Tin thế giới ngày 14/3: Ba Lan thay Đại sứ tại 50 quốc gia, Trung Quốc gay gắt với Mỹ về vụ Tik Tok, Venezuela bắt 2 kẻ âm mưu ám sát Tổng thống

Nhất Phong
Ukraine nã 300 trận pháo kích vào tỉnh Belgorod của Nga trong 24 giờ, Đức nhất quyết không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Australia và New Zealand, ngừng bắn tại Gaza sẽ đạt được trước khi kết thúc Ramadan.... là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tin thế giới ngày 14/3: Ba Lan thay Đại sứ tại 50 quốc gia, Trung Quốc gay gắt với Mỹ về vụ Tik Tok, Venezuela bắt 2 kẻ âm mưu ám sát Tổng thống
Những người ủng hộ Houthi vung vũ khí và hô khẩu hiệu ở thủ đô Sanaa của Yemen vào ngày 8/3/2024 để ủng hộ người Palestine (Nguồn: Mohammed Huwais/AFP)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

Nga – Ukraine

*Ukraine sẽ không tồn tại được lâu với gói viện trợ mới của Mỹ: Tờ New York Times nhận định gói viện trợ mới trị giá 300 triệu USD của Mỹ sẽ không giúp ích được gì cho Ukraine và Kiev sẽ tiếp tục mất vị thế.

Tờ báo dẫn lời Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết: "Số tiền này còn lâu mới đủ để đáp ứng nhu cầu chiến đấu của Ukraine và một động thái như vậy sẽ không đủ giúp bù đắp tình trạng thiếu đạn dược".

Trước đó, Nhà Trắng đã công bố gói hỗ trợ quân sự mới và đầu tiên cho Ukraine kể từ cuối năm 2023 trị giá khoảng 300 triệu USD. Gói này sẽ bao gồm đạn pháo và tên lửa GMLRS cho hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS. (Sputnik)

Tin liên quan
Nga từ chối tham gia Hội nghị về Ukraine, Tổng thống Zelensky muốn Nga từ chối tham gia Hội nghị về Ukraine, Tổng thống Zelensky muốn 'Công thức hòa bình" 10 điểm

*Cựu Tổng thống Medvedev đề xuất công nhận lãnh thổ Ukraine là một phần của Nga: Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh LB Nga Dmitry Medvedev ngày 14/3 tuyên bố sau khi Ukraine thừa nhận thất bại và thành lập Quốc hội lâm thời, Kiev nên công nhận rằng lãnh thổ của mình sẽ trở thành một phần của Nga.

Trước đó cùng ngày, ông Medvedev đã công bố "công thức hòa bình của Nga" cho tình hình ở Ukraine, bao gồm 7 điểm, trong đó có việc Kiev thừa nhận thất bại và thành lập Quốc hội lâm thời trên lãnh thổ Ukraine.

Theo ông Medvedev, Liên hợp quốc phải thừa nhận Ukraine cũng sẽ mất tư cách pháp lý quốc tế và bất kỳ người kế nhiệm hợp pháp nào của nước này không thể tham gia liên minh quân sự mà không có sự đồng ý của Nga, đồng thời khẳng định Kiev cũng phải bồi thường cho Moscow. (Sputniknews)

*Ukraine nã 300 vụ pháo kích vào tỉnh Belgorod của trong 24 giờ: Thống đốc vùng Belgorod của LB Nga, ông Vyacheslav Gladkov ngày 14/3 cho biết trong vòng 24 giờ qua, tỉnh này đã phải hứng chịu hơn 300 vụ pháo kích của Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU), ảnh hưởng đến thành phố Belgorod và 16 huyện của tỉnh này. Đây là mức kỷ lục mới, vượt đáng kể số vụ tấn công trung bình hàng ngày trước đây.

Các vụ pháo kích đã làm 13 người bị thương và 1 người thiệt mạng. Ngoài ra, hơn 100 tòa nhà, ôtô, kể cả xe buýt, cũng như đường dây điện và cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc bị hư hại.

Trong một diễn biến khác cùng ngày, Bộ Quốc phòng LB Nga cho biết các hệ thống phòng không nước này đã phá hủy và đánh chặn 14 máy bay không người lái (UAV) trong đêm rạng sáng 14/3 ở các tỉnh Belgorod và Kursk. Trong đó có 11 UAV bị hạ ở tỉnh Belgorod, 3 UAV ở tỉnh Kursk. Chiều 13/3, nguy cơ xảy ra cuộc tấn công bằng UAV đã được ban bố ở các tỉnh Voronezh và Kursk kéo dài khoảng 1 giờ. (TASS)

Châu Á-Thái Bình Dương

*Hàn Quốc không công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân: Bộ Ngoại giao Hàn Quốc ngày 14/3 tái khẳng định lập trường không công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân.

Seoul đưa ra bình luận trên nhằm đáp lại nhận xét của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Triều Tiên có "chiếc ô hạt nhân riêng" và không yêu cầu sự giúp đỡ của Nga. Phát biểu với báo giới, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc khẳng định: “Không có sự thay đổi nào trong lập trường của chính phủ về việc không công nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân. Hàn Quốc sẽ tìm kiếm các nỗ lực ngoại giao nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên thông qua sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ và cộng đồng quốc tế. (Yonhap)

*Trung Quốc gay gắt với Mỹ về vụ Tik Tok, tuyên bố sẽ làm "mọi biện pháp cần thiết" để bảo vệ lợi ích: Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ trích việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật buộc TikTok cắt quan hệ với công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, nếu không sẽ bị cấm tại nước này.

Trả lời họp báo chiều 14/3, đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố: "Mỹ nên thực sự tôn trọng các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường và cạnh tranh công bằng (và) ngừng đàn áp một cách bất công các công ty nước ngoài. Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình".

Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân khẳng định: "Dự luật được Hạ viện Mỹ thông qua đặt nước này ở phía ngược lại với các nguyên tắc cạnh tranh công bằng và các quy tắc kinh tế và thương mại quốc tế". (AFP)

*Indonesia, Nhật Bản thúc đẩy hợp tác quốc phòng: Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với ông Masaki Yasushi, Đại sứ Nhật Bản tại Indonesia ngày 14/3, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo - người sắp trở thành Tổng thống Indonesia khẳng đinh mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Nhật Bản trong thời gian tới. Ông Prabowo nhấn mạnh: “Nhật Bản là đối tác chiến lược của Indonesia. Chúng tôi cam kết tiếp tục tăng cường quan hệ song phương”. Theo ông, cả hai nước nên thúc đẩy các cuộc tập trận chung cũng như hợp tác chuyển giao công nghệ.

Năm 2021, Indonesia và Nhật Bản đã ký thỏa thuận chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng. Vào năm 2023, Indonesia đã tổ chức cuộc tập trận chung Super Garuda Shield quy tụ các quân nhân từ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả Nhật Bản. (Straits Times)

*Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Australia, New Zealand: Ngày 14/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm Australia và New Zealand từ ngày 17-21/3.

Phát biểu họp báo thường kỳ, ông Uông Văn Bân cho hay năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và Australia, đồng thời cũng sẽ khởi động các cuộc trao đổi cấp cao giữa Trung Quốc và hai nước.

Ông Uông nói thêm rằng Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ thảo luận về quan hệ song phương và những mối quan tâm chung với ngoại trưởng hai nước Australia, New Zealand về các vấn đề quốc tế và khu vực. (Reuters)

Châu Âu

*Thủ tướng Đức nhất quyết không cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine: Phát biểu trước Quốc hội Liên bang ngày 13/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố Đức sẽ không trang bị cho Ukraine tên lửa tầm xa Taurus, khẳng định "đây là một loại vũ khí khó kiểm soát mục tiêu, không thể được sử dụng nếu không có sự triển khai của quân đội Đức”. Nhà lãnh đạo Đức cũng bác bỏ ý kiến cho rằng ông không tin tưởng Ukraine đồng thời khẳng định Đức đã cung cấp nhiều vũ khí cho Ukraine hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác.

Quan điểm của Thủ tướng đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ khối đối lập bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU). Những đối tác khác trong liên minh cầm quyền của ông, cụ thể là đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do (FDP) cũng ủng hộ việc gửi vũ khí.

Tên lửa Taurus phóng từ trên không có tầm bắn khoảng 500 km (310 dặm) và sẽ cho phép Ukraine bắn trúng các mục tiêu ở phía sau chiến tuyến. (DW)

*Giáo hoàng lại lên án 'sự điên rồ của chiến tranh' sau phát biểu dậy sóng về Ukraine: Ngày 13/3, Giáo hoàng Francis đưa ra lời lên án mới về tất cả các cuộc chiến tranh, vài ngày sau khi khiến Kiev và phương Tây khó chịu vì dường như gợi ý rằng Ukraine nên đầu hàng và đàm phán hòa bình với Nga.

Giáo hoàng nói: “Nhiều người trẻ đã chết (trong chiến tranh). Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta ân sủng để vượt qua sự điên rồ này của chiến tranh, vốn luôn là một thất bại”. Giáo hoàng không đề cập cụ thể đến Ukraine hay bất kỳ vùng xung đột nào khác.

Trước đó, Giáo hoàng Francis đã nói với đài truyền hình Thụy Sỹ RSI rằng Ukraine nên "thể hiện lòng dũng cảm giương cờ trắng" và đàm phán cởi mở với Nga, một phát biểu gây tranh cãi. (AFP)

*Ba Lan thay Đại sứ tại hơn 50 quốc gia: Bộ Ngoại giao Ba Lan trong một tuyên bố ngày 13/3 cho biết Ngoại trưởng nước này Radoslaw Sikorski đã quyết định triệu hồi đại sứ ở hơn 50 quốc gia, đồng thời rút hàng chục ứng viên do chính phủ tiền nhiệm ở Warsaw đưa ra.

Thủ tục triệu hồi sau đó đã được Thủ tướng Donald Tusk phê duyệt. Theo bộ trên, những thay đổi này sẽ giúp giải quyết các thách thức mà chính sách đối ngoại của Ba Lan đang phải đối mặt "theo một cách tốt hơn và chuyên nghiệp hơn". Bộ Ngoại giao Ba Lan cũng bày tỏ hy vọng rằng các cơ quan chủ chốt của nước này sẽ hợp tác cùng nhau để giải quyết vấn đề nêu trên.

Tổng thống nước này Duda đã xung đột với thủ tướng thân EU mới đắc cử và chính phủ của ông Tusk vào đầu năm nay khi Tổng thống Duda thề sẽ không thông qua bất cứ dự luật nào do nội các của Thủ tướng Tusk đề xuất. Thủ tướng Tusk tuyên thệ nhậm chức vào cuối năm 2023, sau thất bại của người tiền nhiệm Mateusz Morawiecki trong cuộc bỏ phiếu tính nhiệm tại Quốc hội Ba Lan. (Reuters)

*Hai thành viên NATO để ngỏ khả năng gửi quân đến Ukraine: Thủ tướng Estonia Kaja Kallas ngày 13/3 đã từ chối đưa ra các đảm bảo đối với quốc hội rằng bà sẽ không điều các lực lượng mặt đất của quốc gia Baltic này tới hỗ trợ Kiev.

Chỉ có Estonia và Lithuania tỏ ra hứng thú với ý tưởng gửi quân tới Ukraine, sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gây tranh cãi hồi cuối tháng 2 rằng tất cả các lựa chọn phải được cân nhắc để ngăn Nga giành chiến thắng.

Estonia gia nhập NATO vào năm 2004, cùng thời điểm với các quốc gia khác gồm Lithuania, Latvia, Bulgaria, Romania, Slovakia và Slovenia. Estonia có khoảng 4.200 quân thường trực, lực lượng về lí thuyết có thể mở rộng lên quân đội thời chiến gồm 43.000 người. (

Trung Đông-Châu Phi

*Lãnh đạo Israel bất đồng về vai trò của Palestine: Tại cuộc họp kín về cuộc chiến tại Dải Gaza, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant đã tranh cãi về vai trò của Chính quyền Palestine (PA).

Kênh truyền hình Channel 12 của Israel cho biết, tại cuộc họp, trước ý kiến cho rằng tình hình nhân đạo tại Gaza đã “rất cấp bách trong những ngày qua”, ông Gallant nhấn mạnh: “Vấn đề không phải là đưa hàng viện trợ vào, mà là ai sẽ phân phối… Đó phải là PA". Thủ tướng Netanyahu phản ứng: “Tôi không muốn nhắc đến PA". Bộ trưởng Gallant đáp lại: “Dù có gọi họ bằng tên gì, họ vẫn là người của Fatah”.

Nội các Israel họp kín để chuẩn bị cho chiến dịch tấn công đổ bộ vào thành phố Rafah thuộc Dải Gaza, bất chấp lo ngại về một cuộc khủng hoảng nhân đạo liên quan đến hàng triệu người. PA sẽ đóng vai trò gì tại Gaza sau chiến tranh cũng là một trong những vấn đề gây tranh cãi. (Al Jazeera)

*Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza có thể đạt được trước khi kết thúc Ramadan: Ngày 13/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar ông Majed al-Ansari cho biết biết Israel và phong trào Hồi giáo Hamas sẽ đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trước khi kết thúc tháng lễ Ramadan vào ngày 9/4.

Qatar hiện cùng với Mỹ và Ai Cập là trung gian hòa giải cho các cuộc đàm phán giữa Israel và Hamas. Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi ông al-Ansari nói rằng các bên chưa tiến gần đến thỏa thuận, cũng như chưa thống nhất được phương án giải quyết bất đồng hiện nay về vấn đề thực hiện thỏa thuận. Tất cả các bên liên quan đang tiếp tục đàm phán với hy vọng đạt được lệnh ngừng bắn trong tháng lễ Ramadan.

Hamas và Israel đều đang đổ lỗi cho nhau về bế tắc trong các cuộc đàm phán. Phía Hamas cho rằng Israel không chịu đáp ứng điều kiện chấm dứt xung đột và rút quân khỏi Gaza, trong khi Israel cáo buộc Hamas đang tìm cách làm leo thang xung đột tại khu vực trong tháng lễ Ramadan. (Al Jazeera)

*Palestine tố Israel sát hại 6 người dân đang chờ nhận viện trợ lương thực: Reuters dẫn lời các quan chức y tế Gaza cho biết, ngày 13/3, binh lính Israel đã nổ súng giết chết 6 người, làm hàng chục người khác bị thương khi những người này đang chờ các xe chở viện trợ lương thực tại thành phố Gaza. Các giới chức quân sự Israel chưa đưa ra bình luận gì về vụ việc này.

Trước đó, cơ quan y tế Palestine cho biết, ngày 29/2, Israel đã bắn chết hơn 100 người Palestine khi họ đang chờ viên trợ lương thực tại thành phố Gaza. Trong khi đó, Israel cho biết các nạn nhân chết do giẫm đạp lên nhau. (Reuters)

Châu Mỹ-Mỹ Latinh

*Venezuela bắt 2 đối tượng đe dọa ám sát Tổng thống: Venezuela vừa bắt 2 đối tượng đe dọa ám sát Tổng thống Nicolás Maduro khi ông đang ở thành phố Maturín thuộc bang miền Tây Monagas.

Bộ trưởng Tư pháp Venezuela Tarek William Saab ngày 13/3 cho biết các đối tượng Whillfer José Piña Azuaje và Renzo Estibenz Flores, đều là thành viên của lực lượng đối lập La Causa Radical, bị bắt ngày 11/3 sau khi đăng tải lên mạng xã hội những lời đe dọa Tổng thống Nicolás Maduro.

Theo ông Saab, cơ quan chức năng đã thu giữ điện thoại của các đối tượng và có bằng chứng cho thấy những lời đe dọa này liên quan đến một âm mưu chống phá Nhà nước.

Bộ trưởng Tư pháp Venezuela cho biết từ cuối năm 2023 đến nay nước này đã triệt phá 5 âm mưu ám sát Tổng thống. (AFP)

*Brazil và Argentina áp dụng chính sách “bầu trời mở”: Ngày 13/3, Chính phủ Brazil thông báo đã đạt được thỏa thuận với Argentina trong việc áp dụng chính sách “bầu trời mở”, cho phép hàng không hai nước có thể bay qua lãnh thổ của nhau không bị giới hạn số lượng chuyến bay.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Brazil cho biết quyết định này cho phép tất cả các chuyến bay vận tải hàng hóa và hành khách của hai nước được bay qua lãnh thổ của nhau không bị giới hạn. Trước đây, số lượng này chỉ dừng ở con số 170 chuyến/tuần.

Bộ Ngoại giao Brazil nhấn mạnh “Biện pháp này sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho các công ty trong việc lập kế hoạch hoạt động” và sẽ cho phép “tăng nguồn cung dịch vụ và mở rộng cạnh tranh trên các tuyến nối Brazil với Argentina”. (Reuters)

*Cuba tố Mỹ tài trợ lính đánh thuê: Truyền thông Cuba đồng loạt đưa tin Tổ chức Quốc gia vì Dân chủ (NED) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã chuyển tiền cho lính đánh thuê mới chống phá Cuba.

Cubadebate - ấn phẩm kỹ thuật số có nhiều độc giả nhất Cuba - ngày 12/3 tố cáo Viện Quốc tế về Chủng tộc, Bình đẳng và Nhân quyền có trụ sở tại Miami nhận tài trợ của Mỹ thông qua NED và USAID để tạo điều kiện cho các nhà hoạt động chống Cuba tới châu Âu gặp gỡ các quan chức và nghị sĩ, buộc họ phải lắng nghe những khiếu nại, yêu sách và chương trình nghị sự chống La Habana.

Cubadebate đưa ra nhiều dẫn chứng về các chuyến “tham quan vận động chính sách” tới châu Âu, trong đó nhiều nhà hoạt động chống Cuba đã gặp gỡ đại diện Liên hợp quốc (LHQ), Thụy Sĩ và EU nhằm “thu thập các khuyến nghị cho cuộc đánh giá định kỳ phổ quát về nhân quyền mà Cách mạng Cuba trình bày một cách thỏa đáng trước Hội đồng Nhân quyền LHQ”. (AP)

Estonia nói chỉ cần chi 'một con số nhỏ' là Ukraine sẽ thắng Nga, Moscow cảnh báo xung đột lan rộng

Estonia nói chỉ cần chi 'một con số nhỏ' là Ukraine sẽ thắng Nga, Moscow cảnh báo xung đột lan rộng

Ngày 13/3, Bộ Quốc phòng Estonia cho biết, Ukraine cần 120 tỷ Euro viện trợ quân sự mỗi năm để có cơ hội "giành chiến ...

EU 'mở hầu bao' rót thêm 5 tỷ Euro viện trợ quân sự, lý do Ukraine nói sáng kiến của Czech 'còn lâu mới đủ'

EU 'mở hầu bao' rót thêm 5 tỷ Euro viện trợ quân sự, lý do Ukraine nói sáng kiến của Czech 'còn lâu mới đủ'

Ngày 13/3, Bỉ - Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU) - tuyên bố, các nước thuộc khối này đã đồng ý ...

Tỉnh biên giới Nga hứng chịu kỷ lục hàng trăm trận pháo kích một ngày, báo Anh tiết lộ kế hoạch mới của Ukraine

Tỉnh biên giới Nga hứng chịu kỷ lục hàng trăm trận pháo kích một ngày, báo Anh tiết lộ kế hoạch mới của Ukraine

Trong vòng 24 giờ qua, vùng Belgorod của Nga đã phải hứng chịu hơn 300 vụ pháo kích của Các Lực lượng Vũ trang Ukraine ...

Bước tiến lớn trong đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza: Hamas gật đầu với đề xuất sửa đổi của Mỹ

Bước tiến lớn trong đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza: Hamas gật đầu với đề xuất sửa đổi của Mỹ

Ngày 12/3, một quan chức cấp cao của phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, nhóm này đã chấp thuận đề xuất sửa đổi của ...

Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza có thể đạt được trước khi kết thúc Ramadan

Thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza có thể đạt được trước khi kết thúc Ramadan

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar cho biết biết một thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza có thể đạt được trước khi kết thúc ...

Đọc thêm

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?

Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán đầu tiên về trí tuệ nhân tạo (AI) trong vài tuần tới. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh căng ...
Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Trung Quốc xích lại gần châu Âu

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm châu Âu trong khoảng hai tuần, với các điểm dừng chân ở Pháp, Hungary và Serbia, theo Euronews.
Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động