Sự kiện thể thao “Chúng ta cùng chạy” do Athletica Vaticana tổ chức nhằm thúc đẩy giá trị của hòa nhập, bác ái và tình bạn. (Nguồn: Twitter) |
Trong bài viết trên trang Osservatore Romano ngày 27/5, Đại sứ Chiara Porro nhận định, thể thao là một ngôn ngữ phổ quát có thể phá bỏ các rào cản và xây dựng những cây cầu kết nối. Sức mạnh của thể thao còn nằm ở khả năng thúc đẩy bình đẳng giới, hòa nhập người khuyết tật, gắn kết xã hội và lối sống lành mạnh.
Thể thao “có thể là cứu tinh cho những người đang gặp khó khăn hoặc bị thiệt thòi” và “có thể dạy cho các bạn trẻ nhiều bài học quý giá”.
Nữ Đại sứ khẳng định, thể thao đích thực là một công cụ ngoại giao. Đối với người Australia, niềm đam mê thể thao “chảy trong mỗi tế bào” và “chúng tôi sử dụng tình yêu thể thao như một cách thể hiện chúng tôi là ai và chúng tôi đại diện cho điều gì”.
Australia đã đưa thể thao vào các chương trình phát triển trên khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, hợp tác với xã hội dân sự và khu vực tư nhân để tìm ra những cách thức sáng tạo giải quyết các vấn đề xã hội.
Bà Chiara Porro “bật mí” thêm, trong thập niên tới, Australia sẽ có vị trí quan trọng trong sân khấu thể thao với việc đăng cai 3 trong 4 sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, đỉnh cao là Olympic và Paralympic ở Brisbane vào năm 2032.
Theo Đại sứ Australia tại Vatican Chiara Porro (thứ ba từ phải), thể thao là một ngôn ngữ phổ quát có thể phá bỏ các rào cản và xây dựng những cây cầu kết nối. (Nguồn: Twitter) |
Tại Vatican, Giáo hoàng Francis đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng và giá trị của thể thao. Tòa thánh đã thành lập hiệp hội thể thao riêng mang tên Athletica Vaticana nhằm thúc đẩy các giá trị của hòa nhập, bác ái và tình bạn.
Để hỗ trợ các mục tiêu này, một số Đại sứ và Đại sứ quán tại Tòa thánh đã tham gia sự kiện “Chúng ta cùng chạy” (We Run Together) vào ngày 24/5 vừa qua do Athletica Vaticana và các đối tác tổ chức.
Đại diện nhiều quốc gia đã tham gia chạy tiếp sức 4x400m, tạo ra sự kết nối thông qua trải nghiệm thể thao được chia sẻ.
Các nhà ngoại giao tham gia sự kiện này cùng với thanh niên, những người mắc hội chứng down và tự kỷ, phụ nữ bị bạo lực gia đình, người di cư và người tị nạn, cũng như các vận động viên từ Athletica Vaticana, Fiamme Gialle (cảnh sát tài chính Italy) và Fidal Lazio (Liên đoàn điền kinh Italy vùng Lazio).
Đội Australia tại sự kiện “Chúng ta cùng chạy”. (Nguồn: Twitter) |
Theo Đại sứ Chiara Porro, “Chúng ta cùng chạy” cho thấy đẳng cấp của thể thao thông qua việc áp dụng các quy tắc giống nhau và trở thành không gian gặp gỡ tuyệt vời của tất cả mọi người, không phân biệt đối xử. Bản thân việc chạy tiếp sức đã tượng trưng cho giá trị của sự hợp tác, làm việc nhóm và tinh thần đồng đội.
Như Giáo hoàng Francis đã nói, tất cả chúng ta đều ở trên cùng một con thuyền, và chỉ có cùng nhau, với tư cách là một cộng đồng các quốc gia, chúng ta mới có thể vượt qua những thách thức to lớn mà thế giới của chúng ta đang phải đối mặt.
Cho dù đó là trên đấu trường thể thao - sân vận động, đường chạy điền kinh hay đường đua bể bơi, ngoại giao thể thao khai thác sức mạnh độc đáo của thể thao để mang mọi người, quốc gia và cộng đồng đến gần nhau hơn.
Thể thao có sức mạnh xích mọi người, mọi quốc gia lại gần nhau hơn. (Nguồn: La Sicilia) |
“Chúng ta cùng chạy” là một sáng kiến gây quỹ do Athletica Vaticana triển khai vào ngày 8/6/2020 để giúp hỗ trợ tài chính cho hai bệnh viện ở phía Bắc nước Italy là bệnh viện John XXIII ở Bergamo và bệnh viện Policlinicở Brescia - những bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19. |
| Ngoại giao thể thao thời Covid-19 TGVN. Các môn thể thao đã đem lại được ích lợi gì cho thế giới kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát? |
| Thể thao - “ngôn ngữ” cho hòa bình Thể thao, từ lâu vốn trở thành một "ngôn ngữ" toàn cầu khiến mọi người hiểu nhau hơn, có thể hàn gắn những rạn nứt ... |