Thượng đỉnh Helsinki

Sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, ông Trump giờ đây chuyển hướng sang Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuộc tiếp xúc cấp cao trong tháng này có thể tạo ra nền tảng cho một số hành động cụ thể để lắng dịu căng thẳng song phương. Họ có thể đưa ra các hành động mạnh mẽ bất ngờ để ổn định quan hệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoi nghi thuong dinh tai helsinki ​Nhà Trắng đang chuẩn bị cho thượng đỉnh Mỹ - Nga
hoi nghi thuong dinh tai helsinki ​Mỹ tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo ở Đông Bắc Á

Nhiều người cho rằng hội nghị thượng đỉnh theo kế hoạch vào ngày 16/7 tới tại Helsinki (Phần Lan) giữa Tổng thống Donald Trump và người đồng nhiệm Vladimir Putin sẽ không dẫn đến bất kỳ bước đột phá nào trong quan hệ hai nước. Thực tế sự kiện này có thể diễn ra đã được coi là một thành công, trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng.

Kỳ vọng một hành động mạnh mẽ?

Hiện không thể phủ nhận hoàn toàn khả năng 2 tổng thống đưa ra hành động mạnh mẽ để giảm bớt căng thẳng song phương. Cả 2 nhà lãnh đạo đều có một loạt vấn đề nóng cần thảo luận và giải quyết nếu có thể. Các vấn đề này bao gồm cuộc nội chiến Syria, sự thù địch ở miền Đông Ukraine, con đường dẫn tới tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên, kiểm soát vũ khí, cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, mối đe dọa của Nga với các nước Baltic và hành động củng cố quân đội của NATO để phản ứng trước mối đe dọa đó, vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal và vấn đề quan trọng và cấp bách nhất với Nga - gỡ bỏ hay lắng dịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thoạt nhìn, có vẻ như không nhà lãnh đạo nào sẽ tiến hành hành động mà có thể bị các cử tri trong nước coi là yếu kém về mặt chính trị hay là sự nhượng bộ không cần thiết. Tổng thống Trump đang đối mặt với sự chỉ trích của truyền thông chính thống tại Mỹ (và chủ yếu ở phương Tây), cũng như các chính trị gia tại Mỹ vốn không ưa gì Nga. Ông đang bị các nhà chỉ trích và những người phản đối cho là quá “mềm mỏng” với Nga.

hoi nghi thuong dinh tai helsinki
Tổng thống Donald Trump (bên phải) và Vladimir Putin. (Nguồn: EPA)

Mặc dù Tổng thống Putin không gây ra nhiều quan ngại cho người dân trong nước nhưng ông cũng không thể hoàn toàn phớt lờ thực tế rằng trong nhiều năm qua, truyền thông và các chính khách Nga đã nhìn Mỹ và phương Tây bằng cái nhìn tiêu cực.

Ông sẽ không muốn thể hiện sự mâu thuẫn hay do dự trong các quyết định hay phương cách lãnh đạo để đối đầu với các đối thủ phương Tây của Nga mà trong đó Mỹ rõ ràng là đối thủ quan trọng nhất. Thứ hai, việc đầu hàng trước sức ép của Mỹ trong một số vấn đề gây chia rẽ Nga và Mỹ trong hội nghị sắp tới sẽ đẩy ông Putin vào vị thế khó khăn. Nhiều người cho rằng nội các Nga và các thành viên trong giới quân đội và an ninh sẽ hoài nghi về bất kỳ hành động nào của ông Putin mà có thể làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Nga hay làm suy yếu vị thế quân đội nước này trong tương quan với Mỹ.

Lý do bình thường hóa quan hệ

Tuy nhiên, cả hai Tổng thống đều có các động cơ mạnh mẽ để bình thường hóa và ổn định quan hệ. Sau hội nghị chưa từng có tiền lệ tại Singapore với ông Kim Jong-un hôm 12/6, Tổng thống Trump chắc chắn có mong muốn đảm bảo rằng cuộc gặp với Tổng thống Putin sẽ đạt được thành công nhất định. Tổng thống Trump sẽ được định hướng bởi các yếu tố sau:

Theo quan điểm của ông, quan hệ kinh doanh và kinh tế/thương mại là các vấn đề quan trọng nhất và dường như được ưu tiên hơn các quan hệ chính trị, an ninh và quan hệ truyền thống. Sự mất cân bằng thương mại - ngay cả với các đồng minh - càng lớn, sự cần thiết phải sửa đổi quan hệ song phương càng cao.

Trong vấn đề này, Tổng thống Trump đã liên tục chỉ trích Đức, một đồng minh thân cận, vì sự mất cân bằng thương mại với Mỹ và vì không chia sẻ các nỗ lực phòng thủ chung trong NATO. Ông cũng tiến hành hành động chống lại sự mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặt khác, tổng kim ngạch thương mại của Nga với Mỹ năm 2017 chưa đầy 24 tỷ USD, với cán cân nghiêng về Nga chỉ là 10 tỷ USD, theo số liệu của Cục Điều tra dân số Mỹ. Như vậy, Nga không được coi là đang “lợi dụng” Mỹ.

Lợi điểm của Nga

Thứ hai, Nga vẫn luôn được Tổng thống Trump coi là đồng minh vô giá và không thể thiếu để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Ông đã nhiều lần nhắc đến vấn đề này kể từ khi nhậm chức cũng như trong chiến dịch tranh cử.

Thứ ba, Nga là quốc gia duy nhất có đủ vũ khí hạt nhân để phá hủy hay vô hiệu hóa Mỹ. Đây là một thực tế mà các nhà tiền nhiệm của ông vẫn luôn thừa nhận. Do vậy, ông cũng không thể phớt lờ thực tế này.

Đối với Tổng thống Putin, việc ổn định và bình thường hóa quan hệ với Mỹ nằm trong lợi ích của Nga. Về cơ bản, Nga đang ở thế yếu hơn so với phương Tây nói chung và với Mỹ nói riêng, cả trong lĩnh vực quân sự và kinh tế, và ông Putin biết rõ thực tế này. Hơn nữa, kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Mỹ bị Moscow coi là “đối thủ chính” và nếu căng thẳng trong quan hệ hiện nay có thể được lắng dịu và bình thường hóa, đó sẽ là “niềm tự hào” của ông Putin.

Việc lắng dịu căng thẳng với Mỹ có thể khiến bầu không khí chính trị thuận lợi cho việc gỡ bỏ dần dần các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU. Điều đó vẫn là mục tiêu trước mắt của Nga.

Hơn nữa, trong các phát biểu quan trọng trước và sau khi tái đắc cử, ông Putin nhấn mạnh rằng ông sẽ tập trung sức lực vào các vấn đề phát triển trong nước trong nhiệm kỳ hiện tại và xét theo khía cạnh đó, quan hệ ổn định và bình thường hóa với Mỹ và phương Tây sẽ xóa bỏ rào cản lớn trong việc thực thi kế hoạch này.

Bất chấp những nghi ngờ từ các thành viên trong giới quân đội và an ninh, Tổng thống Putin vẫn là nhà lãnh đạo tối cao trong chính trường, được củng cố bởi chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 3/2018 và ông được cho là sẽ gạt sang một bên bất kỳ hoài nghi nào về cách tiếp cận của ông với Mỹ.

 

(theo Eurasia Review)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ tại Hà Nội

Tối 22/11, tại Hà Nội, Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông Cổ.
Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Đề án 06

Đề án 06 là đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai ...
Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Triều Tiên cảnh báo gắt về tập trận 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn; Washington nhắc lại cam kết an ninh ‘vững chắc như thép’ với Seoul

Bình Nhưỡng lên án Mỹ tiến hành các cuộc tập trận chung và triển khai khí tài tại Bán đảo Triều Tiên, cảnh báo có thể leo thang thành chiến ...
Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025,  giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Xe điện hạng sang Volvo ES90 sẽ ra mắt vào tháng 3/2025, giá dự kiến từ 2 tỷ đồng

Hãng xe Thụy Điển vừa chốt lịch ra mắt của mẫu sedan thuần điện hạng sang Volvo ES90 vào đầu năm 2025 với mức giá quy đổi dự kiến từ ...
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Cận cảnh xe điện Hyundai Ioniq 9 vừa ra mắt, tầm vận hành tối đa 620 km/sạc

Cận cảnh xe điện Hyundai Ioniq 9 vừa ra mắt, tầm vận hành tối đa 620 km/sạc

Hãng xe Hàn Quốc vừa ra mắt mẫu xe điện ba hàng ghế Hyundai Ioniq 9 với tầm vận hành tối đa 620 km/sạc và chỉ mất 24 phút để ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động