THAAD và chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Moon Jae-in

Ngày 16/12 vừa qua, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã kết thúc chuyến thăm chính thức Trung Quốc kéo dài 4 ngày. Tuy Bắc Kinh không tổ chức một lễ đón tiếp long trọng như những gì đã làm với chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng ông Moon vẫn có được một chuyến đi đầy ý nghĩa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
thaad va chuyen di trung quoc cua tong thong moon jae in Chuyến đi “phá băng” quan hệ Trung - Hàn
thaad va chuyen di trung quoc cua tong thong moon jae in Hàn Quốc đề cao quan hệ đối tác với Trung Quốc

Trung Quốc vốn không hài lòng thực sự với việc Tổng thống Moon triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc. Đây chính là vấn đề khiến quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul trở nên căng thẳng trong suốt một năm vừa qua. Trung Quốc vẫn luôn khẳng định Bắc Kinh và Seoul đã “thống nhất” thỏa thuận rằng Seoul sẽ không triển khai thêm bất kì hệ thống THAAD mới, không tham gia vào hệ thống tên lửa phòng ngự của Mỹ ở châu Á, hoặc hợp tác quân sự ba bên với Mỹ và Nhật Bản.

thaad va chuyen di trung quoc cua tong thong moon jae in
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại buổi đón tiếp ở Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh ngày 14/12 vừa qua. (Nguồn: AP)

Tuy vậy, Hàn Quốc chỉ cho rằng cuộc đối thoại đôi bên là một buổi “tư vấn” chứ không phải là tạo sự “đồng thuận”. Tổng thống Moon vẫn giữ nguyên quan điểm này trong những cuộc gặp mới nhất với các lãnh đạo Trung Quốc.

Đây chính là lý do vì sao Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục kêu gọi Hàn Quốc giải quyết thật chính xác vấn đề THAAD ngay kể cả sau chuyến thăm của ông Moon.

Trên thực tế, ông Moon đã đạt được nhiều thành công hơn là chỉ đơn giản có một cuộc họp thượng đỉnh với ông Tập Cận Bình. Trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày, Tổng thống Hàn Quốc còn có những cuộc gặp gỡ chính thức với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và        Chủ tịch Quốc hội Trương Đức Giang.

Theo Nhà Xanh, Tổng thống Moon đã đưa ra một số kế hoạch rất cụ thể bao gồm “hợp tác giảm chất thải hạt và ô nhiễm không khí; hợp tác về chăm sóc sức khỏe và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển Hoàng Hải; hợp tác chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; và tăng cường trao đổi nguồn nhân lực về nghệ thuật và di sản”. Đề xuất về chống ô nhiễm môi trường mang rất nhiều ý nghĩa đối với cả người dân Trung Quốc và Hàn Quốc, bởi phía bắc Trung Quốc đang phải hứng chịu ô nhiễm nặng nề và Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng bởi sương mù bắt nguồn từ Trung Quốc.

Ông Moon cũng đã rất cố gắng hồi sinh hợp tác kinh tế giữa hai nước, bởi trước đây thương mại song phương đã bị ảnh hưởng nặng nề do tranh chấp chính trị về THAAD. Trong 2 ngày đầu của chuyến thăm, Tổng thống Hàn Quốc đã sắp xếp hàng loạt các cuộc họp kinh doanh, trong đó ông đã tham dự Hội nghị Bàn tròn Doanh nghiệp Hàn Quốc - Trung Quốc cùng với các lãnh đạo doanh nghiệp hai nước, phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Hàn Quốc - Trung Quốc và tham dự lễ khai mạc Hội nghị đối tác thương mại Hàn Quốc-Trung Quốc. Trong tất cả các dịp này, ông kêu gọi cả hai nước phải "phát triển và lớn mạnh cùng nhau”.

Ngoài thúc đẩy thương mại, Tổng thống Moon Jae-in không quên việc thu hút giới tri thức Trung Quốc bằng một bài phát biểu tại Đại học Bắc Kinh, một trong những trường đại học danh tiếng nhất Trung Quốc.

Một bước đi cực kì bất ngờ và khôn ngoan khác của ông Moon, chính là việc ông tới thăm thành phố Trùng Khánh ở phía Tây Nam Trung Quốc, trong một nỗ lực để nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử với Trung Quốc.

Tại Trùng Khánh, Tổng thống Moon và phu nhân đã tới thăm Bảo tàng Chính phủ Lâm thời Hàn Quốc - tòa nhà của Chính phủ Lâm thời Hàn Quốc, được hình thành trong khi bán đảo Triều Tiên còn là thuộc địa của Nhật Bản. Đáng chú ý, ông Moon là Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên ghé thăm bảo tàng này.

Thực tế, trước chuyến thăm, ít ai ở Trung Quốc hay Hàn Quốc biết được rằng Chính phủ Lâm thời Hàn Quốc được thành lập ở Thượng Hải vào năm 1919, trải qua nhiều lần di chuyển tại nhiều thành phố khác nhau trước khi chính thức chuyển về Trùng Khánh vào năm 1939.

Rõ ràng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã chuẩn bị rất kĩ càng cho chuyến thăm Trung Quốc lần này. Hy vọng rằng, sự thành tâm của ông trong việc nối lại mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh sẽ được phía Trung Quốc ghi nhận.

thaad va chuyen di trung quoc cua tong thong moon jae in Trung Quốc hối thúc Hàn Quốc giải quyết vấn đề THAAD

Thông điệp được phía Trung Quốc đưa ra với đoàn đại biểu Hàn Quốc do cựu Thủ tướng Lee Soo-sung dẫn đầu đến nước này, tham ...

thaad va chuyen di trung quoc cua tong thong moon jae in Hàn Quốc không xem xét triển khai thêm THAAD

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha ngày 30/10 cho biết, chính phủ nước này không xem xét triển khai thêm hệ thống phòng thủ tên ...

thaad va chuyen di trung quoc cua tong thong moon jae in Hàn Quốc: Bất đồng về THAAD với Trung Quốc sẽ được giải quyết

Ngày 10/10, tân Đại sứ Hàn Quốc tại Trung Quốc Noh Young-min cho biết sự nhất trí về bất đồng đối với THAAD của Mỹ ...

Duy Quang (theo The Diplomat)

Đọc thêm

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

Câu chuyện của người xây dựng AWEN - 'Ngôi nhà chung' cho nữ doanh nhân ASEAN

AWEN - Câu chuyện của một trong những người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng AWEN - bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Mạng ...
Bài tarot hôm nay 24/4/2024: Cách để gây ấn tượng mạnh với người bạn thích

Bài tarot hôm nay 24/4/2024: Cách để gây ấn tượng mạnh với người bạn thích

Bạn đang tìm cách thu hút sự chú ý của người ấy nhưng chưa thành công. Hãy thử bốc một lá bài tarot dưới đây để có câu trả lời ...
Indonesia ủng hộ tầm nhìn sâu sắc của Việt Nam về tương lai của ASEAN

Indonesia ủng hộ tầm nhìn sâu sắc của Việt Nam về tương lai của ASEAN

Sáng 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, đang thăm chính thức Việt Nam.
Từ ngày 1/7/2024, làm giấy chứng nhận căn cước ở đâu?

Từ ngày 1/7/2024, làm giấy chứng nhận căn cước ở đâu?

Xin cho tôi hỏi từ ngày 1/7/2024, các cá nhận được cấp giấy chứng nhận căn cước sẽ làm thủ tục ở đâu? - Độc giả Hoàng Khang
Kinh tế ASEAN 2024: Nỗ lực phục hồi vì người dân

Kinh tế ASEAN 2024: Nỗ lực phục hồi vì người dân

Bước sang năm 2024, ASEAN được kỳ vọng tiếp đà phục hồi tăng trưởng, có những bước tiến mạnh mẽ nhằm cải thiện rõ rệt bức tranh kinh tế - ...
Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan trên kênh truyền hình VTV5 và FPT Play

Xem trực tiếp trận đấu U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan trên kênh truyền hình VTV5 và FPT Play

Trận đấu quyết định ngôi đầu bảng D giữa U23 Việt Nam và Uzbekistan diễn ra vào lúc 22h30 (giờ Việt Nam) trên sân Khalifa International, Qatar.
Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Bị phát lệnh 'tiễn khách', Mỹ bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút quân

Lầu Năm Góc cho biết, Mỹ đã bắt đầu đàm phán với Niger về việc rút hơn 1.000 nhân viên khỏi quốc gia châu Phi này sau gần một thập kỷ hiện diện.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq, siết chặt quan hệ an ninh, kinh tế và năng lượng

Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã ký kết thỏa thuận khung chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, năng lượng và kinh tế giữa hai nước.
Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Đức đi bước 'động chạm' cả Nga lẫn Trung Quốc, Moscow và Bắc Kinh gay gắt phản pháo

Trong chưa đầy một tuần, Đức đã thông báo tiến hành các cuộc bắt giữ nhiều cá nhân mà Berlin cáo buộc làm gián điệp cho Nga và Trung Quốc.
Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Nga nói gì về việc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh?

Việc Nga rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Nagorno-Karabakh là phù hợp với thực tế mới đang phát triển trong khu vực.
Hezbollah nã 'mưa' rocket về phía miền Bắc Israel

Hezbollah nã 'mưa' rocket về phía miền Bắc Israel

Giao tranh giữa Israel-Hezbollah đã kéo dài hơn 6 tháng qua tại khu vực biên giới giữa nước này và Lebanon, song song với xung đột tại Dải Gaza.
Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân

Lần đầu tiên, Chủ tịch Triều Tiên chỉ đạo diễn tập mô phỏng phản công hạt nhân

Chủ tịch Triều Tiên bày tỏ hài lòng về cuộc diễn tập, đánh giá cao khả năng bắn trúng và độ chính xác cao của các tên lửa nước này.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động