Tân Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres: Chuyện chưa kể (kỳ II)

Như đã nói ở kỳ I, sau khi rời bỏ chính trường Bồ Đào Nha, ông Guterres bày tỏ thiên hướng tham gia vào các vấn đề quốc tế. Ông đã có nhiều đóng góp cho UNHCR trong một thập kỷ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky ii Tân Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres: Chuyện chưa kể (kỳ 1)

Vị trí Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) từ 2005-2015 của Guterres được đánh giá là rất phù hợp với tính cách của ông: tìm kiếm sự đồng thuận giữa các cộng đồng. Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã hoạt động năng nổ, thúc đẩy sự đối thoại liên văn hóa từ Âu sang Á, trên nhiều lĩnh vực.

Từ việc lớn đến việc nhỏ

Mỗi khi có dịp đi công tác tại Washington D.C (Mỹ), ông Guterres thường nhờ đại diện của UNHCR tại khu vực Michel Gabaudan đưa đến hiệu sách Politics & Prose hoặc một số nhà sách khác ở thành phố. “Ông Guterres là người rất thích đọc sách lịch sử. Thú vui của ông là đi hiệu sách để mua những cuốn viết bằng tiếng Anh, vốn khá khó kiếm ở Geneva”, ông Gabaudan cho biết. “Tôi tin chắc rằng, những kiến thức lịch sử này đã giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp chính trị của ông ấy”.

Có thể thấy, ông Guterres có một cách tiếp cận mở với UNHCR. Cơ quan này đã có nhiều hoạt động tích cực trong nhiệm kỳ của ông, không chỉ bởi tình hình người di cư có nhiều diễn biến trong những năm qua. Trên thực tế, Guterres quyết định mở rộng danh mục những người cần được bảo vệ, bao gồm những người di cư bên trong lãnh thổ của một quốc gia, cũng như những người di cư để tránh thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, ông Guterres cũng cố gắng vận động những nhà tài trợ tăng hỗ trợ cho người di cư, đồng thời đảm bảo rằng số tiền này sẽ được phân bổ một cách hiệu quả, hợp lý.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky ii
Ông Guterres thăm trại tị nạn của những người Sudan ở Uganda, tháng 6/2005. (Nguồn: Reuters)

Ông Gabaudan cho biết: “Giống như tất cả cơ quan thuộc LHQ, việc phát triển UNHCR đi kèm với bộ máy cồng kềnh hơn. Vì vậy, một trong những việc đầu tiên mà ông Guterres làm là cắt giảm nhân sự tại trụ sở chính ở Geneva, phân bổ họ tới nhiều khu vực trên toàn thế giới”.

Cũng theo ông Gabaudan, “Guterres chưa bao giờ xem tính toán tài chính là công việc của những nhân viên kế toán. Tôi từng chứng kiến ông xử lý các bảng tính nhanh hơn trợ lý tài chính của mình, thậm chí còn chỉ ra những cột, hàng bị sai sót. Rõ ràng, dù là một chính khách ở tầm quốc tế, song ông Guterres cũng rất quan tâm đến việc vận hành tổ chức của mình”.

Khi Justin Forsyth còn là Giám đốc Tổ chức Save the children (Anh), ông đã cùng ông Guterres đến thăm các trại tị nạn ở Lebanon. Forsyth nhớ lại cuộc trò chuyện giữa ông Guterres với các em nhỏ: “Điều gây ấn tượng với tôi là ông Guterres ngồi bệt xuống sàn lấm lem đất của căn lều để nói chuyện với trẻ em. Ông đặt câu hỏi và lắng nghe chúng trả lời, và ông thực sự xúc động trước những gì nghe được”.

“Sự thấu hiểu là cần thiết trong chính trị

Dù vậy, trong nhiệm kỳ Cao ủy UNHCR, ông Guterres cũng gặp nhiều chỉ trích. Nhiều người cho rằng ông cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong việc bảo vệ quyền của người tị nạn, vốn được quy định trong Hội nghị về người tị nạn năm 1951. “Quan điểm của Guterres về vấn đề này không rõ ràng. Nhiệm kỳ của ông là một giai đoạn khó khăn đối với việc bảo vệ người tị nạn”, một cựu quan chức cấp cao của LHQ nói. Cũng theo vị này, “phong cách của Guterres là đưa ra những tuyên bố về nhiều vấn đề, nhưng không trực tiếp nhắm đến việc buộc các chính phủ phải đưa ra hành động. Điều này làm dấy lên quan ngại nếu ông ấy trở thành Tổng Thư ký LHQ”.

Tuy nhiên, Jeff Crisp – nguyên trưởng bộ phận phát triển chính sách của UNHCR và hiện là nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh), cho rằng không phải tất cả chỉ trích UNHCR đều liên quan đến ông Guterres. Theo Crisp, UNHCR đã nhiều lần bảo vệ quyền lợi của người tị nạn trước sự can thiệp của các quốc gia châu Âu. Bên cạnh đó, việc bí mật đàm phán thuyết phục chính phủ các nước liên quan đến vấn đề người tị nạn là “cách tiếp cận thể chế”, vốn được UNHCR thực hiện từ trước thời ông Guterres.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky ii
Ông Guterres thăm những người tị nạn Afghanistan tại Peshawar, Pakistan, 6/2015. (Nguồn: UN)

Là một người dễ thích ứng với hoàn cảnh, có khả năng tạo đồng thuận, nhã nhặn và thông tuệ, ông Guterres đang được kỳ vọng sẽ mang lại làn gió mới cho LHQ. Đặc biệt, các kĩ năng mà ông tích lũy được ngày hôm nay không chỉ từ kinh nghiệm trong thời hoạt động chính trị ở Bồ Đào Nha hay những năm làm Cao ủy UNHCR, mà còn là từ vợ ông – bà Melo.

Tháng 6/2016, trong một cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng Thư ký LHQ do báo The Guardian tổ chức, ông Guterres nói rằng những kiến thức về phân tích tâm lý của người vợ đã khuất đã giúp ích ông rất nhiều. “Quan hệ giữa con người cũng giống như quan hệ giữa các quốc gia, tổ chức. Trên cương vị Tổng Thư ký LHQ, bạn phải khiến cho những bất hòa và quan niệm sai lầm giữa các quốc gia biến mất. Sự thấu hiểu là cần thiết trong chính trị”.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky ii LHQ sẽ tăng cường hợp tác với Mỹ để giải quyết các vấn đề toàn cầu

Ngày 4/11, Tổng Thư ký sắp nhậm chức của Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập quan ...

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky ii LHQ: Sứ mệnh đảm bảo hòa bình và phát triển bền vững

Sứ mệnh này được Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon nhấn mạnh trong bức thông điệp nhân Ngày Liên hợp quốc 24/10.

tan tong thu ky lhq antonio guterres chuyen chua ke ky ii Tân Tổng Thư ký LHQ muốn phân bổ người tị nạn trên toàn thế giới

Theo Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres, thế giới cần có một hệ thống phân bổ người tị nạn quy mô lớn và hiệu quả để ...

Quang Chinh (theo The Guardian)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Hội nghị ICAPP 12: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới

Phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, chìa khóa để giải quyết hòa bình các bất đồng, xung đột là thông qua đối thoại...
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại trường Đại học quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa thiết lập sẽ mở ra một kỷ nguyên phát triển mới trong quan hệ ...
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Man City vs Tottenham; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11 và sáng 24/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Arsenal vs Nottingham Forest; La Liga - Celta Vigo vs Barcelona.
Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Bị IAEA ra nghị quyết 'sửa lưng', Iran lấy hạt nhân ra dọa

Iran tuyên bố sẽ khởi động một loạt máy ly tâm mới và tiên tiến để đáp trả việc IAEA ra nghị quyết yêu cầu Tehran cải thiện hợp tác.
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động