủ đô Sanaa của nước này.
Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản mở rộng trừng phạt liên quan đến vấn đề Ukraine

Nhật Bản đã bổ sung 12 cá nhân và 33 tổ chức của Nga, Triều Tiên và Gruzia vào danh sách trừng phạt liên quan chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động