TIN LIÊN QUAN | |
Ba bài báo không bao giờ quên | |
Chuyện ngoại giao liên quan đến Phật giáo |
Ông bảo, trong cái rét tái tê nơi đất khách, điều làm cả đoàn vô cùng ấm lòng chính là tình cảm và sự giúp đỡ vô cùng nhiệt thành của các kiều bào Việt Nam tại đây dành cho đoàn.
Ông Nguyễn Quang Thái nhớ lại, đó là vào một ngày mùa Đông giá rét năm 1976, chưa đầy 1 năm sau khi nước nhà thống nhất, đoàn cán bộ ngoại giao đi tiền trạm tới Canada gồm 4 người, do Bí thư thứ hai Lương Mạnh Tuấn dẫn đầu đã xuất phát từ Hà Nội. Trong bối cảnh vô cùng thiếu thốn của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung thời điểm đó, sau khi vượt chặng đường dài bằng xe lửa tới thủ đô Moscow (Nga), đoàn mới có điều kiện mua sắm một số tư trang cho chuyến đi, mà cụ thể là mũ lông và áo par-dessus. Ông bảo: “Ở Hà Nội, trong tiết đại hàn cũng chỉ có áo bông. Nhưng mùa Đông nước Nga hay Canada thì những vật dụng ấy là không thể thiếu để đảm bảo sức khỏe cho cả đoàn”.
Rời Moscow, đoàn tiếp tục lên tàu hỏa tới Pháp để đáp máy bay tới sân bay Montreal-Mirabel (Canada) vào một ngày đẹp trời. Ngoài những người của Bộ Ngoại giao Canada có mặt tại sân bay đón đoàn còn có đông đảo bà con Việt kiều. Nhận được tin có đoàn Việt Nam sang mở Đại sứ quán, bà con đã chuẩn bị những bó hoa tươi thắm và biểu ngữ chào mừng. Ông Nguyễn Quang Thái kể lại, nhân dịp này, tờ Đất Việt – tờ báo của Hội đoàn kết Việt kiều Canada đã đưa trang trọng thông tin này cùng với ảnh đoàn tại sân bay.
Ngay sau khi đoàn đến Ottawa, Hội đoàn kết Việt kiều Canada đã cử đại diện tích cực hỗ trợ đoàn trong việc tìm thuê địa điểm để mở Đại sứ quán. Nguyên Đại biện lâm thời Việt Nam tại Canada nhớ lại: “Trong suốt một tuần, đại diện bà con đã đưa chúng tôi đi khảo sát tất cả các địa điểm đảm bảo các điều kiện như vị trí trung tâm, an ninh đảm bảo, nhưng giá tiền phải phải chăng… do điều kiện tài chính của Đại sứ quán khá khiêm tốn. Sau đó, anh Lương Mạnh Tuấn đã quyết định chọn địa điểm là một căn biệt thự hai tầng, với không gian rộng rãi, đủ làm nơi tiếp khách, làm việc và ăn ở cho đoàn”.
Sau khi thuê được địa điểm, bà con Việt kiều lại hỗ trợ Đại sứ quán trong việc mua sắm tất cả các trang thiết bị cần thiết, cử lái xe đưa đón các anh em trong Sứ quán trong những ngày đầu hay thậm chí là đi cùng để hỗ trợ phiên dịch trong những trường hợp cần thiết…
Ông Thái bảo: “Giờ đây, 40 năm đã trôi qua, nhiều kỷ niệm và ấn tượng sâu sắc của những ngày đó vẫn còn đọng lại trong tôi”.
Một kỷ niệm mà ông Thái nhớ mãi trong cuộc gặp đầu tiên với bà con Việt kiều, ông ứng khẩu 4 câu thơ:
“Nửa vòng trái đất tới đây
Rượu xuân chưa uống đã ngây ngất lòng
Phải chăng tình nghĩa riêng chung
Ở đâu ta cũng con Rồng cháu Tiên”
Theo ông, cho đến nay, dù trong cộng đồng người Việt ở Canada vẫn còn có một số ít những người chưa thực sự hiểu quê hương, còn có những quan điểm khác, nhưng nhìn chung, từ cách đây 4 thập kỷ, nền tảng để ngày càng nhiều bà con hướng về xây dựng và bảo vệ quê hương chính là những tình cảm tốt đẹp, khi đã thực sự hiểu về nhau.
Số 253: Tái thiết Li-bi LTS. Cuộc chiến Li-bi cuối cùng cũng đến hồi kết sau hơn 6 tháng không ngớt tiếng bom đạn, những chuyến ngoại giao con thoi ... |
Câu chuyện ngoại giao 40 năm trước (Kỳ cuối ) … Tôi cũng nhớ lại những dấu ấn của Bác trong các nghị quyết của Đảng có liên quan đến mặt trận ngoại giao, nhất ... |
Câu chuyện ngoại giao 40 năm trước (Kỳ 1) Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam đã được ký kết. Đây là thắng lợi vĩ ... |