Thượng đỉnh G7: Nhấn mạnh trách nhiệm của các nước lớn

Ngày 4/6, Nhóm các nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) họp tại Brussels (Bỉ) mà không có Nga. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên các nước G7 bày tỏ quan ngại một cách chính thức về tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Lần đầu tiên cuộc gặp G7 diễn ra mà không có sự tham gia của Nga sau 17 năm.

Mũi nhọn hướng về Nga

Đây là lần đầu tiên cuộc gặp G7 diễn ra mà không có sự tham gia của Nga sau 17 năm, kể từ khi nước này trở thành thành viên năm 1997. Quyết định này được đưa ra hồi tháng 3/2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý trước sự phản đối mạnh mẽ của phương Tây, dù Nga năm nay là Chủ tịch của G8. Đây là một thông điệp rõ ràng được Tổng thống Mỹ Obama và phương Tây gửi tới Tổng thống Nga Putin, sau khi thưởng thức “món ăn” Crimea mà ông Putin “thết đãi” trên bàn tiệc quốc tế.

Mặt khác, cuộc gặp giữa Obama và Tổng thống mới của Ukraine, ông Petro Poroshenko không chỉ chứng tỏ sự hậu thuẫn của Mỹ đằng sau Ukraine mà còn là một lời cảnh báo. Thông điệp của Mỹ và phương Tây là các lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản với các quan chức cấp cao của Nga và Crimea mới chỉ là những bước mở đầu, các biện pháp đe dọa trừng phạt kinh tế và thương mại sắp tới sẽ còn mạnh mẽ hơn nếu Moscow tiếp tục có những hành động bị coi là gây bất ổn.

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo G7 đối với Nga khá thẳng thắn, rằng “Các thôn tính bất hợp pháp Crimea của Nga, và các hành động gây bất ổn phía đông Ukraine là không thể chấp nhận và phải dừng lại”. Còn Tổng thống Pháp François Hollande thì đề cập theo kiểu “vừa đấm, vừa xoa” khi cho rằng “các nước G7 đã sẵn sàng để nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt và đưa vào thực hiện nhằm đảm bảo rằng Nga không có các tấn công mới”, và rằng “đối thoại và sự xuống thang nên được khuyến khích”.

Việc Mỹ và EU phản ứng như trên xuất phát từ một số nguyên nhân: Thứ nhất, họ cần loại bỏ Nga ra khỏi G8 vì vừa để giữ thể diện cho mình, vừa tìm cách răn đe Nga và các nước khác không có hành động tương tự trong tương lai. Thứ hai, phương Tây không dám làm mạnh tay vì thấy vẫn cần và có thể lôi kéo Nga vào việc giúp làm giảm căng thẳng ở Đông Ukraine, cũng như sự hợp tác của Nga trong các hồ sơ Iran và Syria. Việc Tổng thống Putin được mời tham dự lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đổ bộ của Mỹ, Anh tại Normandy (Pháp) trong Thế chiến II (1944-2014) và gặp một loạt nhà lãnh đạo Mỹ và phương Tây cho thấy rõ điều này.

Nói không với đe dọa

Đáng chú ý, lần đầu tiên G7 có tuyên bố chung về Biển Đông, trong đó nhấn mạnh sự “quan ngại sâu sắc trước những căng thẳng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông”, khẳng định sẽ “chống lại bất kỳ hành động đơn phương của bất cứ bên nào nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ hoặc chủ quyền trên biển bằng biện pháp hăm dọa, gây hấn hoặc vũ lực”, và “ủng hộ quyền tìm kiếm giải pháp để giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa và phù hợp với luật pháp quốc tế của các bên yêu sách”.

Tuy không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng rõ ràng tuyên bố chung của G7 là nhằm đến nước này, tác nhân chính gây ra các căng thẳng và bất ổn trên Biển Đông hiện nay. Động thái trên của G7 xuất phát từ một số tính toán sau:

Thứ nhất, G7 lo ngại việc làm của Trung Quốc không chỉ đe dọa trực tiếp đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông mà còn đe dọa đến an ninh và ổn định của toàn bộ khu vực Đông Á. Hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng thềm lục địa của Việt Nam được thực hiện ngay sau Tuyên bố đơn phương thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông tháng 11/2013, và nếu không được ngăn chặn thì có thể đưa đến các bước đi tiếp theo, thậm chí còn quyết đoán và nguy hiểm hơn. Thứ hai, G7 thể hiện trách nhiệm của mình trước các vấn đề lớn của thế giới, đó là đảm bảo hòa bình, an ninh thế giới và luật pháp quốc tế phải là công cụ chủ yếu để xử lý quan hệ giữa các quốc gia.

Tuyên bố này của G7 có thể chưa trực tiếp giải quyết được tranh chấp, nhưng là tín hiệu mạnh mẽ nhất của cộng đồng quốc tế từ trước đến nay phản đối việc sử dụng sức ép để đe dọa và làm thay đổi nguyên trạng tranh chấp trên Biển Đông.

Nhìn chung, tuy Crimea và Biển Đông là hai vấn đề khác nhau, nhưng thông điệp của G7 khá tương đồng ở một điểm. Đó là sự mong muốn các nước lớn xử sự có trách nhiệm và tất cả các nước dù lớn hay nhỏ đều có thể giải quyết bất đồng bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế. Chắc chắn Trung Quốc sẽ phải tính toán kỹ hơn các hành động của mình và không thể tiếp tục đi ngược lại mong muốn và nguyện vọng của cộng đồng quốc tế như thời gian qua.

Nguyễn Trâm Anh
Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Ngoại giao



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Cận cảnh xe điện Hyundai Ioniq 9 vừa ra mắt, tầm vận hành tối đa 620 km/sạc

Cận cảnh xe điện Hyundai Ioniq 9 vừa ra mắt, tầm vận hành tối đa 620 km/sạc

Hãng xe Hàn Quốc vừa ra mắt mẫu xe điện ba hàng ghế Hyundai Ioniq 9 với tầm vận hành tối đa 620 km/sạc và chỉ mất 24 phút để ...
Rộ tin BYD Sealion 6 DM-i sắp ra mắt khách Việt, giá dự kiến hơn 700 triệu đồng

Rộ tin BYD Sealion 6 DM-i sắp ra mắt khách Việt, giá dự kiến hơn 700 triệu đồng

Những đại lý đã bắt đầu nhận cọc mẫu SUV BYD Sealion 6 DM-i với mức giá khởi điểm dự kiến chỉ hơn 700 triệu đồng, xe sẽ cạnh tranh ...
Người Việt Nam đầu tiên nhận giải TechWomen 100 Vương quốc Anh

Người Việt Nam đầu tiên nhận giải TechWomen 100 Vương quốc Anh

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Bá Linh trở thành nhà khoa học Việt Nam đầu tiên giành Giải thưởng TechWomen 100 của Anh.
Nhận định, dự đoán tỷ số Leicester City vs Chelsea, 19h30 ngày 23/11

Nhận định, dự đoán tỷ số Leicester City vs Chelsea, 19h30 ngày 23/11

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Leicester City vs Chelsea tại vòng 12 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 19h30 ngày 23/11.
PetroVietnam đề xuất một số hướng hợp tác tiềm năng với các đối tác Dominica

PetroVietnam đề xuất một số hướng hợp tác tiềm năng với các đối tác Dominica

Lãnh đạo PetroVietnam đã đề xuất một số hướng hợp tác tiềm năng với các đối tác Dominica về năng lượng...
Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Nga hạ 5 UAV của Ukraine, nêu quan điểm dùng vũ khí hạt nhân, nói xung đột chỉ có thể kết thúc nếu NATO ngừng làm một việc

Trong học thuyết hạt nhân mới của Nga, ngưỡng sử dụng các loại vũ khí như vậy đã được hạ xuống, có tính đến những rủi ro phát sinh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử loạt lãnh đạo lĩnh vực nhà ở, phòng ngừa dịch bệnh và lao động

Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử các vị trí Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị, Giám đốc CDC và Bộ trưởng Lao động.
Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran tập trận quy mô lớn, huy động hơn 60.000 quân tình nguyện, trưng bày vũ khí hiện đại

Iran trưng bày một số thiết bị bay không người lái quân sự cũng như thiết bị phòng thủ trong cuộc tập trận.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Tòa án Hình sự quốc tế ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel, Czech và Bulgaria đồng loạt phản ứng

Thủ tướng Czech Petr Fiala coi quyết định của Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) là "điều đáng tiếc".
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động