Tìm lại hào quang cho EU

Bài phát biểu cuối tháng Chín vừa qua của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho thấy tham vọng của nhà lãnh đạo trẻ tuổi trong việc đưa xứ Gaul trở lại vị thế của quốc gia đồng sáng lập Liên minh châu Âu (EU).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tim lai hao quang cho eu Thủ tướng Đức ca ngợi ý tưởng cải tổ EU của Tổng thống Pháp
tim lai hao quang cho eu Đức phản ứng trước "tầm nhìn tương lai châu Âu" của Tổng thống Pháp

Ai là người dẫn dắt châu Âu? Đầu năm 2017, câu trả lời hiển nhiên là Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ở thời điểm đó, người đứng đầu nước Đức được cho là sẽ tiếp tục dẫn dắt EU, trong khi nước Anh đang bận đàm phán Brexit, Italy thì không có nhiều ảnh hưởng, còn người Pháp lại đang lo lắng về chính phủ mới của ông Macron.

tim lai hao quang cho eu
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong bài phát biểu về cải tổ EU ngày 26/9 tại Đại học Sorbonne. (Nguồn: Time)

Thế nhưng, với bài phát biểu tại Đại học Sorbonne ngày 26/9, Tổng thống Macron đã thể hiện rõ quyết tâm khôi phục vị thế mà nước Pháp từng đánh mất và mong muốn đồng hành cùng bà Merkel lấy lại hào quang và sức mạnh vốn có của EU.

Những ý tưởng táo bạo

Trước hàng nghìn người tại Đại học Sorbonne, ông Macron không che giấu tham vọng của mình về mục tiêu tái thiết EU. Những đề xuất táo bạo của nhà lãnh đạo trẻ về chia sẻ ngân sách quân sự, thành lập cơ quan chuyên trách cải cách và củng cố đồng Euro là minh chứng rõ nét cho điều này. Ông cũng đề xuất tăng cường đánh thuế khí thải, đánh thuế các công ty công nghệ nước ngoài và tiến hành chiến dịch cân đối tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp. Xây dựng thị trường số hóa và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng cũng được ông Macron nhắc đến.

Qua bài phát biểu trên, nhiều người nhận định rằng mục tiêu của nhà lãnh đạo Pháp là chấm dứt chủ nghĩa dân túy bằng cách tạo ra sự cân bằng giữa bảo hộ việc làm cho người dân và cải cách, điều mà nhiều người lo ngại có thể khiến họ mất đi những quyền lợi vốn có. Ngoài ra, việc cải tổ khu vực đồng Euro được cho là sẽ giúp châu Âu vững vàng hơn trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính sắp tới.

Tuy nhiên, khó đoán được liệu những ý tưởng táo bạo của ông có thể cách tân châu Âu, biến EU thành một khối tự tin, cởi mở, dám nghĩ dám làm hơn không.

Vì châu Âu hay vì Paris

Tham vọng của ông Macron cho nước Pháp và EU là thế, nhưng quan trọng là, những ý tưởng mà ông đưa ra trước hết phải được thực hiện thành công tại quê nhà. Nếu Pháp, dưới sự dẫn dắt của ông vẫn chưa thể trở thành một trụ cột về kinh tế vững chắc của EU, thì tiếng nói của người đứng đầu xứ Gaul sẽ khó được các quốc gia thành viên khác coi trọng.

Hiện tại, ông Macron có nhiều lý do để lạc quan về tương lai nước Pháp trong thời gian tới. Với tỷ lệ ủng hộ ở mức 53% trong tháng Chín (bước nhảy vọt so với con số 40% hồi tháng Bảy), dường như người Pháp đang dần lấy lại lòng tin vào nhà lãnh đạo trẻ tuổi và đảng Tiến bước. Nắm bắt được điều này, Tổng thống Macron đã ngay lập tức tận dụng lợi thế khi ngày 22/9, Chính phủ và các tổ chức công đoàn đã cùng đi đến một thỏa thuận về cải cách lao động, vốn được cho là nhiệm vụ “bất khả thi”.

Trở lại chẳng dễ dàng

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi chuyện đều đã “thuận buồm xuôi gió”. Trước mắt, ông Macron vẫn còn phải đối mặt với quá nhiều thách thức cần phải xử lý ở trong nước như  vấn đề trợ cấp, thuế phí, chi tiêu công và giáo dục… Hơn thế nữa, ông cũng phải thành công trong việc cải thiện năng suất lao động, gia tăng các khóa học nghề cho sinh viên và cải tiến dịch vụ tuyển dụng nhân sự có phần trì trệ của xứ Gaul.

Bên cạnh đó, người đứng đầu nước Pháp cần thuyết phục người dân rằng cắt giảm thuế đánh vào tài sản có giá trị cao và thuế thu nhập doanh nghiệp như một hình thức kích thích môi trường đầu tư và kinh doanh. Chỉ với việc khôi phục được sức mạnh kinh tế của Pháp, ông Macron mới có thể nghĩ đến việc lấy lại vị thế vốn có của Paris tại Brussels.

Pháp quay trở lại là “chính mình” sẽ là tin mừng cho cả châu Âu, đặc biệt là Đức, bởi Thủ tướng Angela Merkel sau khi tiếp tục tại vị lần thứ tư đang cần một “người đồng hành” để dẫn dắt châu Âu vượt qua những khó khăn trước mắt, từ đàm phán Brexit, chia rẽ nội bộ EU, tình trạng khủng bố leo thang cho tới quan hệ đang có dấu hiệu đi xuống với Nga và Mỹ.

Để vượt qua những khó khăn này không chỉ đòi hỏi EU cần tiếp tục gắn kết, mà còn trông chờ vào sự dẫn dắt của hai đầu tàu Paris và Berlin, cùng hai  vị thuyền trưởng "vừa cũ, vừa mới". Muốn vậy, phải giải quyết xong các vấn đề của nước Pháp, ông Macron mới có thể nghĩ đến việc cùng Thủ tướng Merkel tìm lại ánh hào quang cho EU thời hậu Brexit.

tim lai hao quang cho eu Tổng thống Pháp công bố tầm nhìn cho tương lai châu Âu

Ngày 26/9, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có bài phát biểu về tầm nhìn đối với tương lai châu Âu, bao gồm các đề ...

tim lai hao quang cho eu Pháp bắt đầu bầu Thượng viện

Sáng 24/9 (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), các đại cử tri Pháp bắt đầu đi bỏ phiếu để bầu lại khoảng một nửa ...

tim lai hao quang cho eu Bầu cử Thượng viện, một thử thách với Tổng thống Pháp

Hôm nay (24/9), các đại cử tri Pháp sẽ đi bỏ phiếu bầu lại một nửa số ghế trong Thượng viện. Số thượng nghị sỹ được ...

Phan Quân

Đọc thêm

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Hội nghị hẹp Singapore-Indonesia ở Bogor: Cuộc gặp ‘chia tay’ giữa hai 'hàng xóm tốt'

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ thăm Bogor, tham dự Hội nghị hẹp các nhà lãnh đạo Singapore-Indonesia do Tổng thống Jokowi tổ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia Ilia Darchiashvili sẽ đến Brussels từ ngày 29-30/4, theo lời mời của Bỉ - Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có đánh giá đúng Israel tuân thủ luật phát quốc tế hay không.
Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi trên chiến trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động