Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha. |
Hiến pháp thứ 20 này sẽ có nhiều yếu tố mới, theo Ban soạn thảo Hiến pháp (được quân đội bổ nhiệm) bao gồm 36 thành viên.
Các điều luật mới chủ yếu được hình thành dựa trên những lo ngại về các vấn đề chính trị trong quá khứ như sự độc quyền của các quan chức dân cử, thiếu kiểm tra và cân bằng, tham nhũng…
"Chúng tôi muốn thấy mỗi chính trị gia phải tuân thủ các quy tắc và đạo đức. Vì vậy, chúng tôi thiết lập cái gọi là Hội đồng đạo đức quốc gia để giám sát các hành vi của các chính trị gia, "Tiến sĩ Suchit Bunbongkarn, Phó Chủ tịch Ủy ban soạn thảo Hiến pháp cho biết.
Theo Hiến pháp mới, Thượng viện mới sẽ chỉ định bởi các ủy ban nhà nước, và một người không được bầu có thể trở thành một Thủ tướng trong một tình huống khẩn cấp.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát lo ngại về các điều khoản này, cái mà họ tuyên bố là phi dân chủ. Những điều khoản liên quan đến việc thủ tướng có thể là nhân vật không qua bầu cử hay các thượng nghị sĩ không qua bầu cử trực tiếp gây nhiều lo ngại trong xã hội Thái và dẫn đến một số cuộc diễu hành phản đối.
"Trong vụ việc xảy ra tháng 5/ 1992, nhiều người đã chiến đấu và hi sinh cho dân chủ, để có một Thủ tướng dân cử. Và bây giờ chúng ta dường như quên về điều đó”, một giáo sư đại học Thái Lan cho biết.
Dự thảo Hiến pháp sẽ được Hội đồng Cải cách Quốc gia xem xét kỹ lưỡng vào cuối tháng này. Nó có thể có hiệu lực vào tháng Chín năm nay. Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể bị trì hoãn nếu quân đội quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp mới.
THẢO VY (Theo Channel NewsAsia)