Tháo gỡ điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, bảo đảm chế độ đối với cán bộ công tác tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Tuấn Việt
Chiều 13/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Đối ngoại tổ chức Phiên giải trình về việc bảo đảm cơ sở vật chất cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và chế độ cho cán bộ công tác tại Cơ quan đại diện.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tháo gỡ điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, bảo đảm chế độ đối với cán bộ công tác tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Toàn cảnh Phiên giải trình về việc bảo đảm cơ sở vật chất cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và chế độ cho cán bộ công tác tại cơ quan đại diện. (Ảnh: Tuấn Việt)

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà chủ trì Phiên giải trình.

Tham dự phiên giải trình có Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các thành viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cùng lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương,…

Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà cho biết, Phiên giải trình nhằm đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các quy định của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, trong việc đảm bảo cơ sở vật chất cho Cơ quan đại diện và chế độ cho cán bộ công tác tại Cơ quan đại diện.

Hoạt động này góp phần tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan đại diện thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận. Theo đó, Luật được Quốc hội ban hành năm 2009; sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã tạo hành lang pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam tại quốc gia và tổ chức quốc tế tiếp nhận.

Tháo gỡ điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, bảo đảm chế độ đối với cán bộ công tác tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà khẳng định, việc đảm bảo cơ sở vật chất và chế độ cho cán bộ công tác tại cơ quan đại diện đã được triển khai tương đối đồng bộ, toàn diện, tạo điều kiện cho các cơ quan hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. (Nguồn: CTTĐT Quốc hội)

Hoạt động của mạng lưới 94 Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào việc thực hiện chủ trương, chính sách, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, tăng cường quan hệ của Việt Nam với các nước, quốc gia, tổ chức quốc tế và đối tượng quan trọng khác; đồng thời tạo môi trường hòa bình, ổn định, củng cố đoàn kết, phát huy nội lực, thu hút ngoại lực trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước.

Chủ nhiệm Vũ Hải Hà cho biết, từ năm 2022 đến nay, Ủy ban Đối ngoại đã thực hiện chuyên đề giám sát về việc thực hiện Luật và tổ chức đoàn giám sát thực tế đối với 4 cơ quan đại diện tại Hoa Kỳ; cử đại diện tham gia các đoàn khảo sát liên ngành về việc đảm bảo cơ sở vật chất cho Cơ quan đại diện và chế độ cho cán bộ, công chức công tác tại Cơ quan đại diện một số nước.

Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, pháp luật  tạo điều kiện cho việc bảo đảm cơ sở vật chất, chế độ đối với cán bộ Ngoại giao
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Phiên giải trình. (Ảnh: Tuấn Việt)

Các báo cáo bằng văn bản và kết quả giám sát, khảo sát thực tế cho thấy, cơ sở vật chất của Cơ quan đại điện tại một số địa bàn và chế độ cho cán bộ công công tác tại cơ quan đại diện còn khó khăn, vướng mắc. Do đó, trên cơ sở báo cáo của các bộ, ngành liên quan, Ủy ban Đối ngoại sẽ tổng hợp, xây dựng kết luận Phiên giải trình để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và gửi Chính phủ cùng các cơ quan liên quan.

Báo cáo tại Phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, mạng lưới Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được duy trì tại 69 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm 94 Cơ quan đại diện, trong đó có 67 Đại sứ quán, 22 Tổng lãnh sự quán, 4 Phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế và 1 văn phòng.

Đội ngũ cán bộ bao gồm 1.200 biên chế cán bộ, nhân viên ngoại giao từ 16 bộ, ngành, cơ quan liên quan cùng khoảng 2.300 phu quân, phu nhân và con chưa thành niên đi theo. Độ tuổi bình quân của cán bộ hiện tại là 43 tuổi, trong đó nam chiếm 55%, nữ chiếm 45%.

Bảo đảm cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ với cán bộ công tác tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng báo cáo tại Phiên giải trình. (Ảnh: Tuấn Việt)

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan, trên cơ sở triển khai thực hiện Luật năm 2009, sửa đổi, bổ sung năm 2017 và các quy định, hướng dẫn liên quan, cơ sở vật chất của các cơ quan đại diện và chế độ đãi ngộ đối với thành viên cơ quan đại diện đã có một số bước cải thiện nhất định.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, việc áp dụng tiêu chuẩn, định mức cơ sở vật chất tại Cơ quan đại diện và chế độ đãi ngộ theo các quy định trên đã giúp cán bộ công tác nhiệm kỳ tại Cơ quan đại diện khắc phục một phần khó khăn, thách thức trong cuộc sống xa Tổ quốc, bước đầu cải thiện môi trường làm việc, tạo điều kiện để cơ quan đại diện hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, đối ngoại được giao.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực liên tục biến động nhanh chóng, phức tạp, yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, áp lực công việc ngày càng lớn, thực trạng cơ sở vật chất tại cơ quan đại viện và chế độ đãi ngộ đối với thành viên Cơ quan đại diện đang xuất hiện một số bất cập cần được tháo gỡ.

Những tồn tại, bất cập trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, do đó, Bộ Ngoại giao mong muốn cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là các cơ quan của Quốc hội xem xét, có một số giải pháp đồng bộ về cơ chế, thể chế nhằm bảo đảm cơ sở vật chất cho cơ quan đại diện và chế độ cho cán bộ công tác tại Cơ quan đại diện.

Tháo gỡ điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, bảo đảm chế độ đối với cán bộ công tác tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Các đại biểu xem clip về những khó khăn mà các cán bộ công tác tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đang gặp phải. (Ảnh: Tuấn Việt)

Thảo luận tại Phiên giải trình, các đại biểu đánh giá cao báo cáo của Bộ Ngoại giao và chia sẻ với những khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Các đại biểu nhận thấy những khó khăn, bất cập trong thực hiện các quy định pháp luật liên quan trong việc bảo đảm cơ sở vật chất cho Cơ quan đại diện và chế độ đãi ngộ cho cán bộ công tác tại Cơ quan đại diện như tiêu chuẩn định mức về cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ còn thấp. Vì vậy, các đại biểu cho rằng, cần được nâng lên phù hợp với thực tế và mặt bằng chung các nước trong khu vực.

Thủ tục liên quan đến đầu tư, mua sắm, đấu thầu cơ sở vật chất giữa trong nước và nước sở tại cũng còn chênh lệch nên cần có cơ chế chính sách đặc thù để bảo đảm đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời. Một số đại biểu đề nghị, Bộ Ngoại giao đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết cơ chế đặc thù về vấn đề này cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Bảo đảm cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ với cán bộ công tác tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến đề nghị, Bộ Ngoại giao tham mưu, đề xuất, kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi Nghị định 166; nghiên cứu mô hình quản lý mua sắm, sửa chữa, vận hành các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của Cơ quan đại diện.

Kết luận Phiên giải trình, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Mạnh Tiến nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Ủy ban Đối ngoại tổ chức phiên giải trình, tập trung vào việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm cơ sở vật chất cho Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và chế độ cho cán bộ công tác tại Cơ quan đại diện. Các nội dung được trao đổi tại Phiên giải trình tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm tạo điều kiện cho việc bảo đảm cơ sở vật chất, chế độ đối với cán bộ.

Thường trực Ủy ban Đối ngoại sẽ đề nghị Quốc hội giao Hội đồng Dân tộc và các ủy ban tiếp tục rà soát nhằm sửa đổi, bổ sung Luật. Trước mắt, Thường trực Ủy ban Đối ngoại sẽ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc xây dựng một Nghị quyết riêng hoặc đưa nội dung này vào dự thảo Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV nhằm tháo gỡ vướng mắc, bất cập trong vấn đề bảo đảm cơ sở vật chất và chế độ cho cán bộ của Cơ quan đại diện.

Cùng với đó, Ủy ban Đối ngoại sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát việc thực hiện các quy định và văn bản có liên quan; thúc đẩy các bộ, ngành liên quan nhằm phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện tốt Luật.

Thông tin đối ngoại góp phần tạo sự đồng thuận trong nước, khẳng định uy tín, vị thế Việt Nam

Thông tin đối ngoại góp phần tạo sự đồng thuận trong nước, khẳng định uy tín, vị thế Việt Nam

Kết luận 57-KL/TW được Bộ Chính trị ban hành đã thể hiện sự quan tâm cao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới công ...

Bà Nguyễn Minh Hằng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bà Nguyễn Minh Hằng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1176/QĐ-TTg ngày 12/10/2023 bổ nhiệm bà Nguyễn Minh Hằng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ ...

Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Sơ kết quý III, nhiệm vụ trọng tâm công tác quý IV năm 2023 Ban chấp hành Đảng bộ

Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Sơ kết quý III, nhiệm vụ trọng tâm công tác quý IV năm 2023 Ban chấp hành Đảng bộ

Ngày 12/10, Bí thư Đảng uỷ Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì Hội nghị Sơ kết quý III, nhiệm vụ ...

Bộ Ngoại giao và Hải Dương rà soát công tác phối hợp ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Bộ Ngoại giao và Hải Dương rà soát công tác phối hợp ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Ngày 12/10, Đoàn công tác Bộ Ngoại giao do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Trưởng đoàn đã ...

Báo Thế giới và Việt Nam giành 4 giải tại Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX

Báo Thế giới và Việt Nam giành 4 giải tại Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ IX

Tối 12/10, tại Nhà hát lớn Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và phát ...

Đọc thêm

Nhức nhối nạn buôn lậu vũ khí và ma túy từ Syria vào Jordan

Nhức nhối nạn buôn lậu vũ khí và ma túy từ Syria vào Jordan

Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi ngày 3/7 đã cảnh báo về mối đe dọa từ nạn buôn lậu vũ khí và ma túy dai dẳng từ Syria vào quốc gia ...
Yemen đạt thỏa thuận trao đổi 50 tù nhân với lực lượng Houthi

Yemen đạt thỏa thuận trao đổi 50 tù nhân với lực lượng Houthi

Đặc phái viên LHQ về Yemen Hans Grundberg tuyên bố rằng các cuộc đàm phán thả tù nhân giữa Yemen và lực lượng Houthi đã đạt được tiến bộ đáng ...
Người phụ nữ 33 tuổi kết hôn với người đàn ông khuyết tật nặng 30 tuổi

Người phụ nữ 33 tuổi kết hôn với người đàn ông khuyết tật nặng 30 tuổi

Lulu kết hôn với Qichen, 30 tuổi, một người khuyết tật, chỉ vài tháng sau khi quen qua mạng vì bị thu hút bởi sự lạc quan và thông minh ...
Giá cà phê hôm nay 4/7/2024: Giá cà phê giảm, robusta tiếp tục nhận thông tin hỗ trợ, tại sao xuất khẩu từ nguồn Việt Nam giảm?

Giá cà phê hôm nay 4/7/2024: Giá cà phê giảm, robusta tiếp tục nhận thông tin hỗ trợ, tại sao xuất khẩu từ nguồn Việt Nam giảm?

Giá cà phê hôm nay 4/7/2024: Giá cà phê giảm, robusta tiếp tục nhận thông tin hỗ trợ...
Malaysia nỗ lực xóa bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Malaysia nỗ lực xóa bỏ vấn nạn bắt nạt học đường

Bộ trưởng Giáo dục Malaysia Fadhilina Sidek cam kết sẽ không để vấn nạn bắt nạt học đường diễn ra trong các trường học.
Israel ra quyết định thu hồi đất ở Bờ Tây lớn nhất trong 30 năm, trả hơn trăm triệu USD cho Palestine

Israel ra quyết định thu hồi đất ở Bờ Tây lớn nhất trong 30 năm, trả hơn trăm triệu USD cho Palestine

Israel phê duyệt việc thu hồi mảnh đất rộng lớn ở Bờ Tây bị chiếm đóng, đồng thời chuyển 435 triệu Shekels tiền thuế thu hộ cho Palestine.
Đại sứ Phạm Quang Hiệu trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Quần đảo Marshall

Đại sứ Phạm Quang Hiệu trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Quần đảo Marshall

Ngày 1/7-3/7, Đại sứ Phạm Quang Hiệu đã trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống và thăm làm việc tại Quần đảo Marshall.
Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia gặp và làm việc với Thống đốc tỉnh Riyadh

Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia gặp và làm việc với Thống đốc tỉnh Riyadh

Đại sứ Đặng Xuân Dũng khẳng định, Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Saudi Arabia.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng làm việc tại TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng làm việc tại TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tham dự và chủ trì nhiều hoạt động trọng tâm về công tác đối ngoại và công tác người Việt Nam ở nước ngoài.
Thanh niên Bộ Ngoại giao tiếp tục phát huy vai trò xung kích trong các hoạt động đoàn

Thanh niên Bộ Ngoại giao tiếp tục phát huy vai trò xung kích trong các hoạt động đoàn

Sáng ngày 2/7, Đoàn thanh niên Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác đoàn và phong trào thanh niên 6 tháng đầu năm 2024.
Đẩy mạnh công tác đối ngoại và thu hút nguồn lực kiều bào tại Bình Phước

Đẩy mạnh công tác đối ngoại và thu hút nguồn lực kiều bào tại Bình Phước

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cùng lãnh đạo một số đơn vị trong Bộ thăm và làm việc về công tác đối ngoại tại tỉnh Bình Phước.
Lan tỏa hình ảnh Việt Nam tại Diễn đàn văn hóa thanh niên ASEAN

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam tại Diễn đàn văn hóa thanh niên ASEAN

Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN (AYCF) lần thứ 19 và ASEAN + 3 lần thứ 9 do Mạng lưới Đại học ASEAN tổ chức.
Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Bộ LĐTBXH triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo đảm di cư an toàn và bảo vệ quyền, lợi ích đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Để công dân Việt Nam di cư an toàn, hợp pháp, tránh rơi vào cạm bẫy mua bán người

Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự nêu những nguy cơ lao động thường gặp phải khi làm việc ở nước ngoài, khuyên công dân Việt Nam để thúc đẩy di cư an toàn
Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Tạo môi trường di cư an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam

Ngày 25-26/6, Cục Lãnh sự phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế tổ chức buổi Tập huấn về Di cư an toàn và Bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Cháy nhà máy pin ở Hàn Quốc: Không có công dân Việt Nam thương vong

Cháy nhà máy pin ở Hàn Quốc: Không có công dân Việt Nam thương vong

Truyền thông địa phương xác nhận với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc là không có công dân Việt Nam thương vong trong vụ cháy nhà máy pin Aricell.
Thông tin liên quan đến công dân Việt Nam mất tích tại Pháp

Thông tin liên quan đến công dân Việt Nam mất tích tại Pháp

Cảnh sát Pháp phát hiện một thi thể tại căn hộ ngoại ô thành phố Paris. Sau khi xác minh, các cơ quan chức năng Pháp xác định đây là công dân Việt Nam.
Bộ Ngoại giao thông tin về vụ du học sinh Việt mất tích và qua đời tại Pháp

Bộ Ngoại giao thông tin về vụ du học sinh Việt mất tích và qua đời tại Pháp

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về vụ việc một nữ du học sinh của Việt Nam mất tích và qua đời sau đó tại Pháp.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đúng thời điểm, hợp lòng người

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đúng thời điểm, hợp lòng người

Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một sự kiện bước ngoặt trong quan hệ Việt-Hàn.
Ngoại giao kinh tế Bangladesh: Tranh thủ nguồn lực láng giềng

Ngoại giao kinh tế Bangladesh: Tranh thủ nguồn lực láng giềng

Ngoại giao kinh tế trở thành xung lực giúp Bangladesh vận động hỗ trợ từ Trung Quốc và Ấn Độ, giúp đẩy mạnh tăng trưởng trong nước.
Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ: Khẳng định vị thế dẫn đầu công nghệ xanh ở Nam bán cầu

Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ: Khẳng định vị thế dẫn đầu công nghệ xanh ở Nam bán cầu

Ngoại giao khí hậu của Ấn Độ nổi lên như học thuyết đối ngoại chiến lược, thể hiện thông qua những thành tựu lớn mà nước này gặt hái.
Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo: Mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Croatia

Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo: Mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Croatia

Theo Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo, 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao là dấu mốc mở ra thời kỳ phát triển mới trong quan hệ Việt Nam-Croatia.
Bộ trưởng Ngoại giao Croatia: Hướng tới tương lai ngập tràn cơ hội hợp tác và phát triển cùng Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Croatia: Hướng tới tương lai ngập tràn cơ hội hợp tác và phát triển cùng Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Croatia Gordan Grlic Radman đánh giá quan hệ Việt Nam-Croatia trải qua ba thập kỷ với tình hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng.
Tân Đại sứ Nhật Bản quyết tâm dành mọi sức lực để cụ thể hóa ý chí cấp cao Nhật-Việt

Tân Đại sứ Nhật Bản quyết tâm dành mọi sức lực để cụ thể hóa ý chí cấp cao Nhật-Việt

Mặc dù quan hệ song phương đã có được nền tảng tốt đẹp nhưng theo tân Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki những 'chân trời' hợp tác vẫn còn rất rộng mở.
Phiên bản di động