Táo tợn như cướp biển Somalia

Bất chấp nỗ lực của LHQ trong việc trấn áp các hoạt động của cướp biển Somalia, số lượng tàu thuyền đi lại trên tuyến hàng hải quan trọng này bị tấn công vẫn không ngừng gia tăng. Đặc biệt, gần đây các nhóm hải tặc đã mở rộng phạm vi hoạt động tại nhiều khu vực trên Ấn Độ Dương, biển Nam châu Phi... và tập trung tấn công các tàu thuyền lớn, kể cả tàu chở dầu một cách táo bạo, liều lĩnh hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Những tên cướp biển Somalia thường được trang bị rất cơ động và đi trên những chiếc thuyền nhỏ.

Ngày 16/4, sau khi nhận được khoản tiền chuộc hàng triệu USD từ chủ tàu Interglobal (Ấn Độ), cướp biển Somalia đã "nuốt lời", chỉ trả lại tàu MV Asphalt Venture chứ không trả tự do cho 7 thủy thủ trên tàu. Đây là lần đầu tiên bọn cướp biển giữ lại con tin. Mục đích của chúng là dùng những con tin này để trao đổi với 120 tên cướp biển đang bị giam giữ trong nhà tù Ấn Độ.

Sự ra đời của cướp biển Somalia

Somalia là quốc gia nằm ở phía Đông của Châu Phi (vùng Sừng châu Phi), có bờ biển dài 3.300km và ngư trường cá ngừ rất phong phú. Kể từ khi chế độ Siad Barre sụp đổ năm 1991, đất nước Somalia lâm vào cảnh nội chiến, nạn cướp biển được hình thành.

Trong tình trạng bất ổn và chính phủ hoạt động không hiệu quả, cộng với vị trí địa lý ở Sừng châu Phi, đã tạo điều kiện cho hoạt động cướp biển phát triển bắt đầu từ những năm đầu 1990. Kể từ khi nhà nước sụp đổ, tàu thuyền đánh cá bất hợp pháp trong lãnh hải Somalia hoạt động một cách công khai. Tình trạng hỗn loạn khiến hải tặc hoành hành.

Thời gian đầu, hải tặc thường làm công việc như bảo kê trên biển và hoạt động chủ yếu ở khu vực Vịnh Eden, nhưng sau khi bị hải quân quốc tế truy đuổi, những nhóm cướp biển Somalia dạt xuống phía Nam Ấn Độ Dương. Tại đây, chúng tiếp tục hoành hành ở khu vực biển thường được gọi là Lưu vực Somalia và tồn tại tới ngày nay.

Tại sao hải quân quốc tế bất lực?

Thách thức đầu tiên và cũng là lớn nhất mà lực lượng hải quân quốc tế gặp phải là vấn đề địa lý. Các tàu hải quân quốc tế này phải tuần tra trên một khu vực biển có diện tích tương đương với cả Tây Âu. Thông thường, họ hoạt động cách các tàu bị hải tặc Somalia tấn công vài ngày đi đường, nên mọi sự can thiệp đều quá muộn. Vì lý do này, nên hải quân quốc tế có rất ít cơ hội để có thể "bắt quả tang" cướp biển đang đổ bộ lên một chiếc tàu chở hàng. Ngay cả khi có cơ hội đó thì họ cũng không thể làm được gì nhiều, vì họ không thể tuỳ ý sử dụng hoả lực có trên tàu để tấn công hải tặc.

Hơn nữa, những tên cướp biển Somalia thường được trang bị rất cơ động. Chúng đi trên những chiếc xuồng hoặc tàu cao tốc nhỏ chỉ dài vài mét và một con tàu mẹ lớn hơn một chút, trên đó chở thực phẩm, nhiên liệu và đạn dược. Nếu bị tàu hải quân quốc tế đuổi theo, chúng sẽ nhanh chóng vứt bỏ toàn bộ vũ khí hay bộ đàm vệ tinh nên hải quân không có cớ gì để bắt giữ chúng. Sau khi được thả vì không có chứng cứ, những tên cướp biển chỉ cần quay về bờ và tái trang bị những thứ đã vứt xuống biển là có thể tiếp tục ra khơi tìm những con tàu có giá trị để cướp. Mỗi lần thành công, số tiền chuộc hàng triệu USD thừa sức giúp chúng có thể trang bị lại những gì bị mất.

Thậm chí lực lượng chống hải tặc quốc tế có thể nhìn thấy các tàu bị cướp biển Somalia bắt giữ đang neo đậu ngoài khơi bờ biển quốc gia Đông Phi này. Với số súng ống và thiết bị quân sự vượt trội, họ hoàn toàn có thể tiêu diệt những tên cướp biển, nhưng sợ gây nguy hiểm cho tính mạng con tin trong tay chúng.

Nguyên nhân cốt lõi

Nhiều người có thể nghĩ rằng, người dân Somalia làm cướp biển là do lòng tham đối với số tiền chuộc hàng triệu USD. Nhưng thật ra, nguyên nhân cơ bản của vấn nạn này lại là tình trạng bạo lực, nghèo đói cùng cực đang diễn ra ở Somalia. Đối với nhiều người Somalia, đặc biệt là thanh niên thất nghiệp, những rủi ro khi dấn thân làm cướp biển không là gì so với những hiểm nguy mà họ phải đối mặt hàng ngày tại đất nước nghèo đói, bị nội chiến tàn phá này. Hình ảnh thường thấy ở Somalia là những ngôi nhà đổ nát cùng hàng dãy thuyền méo mó nằm dọc bờ biển. Nước này thường xuyên hứng chịu hạn hán trầm trọng, còn người dân phải đối mặt với nạn đói và bạo lực hàng ngày.

Người Somalia đã học cách sống trong những điều kiện mà nhiều người khác có thể từ bỏ. Đối mặt với các tai ương khủng khiếp, họ đã tạo nên những việc làm sinh lợi, hoạt động hoàn toàn trong lĩnh vực kinh tế không chính thống, xây dựng và duy trì các bệnh viện một phần bằng số tiền mà họ cướp được. Vì lý do này, những nỗ lực hiện thời nhằm chống hải tặc từ ngoài khơi chỉ là đối phó với các triệu chứng bên ngoài. Chúng không giải quyết được căn nguyên khiến những người trẻ tuổi sẵn sàng liều mạng để săn tìm tàu thuyền khắp đại dương.

Giải pháp toàn diện?

Ngày 11/4/2011, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua một nghị quyết đặc biệt, theo đó nhất trí xem xét khẩn cấp việc thành lập các tòa án ở Somalia để xét xử cướp biển tại Somalia và ở nước khác. Nghị quyết do Colombia, Pháp, Italy, Nga, Tây Ban Nha và Ukraine soạn thảo, khẳng định cộng đồng quốc tế cần thiết phải hành động mạnh mẽ hơn nữa để tăng cường các nỗ lực toàn cầu chống cướp biển, đồng thời thúc giục các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là cộng đồng hàng hải quốc tế, hỗ trợ các dự án về pháp lý, xét xử và giam giữ các phần tử cướp biển không chỉ ở Somalia mà cả ở các nước trong khu vực.

HĐBA LHQ cũng đặc biệt chú trọng tới hợp tác quốc tế giải quyết vấn đề bắt giữ con tin, khuyến khích các nước và các tổ chức quốc tế giúp đỡ Somalia tăng cường khả năng bảo vệ ven biển, xét xử tội phạm cướp biển theo luật mỗi nước, nhấn mạnh nhu cầu điều tra và truy tố những cá nhân và tổ chức tài trợ bất hợp pháp, lập kế hoạch, tổ chức, hoặc thu lợi bất hợp pháp từ các hoạt động cướp biển ở ngoài khơi bờ biển Somalia.

Bên cạnh những biện pháp quân sự pháp luật, LHQ cũng cần đưa ra những giải pháp giúp cải thiện tình trạng bất ổn tại Somalia, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Hiện nay, một số giải pháp lâu dài đang được LHQ cân nhắc bao gồm: Triển khai lực lượng giữ gìn hòa bình của LHQ cùng với lực lượng của Liên minh châu Phi (AU) lập lại an ninh trật tự ở Somalia; Đầu tư tiền bạc, trang thiết bị giúp người dân Somalia phát triển ngành đánh bắt thủy hải sản; Tăng cường các biện pháp ngăn ngừa và trừng phạt quốc gia có hoạt động đổ chất thải độc hại xuống vùng biển gần Somalia, hủy ngoại môi trường của các loài sinh vật biển; Đảm bảo nguồn thủy sản dồi dào cho người dân… Tuy những biện pháp này có thể rất toàn diện, nhưng chắc chắn chúng không thể đem lại kết quả một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có hợp tác chặt chẽ của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước có đường giao thương hàng hải qua khu vực này và các nước láng giềng của Somalia.

N.V.D (tổng hợp)

 

Đọc thêm

Cận cảnh xe tay ga Honda Stylo 160 vừa về Việt Nam

Cận cảnh xe tay ga Honda Stylo 160 vừa về Việt Nam

Mẫu xe tay Honda Stylo 160 đã chính thức cập bến thị trường Việt Nam với kiểu dáng mới mẻ và mức giá dự kiến sẽ không dưới 50 triệu ...
Tôn vinh hương vị ẩm thực độc đáo của Mexico ở Hà Nội

Tôn vinh hương vị ẩm thực độc đáo của Mexico ở Hà Nội

Đại sứ quán Mexico tại Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ hội ẩm thực Mexico vào tháng 5 tới tại Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.
Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Lâm Tâm Như thanh lịch cùng trang phục sắc trắng, tôn vẻ đẹp vượt thời gian

Ngày 23/4, nữ diễn viên Lâm Tâm Như, 48 tuổi, khoe chân thon với sơ mi dài giấu quần khi dự sự kiện của một thương hiệu.
Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Tiểu sử Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Indonesia

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam-Indonesia.
Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động