Mối đe dọa về việc các chương trình ứng dụng di động của Trung Quốc bị phong tỏa trên toàn cầu sẽ ngày càng gia tăng. (Nguồn: Bloomberg) |
Sự kiện lần này cũng gây ra nhiều chia rẽ, bất đồng trong các giới ngành. Một số người lên án đây là sự phản bội đối với các quan điểm giá trị như tự do ngôn luận và chủ nghĩa tư bản, trong khi những người khác lại chủ trương gây sức ép toàn diện lên đối thủ cạnh tranh địa chính trị, đồng thời mong muốn áp chế các ngành công nghệ then chốt của họ.
Một nhà nghiên cứu về chính sách an ninh mạng và nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc thuộc Trung tâm nghiên cứu nước Mỹ mới (New American Think Tank) tại Washington, khẳng định: “Điều này sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho nước Mỹ... Chúng ta đang hướng đến con đường của chủ nghĩa dân tộc công nghệ”.
Trong khi đó, Tiền Ức Thân - nữ học giả nghiên cứu về chính sách truyền thông toàn cầu tại Đại học Giao thông Tây An - Liverpool ở Tô Châu (Trung Quốc), cho rằng việc Washington lấy lý do an ninh quốc gia để hạn chế Huawei có thể được biện minh, song việc cấm TikTok là rất khiên cưỡng. Bà còn chỉ rõ những gì Mỹ đã làm là cấm hoàn toàn các công ty Trung Quốc.
Trong khi đó, có phân tích cho rằng, động thái của Washington cho thấy khái niệm tách rời về Internet giữa các quốc gia đang nhanh chóng trở thành hiện thực. Ngoài Mỹ, Ấn Độ đã chặn hàng chục phần mềm ứng dụng của Trung Quốc như TikTok và WeChat, được biết Australia và Nhật Bản cũng có ý định làm điều tương tự.
Những năm gần đây, Trung Quốc đang xây dựng một bức tường bảo vệ mạng đối với bên ngoài. Từ lâu, họ đã khởi xướng về chủ quyền mạng và đóng cửa các dịch vụ bao gồm Twitter, buộc các công ty nước ngoài sử dụng đối tác và nhà phân phối Trung Quốc trong các lĩnh vực trò chơi di động và dịch vụ đám mây, cũng như hạn chế các lĩnh vực, như ngân hàng trực tuyến do nước ngoài đầu tư.
Đến nay, chỉ có công cụ tìm kiếm Bing của công ty Microsoft và mạng xã hội LinkedIn được phép hoạt động ở Trung Quốc. Mặc dù vậy, nội dung của họ đều bị Trung Quốc kiểm duyệt. Ngoài ra, hạn chế của Mỹ cũng sẽ buộc các công ty mới nổi về game, phát sóng trực tiếp và phương tiện truyền thông mới đánh giá lại các kế hoạch mở rộng toàn cầu của mình.
Theo dữ liệu từ Sensor Tower, một công ty phân tích dữ liệu ứng dụng di động của Mỹ, ngoài TikTok, các phần mềm ứng dụng Trung Quốc được tải xuống nhiều nhất ở Mỹ trong năm qua bao gồm Bigo và Likee của Huanju Times Group, AliExpress của Alibaba và WeChat với hơn 1 tỷ người dùng trên toàn thế giới. Trong đó, lựa chọn đầu tiên cho kế hoạch mở rộng toàn cầu của Likee trong năm nay là Mỹ, với dự định đầu tư nhiều nhân lực và tiền vốn vào khu vực này.
Hãng tin Bloomberg chỉ ra rằng, cho dù là cân nhắc an ninh hay trả đũa do căng thẳng địa chính trị, mối đe dọa về việc các chương trình ứng dụng di động của Trung Quốc bị phong tỏa trên toàn cầu sẽ ngày càng gia tăng và cản trở sự phát triển ở nước ngoài của các công ty Internet Trung Quốc. Về vấn đề này, các công ty Trung Quốc muốn mở rộng trên toàn cầu như Tập đoàn Huanju, Tencent, Alibaba và NetEase có thể đối mặt với rủi ro lớn nhất.
| Luôn 'để mắt' tới TikTok, Australia liệu có theo chân đồng minh Mỹ? TGVN. Australia hiện chưa quyết định đưa ra lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video TikTok của Trung Quốc hoạt động tại nước này. |
| Tranh thủ 45 ngày vàng từ Tổng thống Trump, Microsoft quyết 'tóm' bằng được TikTok TGVN. Ngày 2/8, tập đoàn Microsoft khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm mua lại chi nhánh của ứng dụng ... |
| Tin thế giới ngày 3/8: Khổ sở vì Mỹ, TikTok tính nước bỏ xứ ra đi, Philippines 'giãi bày' về Biển Đông, Trung Quốc định làm gì ở Ecuador? TGVN. Quan hệ Mỹ-Trung Quốc, TikTok, Hong Kong, Biển Đông, tình hình Syria và đại dịch Covid-19 là một số sự kiện quốc tế nổi ... |