Tân Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres: Chuyện chưa kể (kỳ 1)

Qua câu chuyện của những người từng làm việc cùng, tân Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres hiện lên là một chính khách uyên bác, mẫn cán, đầy nhiệt huyết…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1 Tân Tổng thư ký LHQ: Năm 2017 ưu tiên hàng đầu cho hòa bình
tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1 Những gương mặt nổi bật trên chính trường quốc tế năm 2016

Ngày 1/1 vừa qua, ông Antonio Guterres chính thức nhậm chức Tổng Thư ký LHQ. Ông Guterres nhận nhiệm vụ mới trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động. Vì vậy, ông tuyên bố sẽ làm việc với các chính phủ để xử lý “những thách thức to lớn mà chúng ta cùng đối mặt”.

Trên thực tế, ông Guterres không phải là gương mặt xa lạ với chính trường thế giới. Từng đảm nhiệm vị trí Thủ tướng Bồ Đào Nha, sau đó là Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR), trên cương vị nào, ông Guterres cũng chứng tỏ năng lực nổi trội của mình.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1
Tân Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres. (Nguồn: EPA)

Thủ tướng đi… dạy trẻ con

Năm 2002, trong bối cảnh liên minh cầm quyền gặp nhiều khó khăn trong việc điều hành đất nước, ông Guterres đã quyết định từ chức Thủ tướng Bồ Đào Nha khi nhiệm kỳ thứ 2 của mình mới đi qua một nửa chặng đường. Sau đó, ông làm một việc mà không ai ngờ đến: Mỗi tuần vài lần, Guterres đến các khu ổ chuột ở ngoại ô Lisbon để dạy Toán cho các em nhỏ.

Ông Ricardo Costa, Tổng biên tập SIC News, đồng thời là người theo sát sự nghiệp chính trị của ông Guterres, cho biết: “Ông ấy không bao giờ để cánh nhà báo bám theo, cũng như không để họ phỏng vấn các học sinh”. Vị cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha nói với các học sinh của mình rằng, ông làm điều này trên tư cách cá nhân chứ không phải để phô trương.

Ông Antonio Guterres, người mới chính thức trở thành Tổng thư ký LHQ hôm 1/1, lớn lên trong chế độ độc tài ở Bồ Đào Nha và chứng kiến cuộc cách mạng năm 1974, chấm dứt thời kỳ toàn trị kéo dài 48 năm ở đất nước mình. Có thể thấy, một trong những điểm nổi bật ở Guterres là đức tin Thiên Chúa. Chính quan điểm Thiên Chúa giáo tiến bộ đã hình thành nên “thương hiệu” chính trị dân chủ xã hội (social democratic politics) của ông.

Trong những ngày khó khăn của cuộc cách mạng ở Bồ Đào Nha, không mấy ai trong đảng Xã hội theo đạo Thiên Chúa. Tuy nhiên, ông Guterres - một sinh viên kỹ thuật tài năng và để ria mép theo kiểu nhà cách mạng Chile Salvador Allende, đã dần trở thành một nhà lãnh đạo có tư tưởng hiện đại, nhấn mạnh mục tiêu công lý và công bằng xã hội.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1
Ông Guterres ăn mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử toàn quốc năm 1999. (Nguồn: AP)

Đối với những người cánh tả ở Bồ Đào Nha, niềm tin tôn giáo là một vấn đề khá nhạy cảm. Năm 1998, dưới thời ông Guterres làm Thủ tướng, Bồ Đào Nha đã tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về việc nới lỏng đạo luật chống phá thai. Khi đó, ông Guterres ủng hộ phương án không thay đổi luật hiện hành, khiến cho nhiều thành viên trong đảng Xã hội của ông tức giận. Những người có cùng quan điểm với Thủ tướng Guterres đã giành chiến thắng trong cuộc trưng cầu này, song tỷ lệ chưa vượt quá bán nên kết quả không được công nhận. Phải đến năm 2007, việc nới lỏng quy định nạo phá thai mới được thông qua, cũng trong một cuộc trưng cầu ý dân.

Khả năng kiến tạo đồng thuận

Sinh ra ở Lisbon song ông Guterres có nhiều họ hàng ở những miền nông thôn, nơi ông tận mắt chứng kiến cảnh nghèo đói dưới thời chính quyền cũ. Ở Lisbon, ông tích cực tham gia vào các dự án giúp đỡ xã hội của các nhóm sinh viên Công giáo.

Năm 1976, trong kỳ bầu cử đầu tiên kể từ sau khi chính quyền cũ bị lật đổ, chàng giảng viên kỹ thuật trẻ tuổi Guterres được bầu làm nghị sĩ đảng Xã hội. Trong Quốc hội, Guterres là người luôn sẵn sàng nói lên quan điểm của mình một cách thẳng thắn, thuyết phục. Với khả năng hùng biện xuất sắc trước các đối thủ chính trị, ông được gán biệt danh “cái cuốc biết nói” (“talking pickaxe”).

Guterres trở thành Thủ tướng Bồ Đào Nha vào năm 1995, với chủ trương thúc đẩy chủ nghĩa nhân đạo và chính trị xã hội. Trước đó 3 năm, ông Guterres đã là nhà lãnh đạo của đảng Xã hội và tiến hành hiện đại hóa đảng này, mặc dù ông vẫn tự nhận là một chính khách thiên tả như Thủ tướng Anh Tony Blair.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1
Ông Tony Blair (trái) và ông Antonio Guterres gặp nhau tại một hội nghị ở Paris, Pháp năm 1999. (Nguồn: AP)

Trong bối cảnh kinh tế Bồ Đào Nha phát triển nhanh chóng và việc làm mới dần trở nên khó tìm hơn, ông Guterres đã thiết lập mức thu nhập tối thiểu cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, ông không giành được đa số ủng hộ trong liên minh cầm quyền và buộc phải từ chức. Dù vậy, trong thời gian cầm quyền, Guterres đã cho thấy khả năng tạo đồng thuận tuyệt vời, khi ông luôn phải đàm phán với các đảng đối lập để thông qua quyết sách.

“Ông ấy (Guterres) là một người rất khéo léo, thông minh và nhanh nhạy trong việc thấu hiểu quan điểm người khác, đồng thời tập trung vào việc tìm ra giải pháp có lợi cho các bên. Đó là điều giúp ông ấy thành công”, theo ông Antonio Vitorino, nguyên Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Bồ Đào Nha.

Ông Guterres làm việc cực kỳ hăng say, mẫn cán. Nhưng không mấy ai biết rằng, nhiều bi kịch xảy đến với gia đình ông. Vợ của Guterres, nhà tâm lý học Luisa Guimaraes e Melo, bị ốm nặng trong suốt thời gian ông điều hành chính phủ và phải điều trị ở London, Anh.

“Đó là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của Guterres”, ông Vitorino nói. “Thứ Sáu hàng tuần, Guterres lại bay sang London, dành 2 ngày cuối tuần trong lúc 'nước sôi lửa bỏng' để chăm sóc vợ, sau đó quay về Bồ Đào Nha vào sáng thứ Hai tuần sau”.

Bà Melo qua đời năm 1998. Chỉ 1 năm sau đó, ông Guterres bước vào cuộc bầu cử toàn quốc với hy vọng đảng Xã hội giành đa số ghế trong Quốc hội. Tuy nhiên, đảng của Guterres chỉ về nhì trong cuộc đua này và buộc phải liên minh với các chính đảng khác. Cũng trong giai đoạn này, tình hình phát triển kinh tế chậm lại cũng đặt ra nhiều khó khăn với đất nước Bồ Đào Nha.

Tạo sự thay đổi trên thế giới

Ông Guterres, vốn ngày càng mệt mỏi với sự chia rẽ nội bộ, bắt đầu quan tâm hơn tới quan hệ quốc tế. Ông ghi dấu ấn trong việc giải quyết khủng hoảng ở Timor Leste - một thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha, vốn bùng nổ xung đột từ năm 1999 sau cuộc trưng cầu về việc tách khỏi Indonesia. Ông Guterres đã tiến hành những nỗ lực ngoại giao nhằm thuyết phục LHQ can thiệp nhằm khôi phục hòa bình ở vùng lãnh thổ này.

Năm 2000, khi Bồ Đào Nha đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU), nhờ vào khả năng của ông Guterres, Lisbon đã kết nối các quốc gia trong liên minh, tạo sự đồng thuận giữa các nước lớn cũng như lắng nghe quan điểm chính đáng của các nước nhỏ.

“Ông ấy làm một điều rất đặc biệt: xem mỗi quốc gia muốn gì và thiết lập chương trình nghị sự phù hợp cho tất cả quốc gia”, theo Francisco Seixas da Costa, một nhà ngoại giao phụ trách quan hệ với EU của Bồ Đào Nha. “Các quốc gia nhỏ thường không có tiếng nói trong quá trình hoạch định chính sách, nên chúng tôi cố gắng lắng nghe quan điểm của họ”.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1
Ông Guterres phát biểu tại một phiên họp của Ủy ban châu Âu, năm 2015. (Nguồn: EurActive)

Ông Guterres rất giỏi điều hòa mối quan hệ giữa các nước lớn ở châu Âu. Ông Seixas de Costa hồi tưởng: “Tại Hội đồng châu Âu, một lần, Thủ tướng Pháp Jacque Chirac và người đồng cấp Đức Helmut Kohl xảy ra mâu thuẫn. Ông Guterres xin được phát biểu ý kiến, trong đó đưa ra giải pháp có lợi cho cả Pháp và Đức. Thật bất ngờ, Guterres đã thành công. Rõ ràng, ông ấy có khả năng đặc biệt trong việc kết nối mọi người”.

Năm 2002, khi nhiệm kỳ Thủ tướng Bồ Đào Nha đi qua được một nửa, ông Guterres bất ngờ từ chức sau khi đảng Xã hội gặp nhiều thất bại ở các cuộc bầu cử địa phương. Guterres nói rằng ông muốn tránh để đất nước rơi vào “vũng bùn chính trị”, đồng thời ông nhận ra rằng “chính trị có những giới hạn của nó”.

Tại thời điểm đó, ông Guterres không được nhiều người yêu mến, thậm chí bị chỉ trích vì những thỏa thuận mà ông đứng ra dàn xếp. Nhưng chỉ vài năm sau khi ông từ chức, các cuộc điều tra dư luận dần cho thấy Guterres được nhìn nhận là một chính khách công tâm và chân thành, cũng như là một ứng viên tiềm năng cho ghế Tổng thống. Tuy nhiên, Guterres không còn muốn tham gia vào nền chính trị Bồ Đào Nha nữa. Thay vào đó, ông muốn tạo sự thay đổi trên phạm vi toàn thế giới.

Đón đọc kỳ II vào lúc 8 giờ 00 ngày 3/1/2017: "Sau khi rời bỏ chính trường Bồ Đào Nha, ông Guterres bày tỏ thiên hướng tham gia vào các vấn đề quốc tế. Ông đã có nhiều đóng góp cho UNHCR trong một thập kỷ".

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1 Ông António Guterres chính thức nhậm chức Tổng thư ký LHQ

Ngày 12/12, tại phòng họp lớn của Đại hội đồng Liên hợp quốc, cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha António Guterres đã chính thức tuyên ...

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1 Tân Tổng Thư ký LHQ muốn phân bổ người tị nạn trên toàn thế giới

Theo Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, thế giới cần có một hệ thống phân bổ người tị nạn quy mô lớn và hiệu quả để ...

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky 1 Tân Tổng Thư ký LHQ: Phải đoàn kết để chấm dứt cuộc chiến Syria

"Điều quan trọng hơn cả là phải đoàn kết bất luận đang tồn tại những khác biệt như thế nào. Đã tới lúc cần phải ...

Quang Chinh (theo The Guardian)

Đọc thêm

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Chương trình 'Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử' nhằm góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ đối với đất nước.
Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 27/4/2024: Bảo Bình hạnh phúc êm ấm

Tử vi hôm nay 27/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim cổ trang

Thông tin về việc diễn viên Song Hye Kyo sắp trở lại đóng phim và kết đôi với nam diễn viên tài năng Goo Yoo đang khiến người hâm mộ ...
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ.
Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Ngoại trưởng Mỹ, Trung Quốc hội đàm: Bắc Kinh kêu gọi Washington 'đừng giẫm lên lằn ranh đỏ'

Trong vài năm qua, quan hệ Mỹ-Trung Quốc đã trải qua những thăng trầm, nhưng đang 'bắt đầu ổn định'.
Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên thị sát buổi thử nghiệm vũ khí phóng loạt, nói về mục tiêu xây dựng 'quân đội giỏi nhất thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên đã thị sát buổi thử nghiệm bệ phóng tên lửa phóng loạt cỡ nòng 240 mm do Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất.
Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Bị Israel khăng khăng muốn xóa sổ, Hamas nói: Nếu không thể tiêu diệt, chỉ có cách đồng thuận

Hamas sẽ chấp nhận một nhà nước Palestine có chủ quyền hoàn toàn ở Bờ Tây và Dải Gaza dọc theo đường biên giới trước năm 1967.
Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Tổng thống Nga Putin chuẩn bị thăm Trung Quốc

Nga và Trung Quốc đang xích lại gần nhau hơn nữa kể từ khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi tháng 2/2022.
Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Khủng hoảng Haiti: Thủ tướng Henry 'hạ cánh', Hội đồng chuyển tiếp tuyên thệ, kỷ nguyên chính trị mới có đưa quốc gia Caribbean 'đạp gió rẽ sóng'?

Hội đồng chuyển tiếp Haiti tuyên thệ nhậm chức tại Cung điện quốc gia ở thủ đô Port-au-Prince, đánh dấu bước khởi đầu của quá trình chuyển đổi.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động