Thủ tướng Abe Shinzo: Một sự nghiệp đủ 'thăng trầm', đủ 'mặn ngọt'

TGVN. Ngày 28/8, 4 ngày sau khi Thủ tướng Abe Shinzo lập kỷ lục thủ tướng Nhật Bản cầm quyền liên tục dài nhất, ông đã đột ngột từ chức. Điều này khiến cả nước Nhật bất ngờ nhưng với ông chắc gói gọn trong một chữ "đủ".
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Ông Shinzo Abe là nhà lãnh đạo có thời gian cầm quyền liên tục lâu nhất
Đánh giá hiệu quả từ chính sách Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe
danh gia di san cua shinzo abe
Khi Abe rời nhiệm sở, ông bỏ lại sau lưng những thành tích pha trộn. (Nguồn: AP)

"Giọt nước tràn ly" hay thời điểm của lời muốn nói?

Giải thích cho quyết định khiến ngay cả những nhân vật thân cận nhất của mình cũng phải bất ngờ, ông Abe đề cập tới việc tái phát bệnh viêm loét đại tràng - căn bệnh từng khiến ông phải từ chức thủ tướng nhiệm kỳ đầu tiên hồi năm 2007. Ông cho biết muốn từ chức trước khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nhằm tránh tạo ra khoảng trống chính trị trong khi cả nước đang chống lại đại dịch Covid-19. Mặc dù vậy, chắc hẳn phải có một vài nhân tố khác đã tác động tới vai trò thủ tướng của ông Abe trước khi vấn đề sức khỏe đóng vai trò là “giọt nước làm tràn ly” cho quyết định từ chức.

Trong những năm gần đây, các bê bối chính trị đã gây ra nhiều rắc rối cho chính quyền Abe cũng như làm xói mòn sự ủng hộ chính trị dành cho vị thủ tướng 65 tuổi. Những bê bối này bao gồm vụ bê bối đất công của trường Moritomo Gakuen, cáo buộc vai trò của ông Abe trong việc giúp Viện giáo dục Kake Gakuen giành được suất xây trường ở một đặc khu kinh tế và vụ bắt giữ cộng sự thân cận của ông Abe là ông Katsuyuki Kawai và vợ của ông ta là Andri Kawai hồi tháng 6 với cáo buộc mua phiếu bầu.

Theo giải thích của Giáo sư Aurelia George Mulgan thuộc Đại học New South Wales, Australia, sự bất bình của công chúng đối với việc chính phủ lúng túng trong cách thức đối phó dịch Covid-19 cũng là một nguyên nhân khác gây tác động đến quyết định từ chức của Thủ tướng Abe. Thị trưởng Yuriko Koike của thủ đô Tokyo và Tỉnh trưởng Hirofumi Yoshimura của tỉnh Osaka từng đi đầu trong việc nêu rõ rủi ro của Covid-19 và đã gây áp lực buộc chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp, song ông Abe dường như vẫn “bình chân như vại”.

Có ý kiến cho rằng Nhật Bản đã thiếu sót khi không tiến hành xét nghiệm Covid-19 ở quy mô diện rộng cho người dân. Ngoài ra, giáo sư George Mulgan cũng cho rằng đã có sự “lúng túng và chậm trễ xung quanh các khoản chi kích cầu cũng như việc đưa vào sử dụng khẩu trang chất lượng thấp, loại khẩu trang được gọi một cách chế giễu là 'khẩu trang Abe’”. Trong khi đó, chiến dịch quảng bá du lịch nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp không khói cũng vấp phải sự chỉ trích nặng nề vì đã đặt ưu tiên kinh tế lên trên vấn đề sức khỏe.

Nhìn lại một di sản

Khi Abe rời nhiệm sở, ông bỏ lại sau lưng những thành tích pha trộn. Về mặt kinh tế, ông sẽ được ghi nhớ với gói chính sách kinh tế mang dấu ấn của riêng mình mang tên “Abenomics” bao gồm chính sách nới lỏng định lượng, kích thích tài khóa cũng như cải cách cấu trúc.

Ông Abe có thể được ghi nhận như một thuyền trưởng đã giữ cho con tàu kinh tế Nhật Bản không chìm. Tuy nhiên, thiếu sót trong công tác đôn đốc, chỉ đạo và giám sát quá trình cải cách cấu trúc cũng như tác động nặng nề do đại dịch Covid-19 gây ra đã khiến nền kinh tế Nhật Bản hiện nay, một nền kinh tế đặc trưng bởi già hóa và suy giảm dân số, dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Ông Abe là người ủng hộ tự do thương mại toàn cầu. Ông đã thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cũng như Hiệp định Đối tác Kinh tế Nhật Bản-EU. Tuy nhiên, việc áp đặt hạn chế thương mại đối với Hàn Quốc hồi năm 2019 được xem như động thái đáp trả quan điểm của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in về vấn đề “phụ nữ mua vui” và lao động cưỡng bức.

Ngoại giao là lĩnh vực mà ông Abe tỏa sáng. Ông là một lãnh đạo thực hiện nhiều chuyến công du không biết mệt mỏi để nâng cao vị thế quốc tế của Nhật Bản, đặc biệt là tại Đông Nam Á.

Thành tích ngoại giao của ông Abe đối với Trung Quốc có phần phức tạp khi trước đó làm xấu đi quan hệ song phương với Bắc Kinh bằng quyết định viếng thăm Đền Yasukuni hồi tháng 12/2013 và vấp phải sự phản đối của Mỹ vì hủy hoại sự ổn định của khu vực. Mặc dù vậy, ông Abe đã thận trọng từng bước cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc thông qua chuyến thăm của ông tới Bắc Kinh hồi tháng 10/2018 và ký một hiệp định hợp tác với Bắc Kinh liên quan hơn 50 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng chung được thực hiện tại những nước thứ 3.

Xử lý thành công mối quan hệ với Trung Quốc đồng thời giải quyết được tính bấp bênh về an ninh và kinh tế của chính sách “Nước Mỹ trước tiên” đã đem lại cho ông Abe những điểm cộng về ngoại giao. Ông Abe cũng là một trong số ít các lãnh đạo trên thế giới có được một mối quan hệ cá nhân tích cực với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông nhận được sự tán dương rộng rãi ở trong nước sau khi tránh được việc thực hiện yêu cầu của Trump về chi trả mọi chi phí cho quân đồn trú Mỹ tại Nhật Bản, cũng như tránh được việc đánh thuế ô tô nhập khẩu của Nhật Bản mặc dù hai bên mới chỉ đạt được một phần của thỏa thuận thương mại Mỹ-Nhật hồi năm 2019.

Về chính sách an ninh, ông Abe đã đạt được một số cải cách quan trọng bao gồm việc thành lập Hội đồng An ninh Quốc gia nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phối hợp liên ngành, công tác lên kế hoạch và xử lý khủng hoảng liên bộ mà dẫn đầu là văn phòng thủ tướng.

Mặc dù có những tranh cãi, song chính phủ Abe đã diễn giải lại Điều 9 của Hiến pháp và sau đó thông qua việc thực thi những dự luật mới về an ninh vốn được Quốc hội thông qua từ hồi tháng 9/2015, cho phép Các Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) tham gia vào các hình thức tự phòng vệ tập thể có giới hạn, song động thái này cũng châm ngòi cho cuộc biểu tình quy mô lớn nhất tại Nhật Bản kể từ năm 1960.

Mặc dù Abe có thể được ghi nhớ như một vị thuyền trưởng đã giữ vững con tàu Nhật Bản, song ông lại thất bại trong việc lái con tàu này hướng tới những mục tiêu đầy tham vọng của mình. Có người băn khoăn rằng liệu ông Abe có thể đã đạt được những thành tựu kinh tế ở mức độ nào nếu ông đã không đầu tư quá nhiều vốn liếng chính trị vào dự án cải cách Hiến pháp. Thế nhưng, nếu không có động lực cải cách Hiến pháp, thì ông Abe lại có thể không bao giờ thực hiện cải cách kinh tế hăng hái như vậy.

Thủ tướng Abe cũng sẽ được ghi nhớ về nỗ lực đem lại sự ổn định chính trị đối với Nhật Bản, với khu vực cũng như trên toàn cầu. Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền hiện nay được quyền chỉ định người kế nhiệm ông Abe sớm nhất vào giữa tháng 9. Ưu tiên hàng đầu của vị thủ tướng Nhật Bản mới sẽ là kiểm soát làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại quốc gia này. Chỉ khi đó, Nhật Bản mới có thể nỗ lực tổ chức thành công Thế vận hội Tokyo, thực hiện được những bước đi cần thiết để phục hồi kinh tế hậu Covid-19 cũng như lấy lại được đà trong công tác ngoại giao.

Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc: Thủ tướng Abe nói về một

Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc: Thủ tướng Abe nói về một "kỷ nguyên mới"

TGVN. Năm nay là thời điểm thuận lợi mới cho quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc, không chỉ đánh dấu kỷ niệm 70 năm ...

Thắng đa số ở Thượng viện, Thủ tướng Abe Shinzo có toại nguyện?

Thắng đa số ở Thượng viện, Thủ tướng Abe Shinzo có toại nguyện?

TGVN. Theo tờ New York Times, Liên minh cầm quyền của Thủ tướng Nhật Abe Shinzo giành thế áp đảo trong cuộc bầu cử Thượng ...

Thủ tướng Shinzo Abe - “Người giữ lửa” cho chủ nghĩa đa phương

Thủ tướng Shinzo Abe - “Người giữ lửa” cho chủ nghĩa đa phương

Căng thẳng thương mại Mỹ -Trung cùng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc là thời cơ cho Nhật Bản thể hiện vai trò ...

Thu Hiền (theo Eastasia Forum)

Đọc thêm

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Giáo sư Nhật Bản chia sẻ những điều thú vị ít biết về sushi

Kiểu làm sushi phổ biến nhất hiện nay ở Nhật Bản là sushi nắm, ít người biết rằng mục đích ban đầu của sushi là để bảo quản cá được ...
Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Áo: Đức khiến hành trình rời khí đốt Nga trở nên tốn kém

Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EPP) cùng Bộ trưởng Năng lượng Áo đệ trình khiếu nại lên Ủy ban châu Âu (EC) về thuế khí đốt của Đức.
Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Phương Thanh sang vùng núi giá lạnh Ấn Độ thăm bạn trai và kết hợp quay MV mới

Ca sĩ Phương Thanh cho biết, cô mới có chuyến đi Ấn Độ, về miền núi Ladakh thăm nhà bạn trai kết hợp quay MV mới.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Dư địa hợp tác song phương Việt Nam-Nhật Bản còn rất nhiều

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brighton vs Man City; tứ kết U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/4 và sáng 26/4: Lịch thi đấu U23 châu Á 2024 - U23 Qatar vs U23 Nhật Bản; Ngoại hạng Anh - Brighton ...
Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Quyền phủ quyết ở HĐBA: 320 lần sử dụng kể từ khi LHQ thành lập, Chủ tịch Đại hội đồng cảnh báo nguy cơ suy giảm niềm tin

Theo số liệu, kể từ khi LHQ được thành lập, quyền phủ quyết đã được sử dụng 320 lần.
Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc cùng Mỹ tập trận chung trong không gian, lần đầu tiên phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo

Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành tập trận chung trong không gian, kéo dài trong 2 tuần, bắt đầu từ ngày 12/4, tại căn cứ không quân ở Gunsan.
Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộn ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ tăng 'đòn' nhằm vào Iran

Mỹ đưa vào danh sách đen 4 cá nhân và 2 công ty bị cáo buộc có liên quan hoạt động mạng độc hại nhân danh lực lượng vũ trang Iran.
Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nga ‘liên thủ’ với một nước Trung Mỹ, vạch hành động chống lại đòn trừng phạt từ Washington

Nicaragua vừa ký tuyên bố chung với Nga nhằm chống lại các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh hiện đang áp đặt với các quan chức hai nước.
Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên tuyên bố tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự mạnh mẽ và áp đảo nhất

Triều Tiên cho rằng, loạt cuộc tập trận của quân đội Mỹ và Hàn Quốc trong khu vực đang đẩy môi trường an ninh vào tình trạng hỗn loạn nguy hiểm.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động