Tân Tổng thống Joe Biden có lấy lại được ‘linh hồn nước Mỹ’?

Duy Phương
TGVN. Nhậm chức trong bối cảnh u ám, liệu tân Tổng thống Mỹ Joe Biden có thể lãnh đạo nước Mỹ vượt qua khủng hoảng ‘thuận buồm xuôi gió’ hay không là câu hỏi nhiều người đang đặt ra.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong lễ nhậm chức. (Nguồn: AP)
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong lễ nhậm chức. (Nguồn: AP)

Giống như những tổng thống mới nhậm chức thường làm, Tổng thống thứ 46 của Mỹ Joe Biden đã bắt đầu nhiệm kỳ của mình bằng lời kêu gọi đoàn kết nước Mỹ và đất nước vượt qua những khó khăn trong nước, trở lại vị trí cường quốc dẫn đầu và tái hội nhập trên thế giới.

Tuy nhiên, hãng tin AP đặt câu hỏi liệu ông Biden có cơ hội để biến hàng loạt khủng hoảng “họa vô đơn chí” thành cơ hội hay không, trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng mà ông Biden phải đối mặt đã và đang ngày càng khó kiểm soát trong vòng 11 tuần qua kể từ ngày bầu cử.

Trong khi đó, tờ Washington Post cho rằng học thuyết của ông Biden về đường lối đối nội và đối ngoại để giải quyết khủng hoảng trong và ngoài nước vẫn đang trong quá trình hình thành.

Bối cảnh u ám

Bài phát biểu trong lễ nhậm chức của Biden đã không chứa đựng những lời hô hào, thay vào đó là lời kêu gọi khẩn cấp nhằm ổn định đất nước vốn đang chao đảo trước đại dịch Covid-19, bất ổn kinh tế, căng thẳng sắc tộc và sự chia rẽ ngày càng gia tăng. Việc hàn gắn một quốc gia trở thành một trong những thách thức to lớn nhất đối với một tổng thống Mỹ.

Đại dịch đã khiến hơn 400.000 người Mỹ thiệt mạng và vẫn đang hoành hành ngoài tầm kiểm soát. Công ăn việc làm ngày càng “bốc hơi”. Trong một bài phân tích, hãng tin Reuters cho rằng thị trường việc làm đang chờ đợi ông Biden đưa ra một giải pháp vào thời điểm này. Phụ nữ và những lực lượng thiểu số vốn làm nên chiến thắng của ông Biden lại là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi việc làm trong ngành dịch vụ bị cắt giảm do đại dịch và còn mất cả chặng đường dài để phục hồi.

Bà Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng của công ty tài chính Grant Thornton, đánh giá: “Đây không chỉ đơn thuần là việc bù đắp lại những công ăn việc làm đã mất mà còn là bù đắp lại những gì lẽ ra Mỹ đã có thể đạt được nếu không có dịch bệnh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần phải có những yếu tố thuận buồm xuôi gió”.

Bên cạnh đó, AP cho rằng cuộc bạo loạn tại Đồi Capitol gần đây càng bộc lộ rõ mức độ của những mối đe dọa mà tình trạng chia rẽ chính trị sâu sắc trong lòng nước Mỹ, những thuyết âm mưu và những giả dối mà lực lượng ủng hộ người tiền nhiệm Donald Trump, gây ra.

Phát biểu sau lễ tuyên thệ, ông Biden thừa nhận: “Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức hoặc khó khăn hơn so với bất kỳ giai đoạn nào trong lịch sử đất nước”.

Nhận định về tuyên bố của ông Biden "sẽ nỗ lực lấy lại linh hồn nước Mỹ”, hãng tin Reuters cho rằng ông Biden hiện phải đối mặt với nhiệm vụ nặng nề là khôi phục linh hồn nước Mỹ vốn đang trong tình trạng khủng hoảng.

Một cố vấn của ông Biden chia sẻ rằng công chúng Mỹ kỳ vọng tân Tổng thống sẽ đưa chính phủ vận hành trở lại bình thường đúng chức năng của nó, sau khi đông đảo lực lượng ủng hộ ông Trump đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Trong khi đó, một cố vấn khác của ông Biden khẳng định: “Có một lối thoát ra khỏi thời kỳ đen tối này, song cần sự hậu thuẫn của Quốc hội”.

Cuộc khủng hoảng hiện hữu những cơ hội độc nhất vô nhị để làm nên sự thay đổi lớn lao theo cách mà thời kỳ đất nước ở tình trạng bình thường sẽ không thể làm được. (Nguồn: AP)
Cuộc khủng hoảng hiện hữu những cơ hội độc nhất vô nhị để làm nên sự thay đổi lớn lao theo cách mà thời kỳ đất nước trong tình trạng bình thường sẽ không làm được. (Nguồn: AP)

Biến khủng hoảng thành cơ hội

Giới nghiên cứu lịch sử đã so sánh những thách thức mà ông Biden phải đối mặt thậm chí còn lớn hơn cả những gì mà cựu Tổng thống Abraham Lincoln từng phải đối mặt khi ông nhậm chức hồi năm 1861 để lãnh đạo một đất nước mà không lâu sau đó lâm vào một cuộc nội chiến. Hay như tình cảnh của cựu Tổng thống Franklin Delano Roosevelt khi ông tuyên thệ nhậm chức trong bối cảnh nước Mỹ bị nhấm chìm trong Cuộc Đại Suy thoái 1933.

Tuy nhiên, cả ông Lincoln và ông Roosevelt đều là điển hình của những tổng thống Mỹ có các đối sách biến khủng hoảng thành cơ hội, đưa đất nước vượt qua tình trạng chia rẽ đảng phái hoặc những thế lực ý thức hệ làm cản trở tiến trình phát triển đất nước.

Ông Douglas Brinkley, nhà nghiên cứu lịch sử các đời tổng thống Mỹ tại Đại học Rice của Mỹ, cho rằng nước Mỹ hiện nay không rơi vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” như thời cựu Tổng thống Lincoln song “đang nếm mùi bạo lực”. Ông Brinkley cho rằng sự kiện tại Đồi Capitol sẽ phủ bóng đen lên những ngày đầu nắm quyền của Biden.

Bà Lindsay Chervinsky, nhà sử học nghiên cứu về tổng thống, cho rằng các cuộc khủng hoảng sẽ hiện hữu những cơ hội độc nhất vô nhị để làm nên sự thay đổi lớn lao theo cách mà thời kỳ đất nước ở tình trạng bình thường sẽ không thể làm được.

“Khủng hoảng ngày càng sâu sắc thì đất nước ngày càng có thể dựa vào một nhân vật nào đó để vượt qua khủng hoảng”, bà Lindsay Chervinsky nhấn mạnh.

Tuy nhiên, xét ở một số góc độ, cựu Tổng thống Lincoln và Roosevelt đều có những lợi thế mà ông Biden hiện không có. Ví dụ, đảng Dân chủ của Tổng thống Roosevelt chiếm thế đa số mạnh mẽ trong Quốc hội Mỹ lúc bấy giờ, giúp ông dễ dàng thông qua được những chương trình nghị sự quan trọng của mình.

Trong khi đó, đảng Dân chủ của ông Biden chỉ có thế đa số mong manh tại quốc hội.

Tuy nhiên, ông Biden đã nói rõ rằng ông sẽ hành động kiên quyết trong những tuần đầu lên nắm quyền, gây sức ép để Quốc hội thông qua gói cứu trợ cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế trị giá 1,9 nghìn tỷ USD trong bối cảnh những nghị sĩ Cộng hòa táo bạo muốn cản trở việc thông qua dự luật này do số ca tử vong và lây nhiễm Covid-19 tại Mỹ đang tăng mạnh.

Nếu dự luật cứu trợ này được thông qua, ông Biden không những có công cụ để xử lý đại dịch mà còn củng cố vị thế của ông trên chính trường Mỹ. Tân Tổng thống Mỹ đã đưa ra rất nhiều hứa hẹn về khả năng có thể thuyết phục giới nghị sĩ hai viện, đề cao mối quan hệ hợp tác lâu nay của ông với giới thượng nghị sĩ Cộng hòa cũng như danh tiếng của ông là một nhà thương lượng tốt khi còn là “phó tướng” cho ông Barack Obama.

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức. (Nguồn: AP)
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức. (Nguồn: AP)

Chính sách đối ngoại dần định hình

Theo Washington Post, trước khi lên nhậm chức ngày 20/1, ông Biden đã ấp ủ sẵn các kế hoạch để đảo ngược các chính sách của người tiền nhiệm.

Đội ngũ hoạch định chính sách thời cựu Tổng thống Obama đang trở lại chính trường Mỹ cùng với ông Biden, song giới phân tích cho rằng họ sẽ triển khai cách tiếp cận cứng rắn hơn và có lẽ ít “nương tay” hơn đối với những thách thức từ bên ngoài.

Trong hàng loạt bài trả lời phỏng vấn và bình luận, giới chuyên gia về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại trong chính quyền Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường các mối quan hệ đồng minh của Mỹ trên thế giới sau khi chính sách đối ngoại của ông Trump vốn không nhất quán.

Thử thách đầu tiên và lớn nhất đối với ông Biden trong việc triển khai đường lối đối ngoại thận trọng hơn chính là việc ông cân nhắc đàm phán với Iran về thỏa thuận hạt nhân vốn bị đạp đổ dưới thời ông Trump.

Một cuộc khảo sát gần đây đối với công chúng châu Âu cho thấy ông Biden chắc chắn sẽ tìm cách trấn an những đồng minh của Mỹ vốn đang rất lo lắng. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của ông Trump đã để lại một “vết chàm” trong lòng đồng minh.

Đối với các vấn đề đối ngoại khác, đặc biệt liên quan chính sách đối với Trung Quốc, chính quyền ông Biden có thể tiếp nối đường lối của ông Trump. Lực lượng chính trị của ông Biden ở lưỡng viện đều coi Bắc Kinh là một đối thủ chiến lược vốn cần kiềm chế sự trỗi dậy của nước này và kiểm soát tầm ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh. Tại Bắc Kinh, cũng có những đồng thuận cho rằng ông Biden sẽ không thay đổi nhiều đường lối chính sách của người tiền nhiệm đối với Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

TGVN. Sáng 21/1, tại Nhà Quốc hội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực ...

Cập nhật Covid-19 ngày 21/1: Mỹ quay trở lại tham gia WHO, Trung Quốc đối mặt nguy cơ dịch bệnh ngày càng lớn trước thềm Tết Nguyên đán

Cập nhật Covid-19 ngày 21/1: Mỹ quay trở lại tham gia WHO, Trung Quốc đối mặt nguy cơ dịch bệnh ngày càng lớn trước thềm Tết Nguyên đán

TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn thế giới ghi nhận 97.305.356 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 2.083.203 ca tử vong và ...

Sau các ca tử vong ở Na Uy, có nên lo ngại về tính an toàn của vaccine Covid-19 Pfizer?

Sau các ca tử vong ở Na Uy, có nên lo ngại về tính an toàn của vaccine Covid-19 Pfizer?

TGVN. Thông tin khoảng 30 trường hợp tử vong tại các viện dưỡng lão ở Na Uy sau khi được tiêm vaccine ngừa Covid-19 của ...

(theo AP, Reuters, Washington Post)

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020

Đọc thêm

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024. SXMT 19/4/2024

XSMT 19/4 - xổ số hôm nay 19/4. trực tiếp xổ số miền Trung 19/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. SXMT ...
XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4

XSMN 19/4 - kết quả xổ số ngày 19 tháng 4. trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. xo so mien nam. SXMN ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 19/4/2024, Lịch vạn niên ngày 19 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 19/4. Lịch âm hôm nay 19/4/2024? Âm lịch hôm nay 19/4. Lịch vạn niên 19/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4, trực tiếp kết quả xổ số Bình Dương hôm nay 19/4/2024. KQXSBD thứ 6

XSBD 19/4 - Trực tiếp xổ số Bình Dương hôm nay - XSBD 19/4/2024. xo so binh duong. KQXSBD thứ 6. SXBD 19/4. kết quả xổ số Bình Dương ngày ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 19/4/2024: Tuổi Tỵ đầu tư lợi nhuận cao

Xem tử vi 19/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 19/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 19/4/2024. dự đoán XSMB 19/4/2024

XSMB 19/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 19/4/2024. xổ số hôm nay 19/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền Bắc thứ ...
Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Campuchia thông báo về chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc tới Campuchia sẽ góp phần làm tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.
Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Nga bất ngờ xác định một động thái lớn liên quan căng thẳng Armenia-Azerbaijan

Điện Kremlin cho biết, lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga đã bắt đầu rút khỏi khu vực Nagorno-Karabakh tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Vừa tái khẳng định cam kết hợp tác với IAEA, Iran dọa xem xét lại 'học thuyết hạt nhân'

Chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cho biết, Tehran có thể xem xét lại 'học thuyết hạt nhân' trước các mối đe dọa từ Israel.
Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Đức bắt hai nghi phạm liên quan mật vụ Nga, Moscow nói gì?

Hai nghi phạm là công dân Đức gốc Nga, bị bắt giữ với cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ phá hoại nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Hội nghị thượng đỉnh EU: Rốt ráo về viện trợ Kiev nhưng chẳng có quyết định chính thức; Ukraine gọi, Đức trả lời

Các nhà lãnh đạo EU ra tuyên bố chung kêu gọi khẩn trương chuyển các hệ thống phòng không và toàn bộ hỗ trợ quân sự cần thiết cho Ukraine.
Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Phiên bản di động