Tin thế giới 8/11: Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết quả bầu cử ở Mỹ

Nhất Phong
Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khen ngợi cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử của mình là Susie Wiles trong sự kiện đêm bầu cử tại Trung tâm Hội nghị Palm Beach vào ngày 06 tháng 11 năm 2024 tại West Palm Beac
Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ bổ nhiệm bà Susie Wiles - cố vấn cấp cao trong các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2016, 2020 và 2024 - làm Chánh văn phòng Nhà Trắng sau khi ông nhậm chức vào ngày 20/1/2025. (Nguồn: AP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Châu Á – Thái Bình Dương

*Quốc hội Trung Quốc lên án Đạo luật Vùng biển của Philippines: Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội) Trung Quốc ngày 8/11 đã bày tỏ sự phản đối và lên án mạnh mẽ với quyết định của Philippines ban hành Đạo luật Vùng biển.

Trong một tuyên bố, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc khẳng định đạo luật trên là ý đồ của Philippines nhằm thực thi phán quyết trọng tài bất hợp pháp về vấn đề Biển Đông năm 2016 thông qua luật pháp trong nước và là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông. (THX)

Tin liên quan
Tin thế giới 7/11: Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ Tin thế giới 7/11: Mỹ bắt đầu chuyển giao quyền lực, Hezbollah tấn công căn cứ hải quân Israel, Chính phủ liên minh Đức sụp đổ

*Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải: Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết nước này ngày 8/11 đã bắn một tên lửa đạn đạo đất đối đất Hyunmoo-II ra Biển Hoàng Hải nhằm phô trương sức mạnh sau loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.

Cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra tại quận ven biển Taean, cách Seoul 108 km về phía tây Nam, vài ngày sau khi Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Thông cáo của JCS nêu rõ: "Thông qua cuộc tập trận bắn đạn thật này, quân đội của chúng tôi đã chứng minh quyết tâm mạnh mẽ trong việc đáp trả mọi hành động khiêu khích của Triều Tiên".

Quân đội Hàn Quốc cho biết sẽ cùng Mỹ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các hoạt động quân sự của Triều Tiên, lưu ý rằng họ đang duy trì sự sẵn sàng để đáp trả "áp đảo" bất kỳ hành động khiêu khích nào của Bình Nhưỡng. (Yonhap)

*Hàn Quốc tuyên bố đáp trả tức thì nếu bị Triều Tiến tấn công hạt nhân: Trả lời phỏng vấn tạp chí Newsweek (Mỹ) ngày 8/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố một liên minh dựa vào hạt nhân giữa nước này với Mỹ sẽ tấn công ngay lập tức nếu Triều Tiên tìm cách tấn công hạt nhân nhằm vào Hàn Quốc.

Ông Yoon Suk Yeol đồng thời nhấn mạnh khả năng phòng thủ và tấn công tiên tiến của Hàn Quốc trước các cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng của Triều Tiên. Ông nhắc lại lập trường của Seoul không phát triển vũ khí hạt nhân riêng, cảnh báo động thái như vậy có thể thúc đẩy Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) theo đuổi vũ khí hạt nhân, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc khẳng định Seoul vẫn cam kết chống lại các mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng thông qua Nhóm tư vấn hạt nhân, được thành lập như một phần của Tuyên bố Washington đã được nhất trí trong cuộc gặp thượng đỉnh của ông với Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 4/2023. (Yonhap)

*Mỹ - Hàn diễn tập ứng phó với các thách thức trong không gian: Ngày 8/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025, trong khuôn khổ các nỗ lực tăng cường hợp tác an ninh trong lĩnh vực ngày càng quan trọng này.

Bộ này cho biết hai bên đã nhất trí thường xuyên tổ chức cuộc tập trận thường niên này để nâng cao năng lực ứng phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng trong không gian. Hai bên cũng nhất trí để quân đội Hàn Quốc tham gia đơn vị Hoạt động thương mại chung do Mỹ đứng đầu, chuyên tiến hành các hoạt động nhận thức về lĩnh vực không gian bằng cách sử dụng các hệ thống giám sát không gian dân sự trên toàn thế giới. (Yonhap)

Châu Âu

*Tổng thống Putin: Một trật tự thế giới mới đang hình thành: Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/11 cho biết chúng ta đang chứng kiến sự hình thành một trật tự thế giới mới.

Ông Putin phát biểu tại Câu lạc bộ quốc tế Valdai: "Một trật tự thế giới hoàn toàn mới đang định hình trước mắt chúng ta, không giống như những gì chúng ta biết trong quá khứ, chẳng hạn như hệ thống Westphalia hay Yalta. Các thế lực mới đang trỗi dậy. Người dân ngày càng nhận thức rõ hơn về lợi ích, giá trị bản thân, bản sắc và quyền tự quyết của mình. Mục tiêu phát triển và công lý ngày càng được nhấn mạnh". (Sputniknews)

*Nga sẵn sàng "phá băng" trong quan hệ với Mỹ: Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 8/11 tuyên bố Nga vẫn sẵn sàng tiếp xúc với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Trước đó một ngày, trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, đồng thời nhấn mạnh Moscow không phản đối việc nối lại quan hệ với cả Tổng thống đắc cử Trump và các nhà lãnh đạo phương Tây khác. Sau đó, ông Trump đã nói với NBC News rằng ông chưa nói chuyện với Tổng thống Putin, nhưng tin rằng hai bên sẽ trao đổi.

Bình luận về việc liệu có thể đề cập đến sự ấm lên trong quan hệ giữa Nga và Mỹ sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử hay không, ông Peskov nêu rõ: "Hiện mới chỉ có một số tuyên bố, nhưng chưa đến lúc có những bước đi cụ thể. Sẽ là quá sớm để nói về điều này". (Sputniknews)

TIN LIÊN QUAN
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?

*EU bàn cách thức hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ: Ngày 8/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ tiếp tục hợp tác tốt với tân Tổng thống Mỹ, nhấn mạnh rằng Liên minh châu Âu (EU) cần duy trì sức mạnh trước các cuộc xung đột ở châu Âu và Trung Đông.

Phát biểu sau khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác ở Budapest, ông Scholz nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác tốt với tổng thống tương lai của Mỹ. Và câu hỏi làm thế nào để đạt được điều này đã là chủ đề thảo luận của chúng tôi. Một câu hỏi khá rõ ràng. Cùng nhau với tư cách là EU, với tư cách là người châu Âu, chúng ta phải làm những gì cần thiết cho an ninh của chúng ta".

Trước đó, phát biểu trước thềm hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo EU tại Budapest, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định Mỹ dưới thời Donald Trump sẽ "từ bỏ" cuộc chiến ở Ukraine và châu Âu không thể tự mình tài trợ cho cuộc chiến này. (Reuters)

*Nga có thể tổ chức các cuộc tập trận với Triều Tiên: Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 7/11 đã gợi ý rằng nước này có thể tổ chức các cuộc tập trận quân sự với Triều Tiên.

Tổng thống Putin, người không phủ nhận cũng không xác nhận sự hiện diện của quân đội Triều Tiên bên trong một khu vực của Nga mà quân đội Ukraine kiểm soát một phần, cho biết thỏa thuận hợp tác giữa Nga và Triều Tiên được ký kết vào đầu năm đã nêu rõ các đường hướng hợp tác của Nga với Triều Tiên.

Ông Putin nói thêm: "Ngoài ra còn có điều khoản thứ 4, nói về việc hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp bị một quốc gia khác xâm lược. Mọi thứ đều có trong thỏa thuận. Và tôi nhắc lại một lần nữa, thực tế là không có gì mới so với hiệp ước đã hết hạn kể từ thời Liên Xô".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng ngày cho biết quân đội Triều Tiên đã chịu thương vong trong cuộc giao tranh với lực lượng của Kiev và một số trong lực lượng gồm 11.000 quân Triều Tiên mà ông cho biết đã được điều đến tỉnh Kursk của Nga đã tham chiến. (Reuters)

Trung Đông – châu Phi

*Thổ Nhĩ Kỳ: Chính quyền ông Donald Trump có thể giải quyết khủng hoảng khu vực: Ngày 8/11, đài truyền hình TRT đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết ông đã mời Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tới thăm nước này sau cuộc điện đàm hôm 6/11, trong đó ông Trump nói rất tích cực về Ankara.

Phát biểu với báo giới trên chuyến bay trở về từ Budapest, ông Erdogan đánh giá sự hợp tác của Ankara với Washington dưới chính quyền Trump cũng có thể giúp giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực. Ông nhận định nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cán cân chính trị và quân sự ở khu vực Trung Đông.

Về cuộc chiến ở Ukraine, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng cuộc chiến ở Ukraine có thể kết thúc dễ dàng nếu chính quyền Mỹ dưới thời Donald Trump đưa ra cách tiếp cận có giải pháp. (Reuters)

*Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công ở Biển Đỏ: Lực lượng Houthi ở Yemen ngày 7/11 cho biết nhóm này sẽ tiếp tục các hoạt động quân sự ở Biển Đỏ để ủng hộ Palestine, bất kể những thay đổi chính sách tiềm tàng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Trong bài phát biểu trên kênh truyền hình al-Masirah, thủ lĩnh lực lượng Houthi, Abdul-Malik al-Houthi, khẳng định rằng các hoạt động quân sự của Houthi sẽ tiếp tục nhắm vào các tàu có liên quan đến lợi ích của Israel, Mỹ và Anh.

Kể từ tháng 11/2023, Houthi đã phóng hàng trăm tên lửa đạn đạo, thiết bị bay không người lái và tàu không người lái vào các tàu hải quân và tàu thương mại quốc tế liên quan tới Israel ở Biển Đỏ cũng như các vùng biển khác ngoài khơi Yemen. Đáp lại, liên quân Mỹ-Anh đã tiến hành các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa nhằm vào các cơ sở của Houthi ở Yemen. (Al Jazeera)

*Hamas kêu gọi chấm dứt ngay lập tức chiến tranh với Israel: Ủy viên Bộ Chính trị và là người phát ngôn của phong trào Hamas Basem Naim ngày 7/11 chia sẻ với báo Newsweek rằng lực lượng này muốn chấm dứt "ngay lập tức" cuộc chiến với Israel sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Mỹ.

Vị quan chức Hamas này cho biết: "Việc bầu ông Trump làm Tổng thống thứ 47 của Mỹ là vấn đề riêng tư của người Mỹ... nhưng người Palestine mong muốn chấm dứt ngay lập tức hành vi xâm lược chống lại người dân của chúng tôi, đặc biệt là ở Gaza và tìm kiếm sự hỗ trợ để đạt được các quyền tự do, độc lập và thành lập nhà nước tự chủ độc lập với Jerusalem là thủ đô”.

Mặc dù ông Trump ủng hộ cuộc chiến của Israel sau ngày 7/10/2023, song cựu Tổng thống Mỹ cũng chỉ trích một số quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Trong cuộc nói chuyện với ông Netanyahu vào ngày 30/1, ông Trump đã yêu cầu Israel chấm dứt chiến tranh trước ngày nhậm chức của mình, dự kiến vào ngày 20/1 năm tới. (Al Jazeera)

TIN LIÊN QUAN
'Mớ bòng bòng' cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

*Ngoại trưởng Mỹ cam kết chấm dứt chiến tranh ở Gaza và Lebanon: Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7/11, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken đã có kế hoạch tiếp tục nỗ lực chấm dứt chiến tranh ở Gaza và Liban trong thời gian tại vị còn lại, trước khi chuyển giao chính quyền cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller thông báo: "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu chấm dứt chiến tranh ở Gaza, chấm dứt chiến tranh ở Lebanon, tăng cường viện trợ nhân đạo (cho Gaza), và đó là nhiệm vụ của chúng tôi trong việc theo đuổi các chính sách đó cho đến trưa ngày 20/1 khi Tổng thống đắc cử nhậm chức".

Kể từ khi xung đột bùng phát vào ngày 7/10/2023, Ngoại trưởng Blinken đã thăm Israel ít nhất 11 lần. Chuyến thăm gần đây nhất của ông diễn ra vào ngày 22/10, trong khuôn khổ nỗ lực thúc đẩy đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza và thảo luận về tương lai khu vực sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar. (AP)

*Iran "thờ ơ" với kết quả bầu cử ở Mỹ: Phương tiện truyền thông nhà nước Iran ngày 7/11 đưa tin Tổng thống nước này, ông Masoud Pezeshkian, cho biết kết quả bầu cử ở Mỹ không quan trọng đối với đất nước ông, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Washington về việc Mỹ ủng hộ kẻ thù không đội trời chung của Iran là Israel.

Việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tuần này có thể có nghĩa là các lệnh trừng phạt ngành dầu mỏ Iran của Mỹ mà ông Trump đã khởi xướng vào năm 2018 sau khi từ bỏ hiệp ước hạt nhân giữa Tehran và các cường quốc sẽ được thực thi chặt chẽ hơn.

Chính quyền Mỹ đã ủng hộ mạnh mẽ Israel trong các cuộc chiến chống lại phong trào Hamas được Iran hậu thuẫn ở dải Gaza và phong trào Hezbollah ở Liban cũng như các hành động của Israel chống lại Iran.

Một số nhà phân tích cho rằng ông Trump sẽ trao cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nhiều quyền tự do hơn trong việc đối phó với Iran. (Reuters)

Châu Mỹ - Mỹ Latinh

*Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược: Phó Thủ tướng Nga Dmitry Chernyshenko cho biết Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro có thể thăm Nga vào năm 2025 để ký một thỏa thuận hợp tác và đối tác chiến lược. Thông tin này được ông Chernyshenko đưa ra khi đang có chuyến thăm làm việc tới Caracas.

Phát biểu tại một cuộc họp với Tổng thống nước chủ nhà Maduro, Phó Thủ tướng Nga Chernyshenko nói: "Chúng tôi sẽ rất vui mừng với chuyến thăm Nga của ngài vào năm 2025, trong đó một thỏa thuận hợp tác và đối tác chiến lược sẽ được ký kết".

Ông Chernyshenko cũng cảm ơn Tổng thống Maduro đã tham gia hội nghị cấp cao BRICS được tổ chức tại thành phố Kazan của Nga vào ngày 22-24/10. Ông kết luận: "Nga và Venezuela đã hình thành mối quan hệ không thể phá vỡ. Hai nước chúng ta gắn kết với nhau bằng tình bạn bền chặt, quan hệ đối tác chiến lược và sự ủng hộ chính trị không phụ thuộc vào tình hình hiện tại". (Sputniknews)

*Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn Chánh Văn phòng Nhà Trắng: Ngày 7/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ bổ nhiệm bà Susie Wiles làm Chánh Văn phòng Nhà Trắng cho nhiệm kỳ thứ 2 bắt đầu từ ngày 20/1/2025.

Trong một tuyên bố, ông Donald Trump nêu rõ: "Bà Susie mạnh mẽ, thông minh, sáng tạo và được mọi người ngưỡng mộ, tôn trọng. Susie sẽ tiếp tục làm việc không mệt mỏi để làm nước Mỹ vĩ đại trở lại".

Bà Susie Wiles là cố vấn cấp cao trong các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2016, 2020 và 2024 của ông Donald Trump. Trước đây, bà từng có thời gian làm việc tại Bộ Lao động Mỹ thời Tổng thống Ronald Reagan. Chánh Văn phòng Nhà Trắng là vị trí đầu tiên trong chính quyền mới được Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố. Đây là vị trí bổ nhiệm không cần sự phê chuẩn của Thượng viện Mỹ. (AFP)

Gọi quan hệ với Nhật Bản 'chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế', Mỹ tự tin các kết quả bầu cử sẽ chẳng có tác động gì

Gọi quan hệ với Nhật Bản 'chưa bao giờ mạnh mẽ hơn thế', Mỹ tự tin các kết quả bầu cử sẽ chẳng có tác động gì

Ngày 28/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố, liên minh lâu đời với Nhật Bản đã là yếu tố then ...

Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Rabbi Silverman: Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Thế giới & Việt Nam phỏng vấn nhanh ông Rabbi Silverman – 55 tuổi, một công dân Mỹ gốc Do Thái đang sinh sống tại ...

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald ...

Hậu bầu cử Mỹ: Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện 'kẻ thua cuộc' lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Hậu bầu cử Mỹ: Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện 'kẻ thua cuộc' lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng ...

Viễn cảnh nào cho đàm phán Ukraine-Nga hậu bầu cử Mỹ

Viễn cảnh nào cho đàm phán Ukraine-Nga hậu bầu cử Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đang chuẩn bị đưa ra đề nghị với tân Tổng thống Mỹ Donald Trump về "chiến dịch Kursk".

Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc úp mở khả năng cấp vũ khí cho Ukraine, tìm đến NATO và ông Trump bàn về Triều Tiên

Ngày 7/11, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết, nước này không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine nhằm ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bài tarot hôm nay 11/12: Bạn có khả năng yêu hoặc làm bạn với người nổi tiếng?

Bài tarot hôm nay 11/12: Bạn có khả năng yêu hoặc làm bạn với người nổi tiếng?

Hãy rút một lá bài tarot, bạn sẽ khám phá được thông điệp về khả năng yêu hoặc làm bạn với người nổi tiếng?
Năm 2025, Trường ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh bỏ phương án xét tuyển học bạ 3 học kỳ

Năm 2025, Trường ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh bỏ phương án xét tuyển học bạ 3 học kỳ

Năm 2025, Trường ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh dự kiến bỏ phương án xét tuyển học bạ 3 học kỳ.
Kết quả xổ số hôm nay, 10/12: XSMN 10/12/24 - Xổ số Bến Tre, xổ số Vũng Tàu và xổ số Bạc Liêu

Kết quả xổ số hôm nay, 10/12: XSMN 10/12/24 - Xổ số Bến Tre, xổ số Vũng Tàu và xổ số Bạc Liêu

XSMN 10/12 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 10/12/2024. Kết quả xổ số hôm nay 10/12, được các công ty Xổ số Bến Tre, Vũng Tàu và ...
Điểm mặt loạt xe ô tô 'chia tay' thị trường Việt Nam năm 2024

Điểm mặt loạt xe ô tô 'chia tay' thị trường Việt Nam năm 2024

Năm 2024, đã có nhiều mẫu ô tô nói lời 'chia tay' thị trường Việt Nam, trong đó có 4 mẫu cùng thương hiệu.
Những điều cần biết về xác thực sinh trắc học từ ngày 1/1/2025

Những điều cần biết về xác thực sinh trắc học từ ngày 1/1/2025

Từ ngày 1/1/2025, không xác thực sinh trắc học thì có rút tiền ATM/chuyển khoản được không? Xác thực sinh trắc học như thế nào?
Facebook gặp lỗi xuất hiện các ký tự lạ

Facebook gặp lỗi xuất hiện các ký tự lạ

Mạng xã hội Facebook đang gặp lỗi xuất hiện các dòng ký tự lạ ở vị trí hiển thị thời gian bài đăng, gây hoang mang cho nhiều người dùng.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Điều ẩn chứa sau kế hoạch đóng băng xung đột ở Ukraine, toan tính và hy vọng

Ngừng bắn, tạo cơ hội đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine là điều mà cộng đồng quốc tế trông đợi, song hàm ý đằng sau kế hoạch mới của ông Donald Trump...
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Liều thuốc giảm đau

Việc Israel và Hezbollah đạt được thoả thuận ngừng bắn vào ngày 27/11 là một tin vui hiếm hoi cho khu vực vốn chìm trong khói súng hơn một năm qua.
Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Giải mã tên lửa Oreshnik mà Nga mới 'trình làng' trong cuộc tấn công vào Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Mosco sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa Oreshnik trong chiến đấu sau khi dùng để tấn công Ukraine ngày 21/11.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Cựu Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine: Phương Tây đang trong 'nôi an toàn', có vì Ukraine mà từ bỏ?

Phương Tây sẵn sàng đồng hành với Ukraine trong ngắn hạn nhưng chưa sẵn sàng cho xung đột kéo dài với Nga.
Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Những bài toán đón chờ lãnh đạo EU mới: Từ 'cú sốc ngoại sinh' đến thách thức nội tại

Cơ quan điều hành EU đã có lãnh đạo nhiệm kỳ mới và Chủ tịch EC là gương mặt quen thuộc.
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Phiên bản di động