Thủ tướng Canada Justin Trudeau hội đàm cùng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio trên Đồi Quốc hội ở Ottawa ngày 12/1. (Nguồn: AP) |
Trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định sức mạnh của quan hệ Đối tác chiến lược giữa Canada và Nhật Bản, cũng như cam kết chung đối với một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, mở và bao trùm.
Hai Thủ tướng cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ để phát triển nền kinh tế, kiến tạo việc làm tốt ở cả hai nước, củng cố hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ và tăng cường an ninh khu vực, thông qua Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được công bố gần đây của Canada và Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản.
Ông Trudeau và ông Kishida cũng thảo luận về việc tăng cường thương mại, đầu tư giữa hai nước, đồng thời củng cố khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và an ninh kinh tế để tạo việc làm tốt cho tầng lớp trung lưu và đem lại các cơ hội mới cho khối doanh nghiệp.
Canada và Nhật Bản sẽ mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, năng lượng, khoáng sản quan trọng và công nghệ mới nổi.
Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo còn thảo luận về cam kết chung nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tạo thuận lợi cho tăng trưởng và tạo việc làm.
Liên quan Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) mà cả Canada và Nhật Bản là thành viên, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về những ưu tiên của Tokyo trong năm Chủ tịch 2023 cũng như tầm quan trọng của việc tiếp tục điều phối nhóm để duy trì hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ, trước những thách thức toàn cầu mới nổi.
Thủ tướng Trudeau cũng nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì hoạt động của Hội đồng tư vấn bình đẳng giới của G7.
Về những ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine, hai Thủ tướng chia sẻ những lo ngại về tác động toàn cầu rộng lớn hơn, đặc biệt là đối với Nam bán cầu, với tình trạng thiếu hụt và gia tăng giá lương thực, nhiên liệu và phân bón.
Canada và Nhật Bản cam kết hợp tác cùng nhau và cả với các đối tác khác trong G7, để tìm ra những giải pháp thiết thực nhằm giảm thiểu những tác động này, đặc biệt là đối với những người dễ bị tổn thương nhất.
Giới quan sát cho rằng, Thủ tướng Nhật Bản tìm đến Canada để giúp đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của cường quốc châu Á này. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm liên kết địa chính trị giữa Nhật Bản và Canada có xu hướng gắn bó hơn.
Ông Kishida cho biết, khí đốt tự nhiên hóa lỏng sẽ đóng một “vai trò quan trọng” trong quá trình chuyển đổi năng lượng của Nhật Bản.
| Tin thế giới 12/1: Lộ đoàn xe tăng khủng của Nga tiến vào xung đột; Kiev 'phàn nàn' về NATO? Mỹ-Nhật Bản 'siết tay' Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, Mỹ-Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh, Kiev 'phàn nàn' việc gia nhập NATO, đánh bom liều chết ở ... |
| Hàn Quốc tiết lộ chi tiết chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và kế hoạch ngân sách quốc phòng giai đoạn 2023-2027 Ngày 28/12, Hàn Quốc thông báo chi tiết chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nước này, trọng tâm gồm thúc đẩy tự do, ... |
| Thủ tướng Nhật Bản thăm Pháp: Khẳng định một điều về xung đột Nga-Ukraine, tăng cường hợp tác an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương Ngày 9/1, trong khuôn khổ chuyến thăm đầu tiên tới Pháp kể từ khi nhậm chức vào tháng 10/2021, Thủ tướng Kishida Fumio đã có ... |
| Tình hình Ukraine: Đức có cản Ba Lan chuyển xe tăng Leopard cho Kiev? Czech sửa luật vì... người Ukraine Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck ngày 12/1 tuyên bố, Berlin không nên cản trở nếu Ba Lan quyết định gửi xe tăng chiến đấu ... |
| Tình hình Ukraine: EU tiết lộ động thái sắp diễn ra ở Kiev; hội nghị hòa bình sẽ không xa vời? Các quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) sẽ đến Kiev vào đầu tháng 2 để gặp các thành viên chính phủ ... |