Thổ Nhĩ Kỳ-Ai Cập: Gác chuyện cũ, nối tình xưa

Phan Quân
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại mong muốn cải thiện quan hệ nhiều phen trắc trở với Ai Cập? Câu trả lời là lợi ích về chính trị, kinh tế và vị thế. Bình luận của báo Thế giới & Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) ngày 24/9/2019, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã chỉ trích, kêu gọi trừng phạt Ai Cập và Tổng thống Abdul Fattah al-Sisi vì cách đối xử với gia đình cựu Tổng thống Mohammed Morsi.

Cairo đã lên tiếng phản đối, nói hành động của Ankara “áp đặt và độc đoán”. Cuộc khẩu chiến khiến quan hệ song phương đặc biệt căng thẳng.

Ít lâu sau, hai bên lại đối đầu tại Libya. Ai Cập hậu thuẫn Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar đứng đầu, còn Thổ Nhĩ Kỳ lại ủng hộ Chính phủ Đoàn kết Dân tộc Libya (GNA) do Liên hợp quốc bảo trợ. Xung đột gay gắt khiến mùa hè 2020 tại Libya thêm rực lửa.

Tuy nhiên, đó chỉ là hai trong nhiều câu chuyện về lịch sử đầy trắc trở giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

(05.04) Tổng thống Ai Cập Sisi (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. (Nguồn: Reuterrs)
Tổng thống Ai Cập Sisi (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. (Nguồn: Reuterrs)

Đáng chú ý là chỉ 10 tháng sau, tình thế đã đổi khác. Tình hình chiến sự tại Libya đang cải thiện rõ rệt, còn quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Ai Cập cũng đang có nhiều tiến triển đáng chú ý.

Theo người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Ibrahim Kalin ngày 26/4, Ngoại trưởng cùng quan chức tình báo song phương đã trao đổi thời gian qua. Dự kiến, đoàn đại biểu của Ankara do Thứ trưởng Ngoại giao Sedat Onal đẫn đầu sẽ tới Cairo tuần này để thảo luận quan hệ song phương.

Thời gian qua, chính quyền Tổng thống Erdogan cũng triển khai chiến dịch cải thiện quan hệ với Ai Cập. Mới đây, đảng cầm quyền Công lý và Phát triển (AKP) còn có sáng kiến thành lập nhóm hữu nghị giữa quốc hội hai nước.

Trong một động thái thiện chí, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã dỡ lệnh cấm Ai Cập xây dựng quan hệ với tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Cairo thì vẫn tỏ ra thận trọng. Ngoại trưởng Sameh Shoukry cho rằng tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ “cần được minh chứng bằng hành động và là cách duy nhất để khôi phục quan hệ”.

Với quá khứ không mấy êm đẹp như vậy, khó tưởng tượng rằng chỉ trong chưa đầy một năm, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Ai Cập lại có sự biến chuyển nhanh chóng, từ đối đầu gay gắt sang triển vọng về đối thoại. Đâu là lý do cho sự thay đổi này?

Đó là lợi ích. Không phải cố Thủ tướng Anh Winston Churchill, chính Huân tước Palmerston, cố Thủ tướng Anh mới là tác giả của câu nói bất hủ: “Trên thế giới này, không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn; chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn. Trách nhiệm của chúng ta là theo đuổi lợi ích đó.”

Vậy với Ankara, lợi ích trong mối quan hệ này là gì?

“Trên thế giới này, không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn; chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn. Trách nhiệm của chúng ta là theo đuổi lợi ích đó”. (Huân tước Palmerston)

Nhọc nhằn thời Covid-19

Có lẽ, câu trả lời sẽ rõ ràng hơn nếu nhìn toàn cảnh vị thế và hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ tại khu vực.

Quãng thời gian đầu năm 2021 rõ ràng không hề dễ chịu với chính quyền Tổng thống Erdogan.

Về chính trị, lần đầu tiên lãnh đạo quốc gia đồng minh thân thiết một thời của nước này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công nhận cái gọi là “diệt chủng Armenia”, vấn đề đặc biệt nhạy cảm với Thổ Nhĩ Kỳ.

Trước đó, Washington cũng chính thức loại Ankara khỏi chương trình sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ mới F-35. Đây là chỉ dấu đáng ngại cho quan hệ song phương thời gian tới.

Nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn gặp trở ngại, dù nước này đã chiều lòng EU, từ thỏa thuận nhập cư hay hợp tác quân sự với Ukraine trước áp lực quân sự từ Nga.

Về kinh tế, giống như nhiều quốc gia khác, nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ đang chịu tác động sâu sắc của đại dịch Covid-19. Ngày 29/4, chính phủ một lần nữa tiến hành phong tỏa toàn quốc sau khi các ca lây nhiễm Covid-19 tăng mạnh trở lại, đạt mức 40.000 ca/ngày, cao nhất châu Âu.

Điều này khiến triển vọng phục hồi của một số ngành công nghiệp chủ chốt, đặc biệt là du lịch, vốn chiếm tới 12% GDP, trở nên khó khăn hơn.

Đó là chưa kể tới lạm phát, vấn đề đau đầu của nền kinh tế này. Chỉ trong 20 tháng, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ thay tới ba Chủ tịch, chỉ với mục tiêu hàng đầu là kiềm chế lạm phát.

Sau khủng hoảng tiền tệ giữa năm 2018, đồng Lira đã mất 1/2 giá trị so với đồng USD, khiến một bộ phận người dân đặt niềm tin vào các đồng tiền số để giữ giá.

Tuy nhiên, sự sụp đổ vừa qua của hai đồng tiền số lớn tại đây là Thodex và Vebitcoin cho thấy rủi ro của thị trường này là không nhỏ.

(05.04) Các nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ sốc trước sự sụp đổ của hai đồng tiền ảo lớn trên thị trường - Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)
Các nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ sốc trước sự sụp đổ của hai đồng tiền ảo lớn trên thị trường - Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Lời giải tại người xưa

Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ mong quan hệ với Ai Câp sẽ mang lại lợi ích về chính trị, kinh tế và vị thế.

Đầu tiên, Ankara mong muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Cairo, tạo động lực cho kinh tế trong nước. Ai Cập là đối tác thương mại hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Phi nhiều năm qua.

Năm 2020, dù quan hệ căng thẳng, song kim ngạch thương mại Thổ Nhĩ Kỳ-Ai Cập vẫn đạt 4,86 tỷ USD, chỉ thấp hơn chút so với năm 2012, trước khi cựu Tổng thống Mohammed Morsi bị lật đổ.

Trong khi đó, nền kinh tế Ai Cập tiếp tục phát triển ấn tượng thời gian qua. Bộ trưởng Tài chính Ai Cập Mohamed Maait cho biết đại dịch Covid-19 đã khiến quốc gia Bắc Phi đánh mất 23,6 tỷ USD, song Cairo dự kiến sẽ có sự trở lại mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng 7%/năm.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), với quá trình chống dịch và phục hồi ấn tượng, Ai Cập đã vượt qua Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Iraq hay Qatar để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai giới Arab, với trị giá 361,8 tỷ USD và chỉ đứng sau Saudi Arabia.

Cải thiện quan hệ với Ai Cập sẽ giúp doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ an tâm đầu tư, tạo lợi ích cho cả hai bên, như những gì ông Erdogan từng kỳ vọng trong chuyến thăm Cairo năm 2011.

Thứ hai, Ai Cập có vị thế đặc biệt quan trọng trong khu vực và hợp tác với quốc gia này sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ củng cố chỗ đứng tại Trung Đông-Bắc Phi. Cairo có tiếng nói đáng kể trong Liên minh châu Phi (AU), cũng như các vấn đề khu vực.

Đặc biệt, Ai Cập đóng vai trò nhất định trong hai vấn đề cấp thiết với Thổ Nhĩ Kỳ là tranh chấp trên Đông Địa Trung Hải và Libya. Chưa kể Ankara cũng hào hứng với vai trò trung gian hòa giải căng thẳng về Đập Đại Phục hưng.

Giành được sự ủng hộ của Cairo sẽ là khởi đầu tốt để Ankara củng cố vị thế của mình tại khu vực này.

Cải thiện quan hệ với Ai Cập sẽ giúp doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ an tâm đầu tư, tạo lợi ích cho cả hai bên, như những gì ông Erdogan từng mong muốn trong chuyến thăm Cairo năm 2011.

Thứ ba, theo giới quan sát, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng “khởi động lại” quan hệ khu vực. Ankara không còn xa lạ với chuyện khôi phục quan hệ với “đối thủ”. Moscow là ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, Saudi Arabia hay Israel lại là chuyện khác. Vì thế, thành công trong cải thiện quan hệ với Ai Cập có thể tạo động lực để Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục chiến dịch “khởi động lại” quan hệ khu vực.

Trong bối cảnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng có lý khi gác chuyện cũ, nối tình xưa với Ai Cập.

TIN LIÊN QUAN
Vũ khí mới: Thổ Nhĩ Kỳ phát triển bom dẫn đường siêu nhẹ MAM-T
Bê bối ‘Sofagate’ và câu chuyện bất bình đẳng giới
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Mỹ: Khi tình sắp cạn và lợi dần vơi
Mỹ công nhận tội ác diệt chủng tại Armenia: Cảnh báo bước đi sai lầm, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ khuyên Mỹ 'tự soi gương'
Mỹ công nhận tội ác diệt chủng tại Armenia: Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Mỹ chuẩn bị hứng 'mưa đòn'

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu phía sau.
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động