TIN LIÊN QUAN | |
Văn chương và tàu đắm | |
Văn và triết về cái vô lý của đời người |
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta có thể tìm một số tín hiệu qua các cuộc thăm dò dư luận, các tuyển tập, các khuynh hướng phê bình, các giải thưởng văn học trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XX. Những tác giả nào đại diện cho thế kỷ XX?
Trước hết, theo cuốn sách tổng hợp Fracoscopie 1989, bốn nhà văn mà dân Pháp tôn vinh là Malraux, Sartre, Camus và Pagnol. Nếu lấy tiêu chuẩn là giải thưởng Nobel, thì Pháp là quán quân thế giới với 12 vị trong thế kỷ XX: Sully Prudhomme, Mistral, R.Rolland, A.France, Bergson, Roger Martin Du Grad, Mauriac, Camus , Saint Jonh Perse, Sartre, Claude Simon.
Hai tác phẩm Đi tìm thời gian đã mất và Những vùng nhiệt đới buồn được dịch sang tiếng Việt. |
Về thơ, tuyển tập Mười nhà thơ lớn Pháp (Nhà xuất bản Gauthier Langereau - 1975) chỉ chọn ba vị cho thế kỷ XX: Péguy, Aragon, Prévert. Trong khoảng 90 nhà văn Pháp lớn, Từ điển văn học Bordas chọn 24 vị ở thế kỷ XX (thường trùng với các tên đã dẫn ở trên).
Để đề ra 10 tác phẩm Pháp hay nhất thế kỷ XX, Trung tâm văn hóa Pompidou cùng tạp chí Sự kiện ngày thứ năm và Đài nước Pháp – văn hóa đã tổ chức một cuộc thi lấy ý kiến 1000 bạn đọc loại “mọt sách”. Kết quả như sau: Đi tìm thời gian đã mất (Marcel Proust), Chuyến đi đến tận cùng đêm tối (Céline), Người xa lạ (Camus), Hồi ký của Hoàng đế Ađriêng (Yourcenar), Phận người (A.Malraux), Dịch hạch (Camus), Buồn nôn (Sartre), Hoàng tử bé (Saint Exupéry), Bèo bọt tháng ngày (B.Vian), Những vùng nhiệt đới buồn thảm (Lévi-Strauss).
Các sự lựa chọn trên đều tương đối, song qua đó có thể thấy hai đặc điểm của văn học Pháp thế kỷ XX: sự ám ảnh của nỗi lo âu day dứt (Angoisse) và sự trung thành với những truyền thống cổ điển.
Nỗi lo âu day dứt về phận người vốn là nét cố hữu của văn hóa Pháp và văn hóa cùng tâm hồn phương Tây do ảnh hưởng Do Thái – Kitô giáo (mặc cảm do tội tổ tông con người thúc đẩy sự phát triển của tư duy và chủ nghĩa cá nhân). Trong hoàn cảnh lịch sử thế kỷ XX, nỗi lo âu day dứt ấy thêm sâu sắc và mang những sắc thái mới. Thế kỷ XX đã có những đảo lộn, quay cuồng, biến thiên kinh khủng: Chiến tranh Thế giới thứ Nhất với một triệu rưỡi người Pháp chết, Chiến tranh Thế giới thứ Hai với nửa triệu người Pháp chết, Chiến tranh Việt Nam 2 vạn người chết, 6 vạn bị thương, chiến tranh Algeria… Xã hội tiêu thụ xuất hiện với hai cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc sống tin học hóa; cuộc nổi loạn sinh viên trí thức của Pháp năm 1968; sự sụp đổ liên tiếp các lý thuyết tư tưởng và chính trị; viễn vọng chiến tranh hủy diệt, bệnh tật mới (HIV/AIDS), tội phạm và ma túy tăng, sự bất công về của cải trên thế giới… Văn học Pháp thế kỷ XX phản ánh nỗi lo âu day dứt của con người trước sự đe dọa sống còn của văn hóa phương Tây và loài người, những bất công vô lý.
Cả 10 cuốn sách tiêu biểu dẫn ở trên ít nhiều đều thể hiện nỗi lo âu băn khoăn về phận người. Thí dụ, Camus phản kháng sự bất công và vô lý ấy trong tiểu thuyết Dịch hạch kể truyện tượng trưng về một thành phố bị dịch hạch, bị cô lập. Phận người của Malraux miêu tả một số người làm cách mạng đánh bài với định mệnh trong vụ Tưởng phản quốc cộng liên minh năm 1927 ở Thượng Hải. Buồn nôn của Sartre nằm trong trào lưu hiện sinh.
Đặc điểm thứ hai của văn học Pháp thế kỷ XX là sự trung thành với truyền thống cổ điển. Trong số 10 tác phẩm điển hình kể trên, đa số được xếp vào loại cổ điển, không thấy những đại diện “tiểu thuyết mới”, “sân khấu mới”, những nhà văn dị dạng… Các tác phẩm được chọn đều có một nét chung: sáng sủa, đọc hiểu được: “Cái gì không sáng sủa là không mang tính chất Pháp”, với dấu ấn văn hóa Latin Địa Trung Hải, khác với văn hóa phía Bắc châu Âu mờ ảo trong sương mù và giá lạnh.
Tuy việc lựa chọn 10 tác phẩm được tổ chức nghiêm túc, nhưng có lẽ theo tôi, có thể một số bạn Pháp đồng tình, nếu thế kỷ 20 Pháp chỉ có 10 tác phẩm ấy đại diện thì chưa đủ. Trong 10 tác phẩm, có chín là tiểu thuyết, trong khi thơ pháp có Saint-John Perse, Aragon, Prévert …, phê bình có R.Barthes, sân khấu có Beckett, Mnouchkine…
Vì vậy, cần phải thêm vào cho văn học Pháp một đặc điểm thứ ba là tính đa dạng.
Phải chăng Hồ Xuân Hương đã có thơ về Vịnh Hạ Long? Phải chăng Hồ Xuân Hương, tác giả của những bài thơ Hán thanh tao và bác học về Vịnh Hạ Long cũng chính là cô ... |
Nhớ lại một bài thơ Anh Tiếng Đức có từ Wanderlust nghĩa là: khát vọng lãng du, thèm đi... Trong số thi phẩm trên thế giới ca ngợi cái thú lang thang, ... |
Người Hà Nội nhớ tiếng leng keng Tôi sinh ra và lớn lên ở phố Hàng Gai thuộc khu phố cổ Hà Nội. Nhà bán tạp hóa lấy tên là Bảo Hợp, ... |