Tình hình Israel-Palestine: Phía đợi chờ, bên tìm kiếm

Phan Quân
Trong khi người Israel chờ đợi số phận ông Benjamin Netanyahu, người Palestine lại tìm câu trả lời cho xung đột Israel-Palestine từ thế hệ trẻ của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Ngày 1/6, trang nhất báo in và báo điện tử tại Israel tràn ngập các thông tin, bình luận về số phận của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất của quốc gia này.

Tối hôm đó, lãnh đạo phe đối lập đã thỏa thuận về thành lập một liên minh, kết thúc nhiệm kỳ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sau 12 năm cầm quyền.

Đêm ngày 2/6 sẽ là hạn chót để họ chốt kế hoạch thành lập chính phủ liên minh, trước khi trình Knesset (Quốc hội Israel) phê chuẩn vào hôm sau.

Đợi chờ thay đổi

Với người Do Thái, sự ra đi của ông Netanyahu sẽ là thời khắc mang tính bước ngoặt, chấm dứt hơn 1 thập niên cầm quyền của chính trị gia có ảnh hưởng đậm nét trong lịch sử đất nước Israel.

Song với người Palestine, cột mốc này có thực sự quan trọng? Câu trả lời là không hẳn.

(06.02) Người Palestine cho rằng việc ông Naftali Bennett làm Thủ tướng Israel sẽ không mang tới nhiều thay đổi cho tình hình xung đột Israel-Palestine. (Nguồn: Flash90)
Người Palestine cho rằng việc ông Naftali Bennett làm Thủ tướng Israel sẽ không mang tới nhiều thay đổi cho tình hình xung đột Israel-Palestine. (Nguồn: Flash90)

Trên Al-Quds, trang thông tin phổ biến của người Palestine ở khu Bờ Tây, câu chuyện về ông Netanyahu chỉ xuất hiện trên trang thứ 7.

Với họ, sự ra đi của ông Netanyahu chẳng để lại gì ngoài những ký ức cay đắng. Trong 12 năm nhà lãnh đạo này cầm quyền, tiến trình hòa bình Israel-Palestine không đạt được tiến triển, với hai bên liên tục tố cáo nhau cản trở quá trình đàm phán.

Triển vọng về giải pháp hai nhà nước đã có lúc tưởng chừng như xa vời hơn bao giờ hết.

Quan trọng hơn, người thay thế ông Netanyahu làm Thủ tướng, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Naftali Bennett sẽ không mang lại nhiều khác biệt.

Trong thời gian lãnh đạo khu định cư của người Do Thái, chính ông Bennett từng phủ nhận sự tồn tại của nhà nước Palestine.

Quay về bên trong

Thay vào đó, người Palestine dành sự quan tâm hơn tới các phong trào nội bộ.

Trước đó, chính thể của người Palestine đã phân mảnh thành nhiều phần khác nhau. Một bên là chính quyền Palestine ở khu vực bờ Tây. Bên còn lại là phong trào Hồi giáo Hamas, hiện kiểm soát dải Gaza.

Đó là chưa kể đến cộng đồng thiểu số người Palestine sinh sống tại Israel, với lá phiếu đóng vai trò ngày một quan trọng và một bộ phận khác tản mác ở nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, xung đột Israel-Palestine 11 ngày qua tại dải Gaza đã ít nhiều kết nối những thành tố có phần rời rạc ấy, với mục tiêu chung là bảo vệ sự tồn tại của người Palestine.

Trong động thái thể hiện sự đoàn kết hiếm thấy, ngày 12/5, hàng trăm nghìn người đã tham gia cuộc tuần hành lớn trên khắp dải Gaza, khu vực Bờ Tây, trại tị nạn tại Lebanon và thậm chí là ở trong lòng Israel.

Theo ông Ahmad Aweidah, lãnh đạo của người Do Thái là ai không còn quan trọng bởi sau cùng, các đảng Israel không có nhiều khác biệt tư tưởng về Palestine.

Tuy nhiên, cựu giám đốc sàn giao dịch chứng khoán Palestine cho rằng cuộc tuần hành giữa tháng 5 vừa qua “cho thấy rằng người Palestine sẽ đoàn kết, bất chấp những gì Israel đã làm trong 73 năm qua”.

Ông Ahmad Majdalani, Bộ trưởng trong chính quyền Palestine, nhận định rằng hiện diện của phe cánh hữu trong liên minh cầm quyền tại Israel khó mang đến sự thay đổi.

Tuy nhiên, ông khẳng định chính quyền Palestine sẽ tiếp tục theo dõi nghị trình của Israel trước khi hành động.

“Người Palestine sẽ đoàn kết, bất chấp những gì Israel đã làm 73 năm qua”. (Ông Ahmad Aweidah)

Trong khi đó, cộng đồng thiểu số người Arab tại Palestine, với nhiều người tự nhận mình là người Palestine tại Israel, cũng có quan điểm chia rẽ về triển vọng của chính quyền mới của Nhà nước Do Thái.

Một số hy vọng rằng sự hiện diện của ba đảng trung dung và một đảng thiên tả, kết hợp với sự hỗ trợ của Raam, đảng Hồi giáo Arab, có thể trung hòa cách tiếp cận của ông Bennett.

Quan trọng hơn, một khi thành hình, nội các sắp tới sẽ có sự hiện diện của ít nhất một người Arab, ông Esawi Frej của đảng thiên tả Meretz.

Lãnh đạo đảng Raam, ông Mansour Abbas cho biết sẽ chỉ ủng hộ chính quyền mới nếu Tel Aviv phân bổ tài nguyên và dành sự chú ý hơn cho cộng đồng người Arab thiểu số.

Bổ nhiệm bộ trưởng trung tả lãnh đạo cơ quan cảnh sát có thể khiến lực lượng này cư xử thận trọng hơn với người Palestine, đặc biệt khi đụng độ giữa cảnh sát và người tuần hành Palestine đã góp phần khơi mào xung đột dải Gaza thời gian qua.

Động lực mới

Một câu chuyện quan trọng khác với người Palestine ở trong và ngoài Israel là sự chuyển giao giữa thế hệ trong cộng đồng.

Đây là thách thức mới đối với chính thể Palestine, vốn đã suy yếu và chia rẽ thời gian năm qua, cũng như tiến trình hòa bình Israel-Palestine nhiều lần bị gián đoạn.

Với người trẻ Palestine, câu chuyện giờ đây không còn là xây dựng nhà nước Palestine, giải quyết vấn đề biên giới với Israel, vốn phức tạp và khó thành hiện thực.

Họ quan tâm hơn tới việc mở rộng, bảo đảm các quyền, lợi ích và mong muốn được đối xử bình đẳng, dù là trong lãnh thổ Palestine hay Israel.

Ông Fadi Quran, giám đốc chiến dịch tại Avaaz, tổ chức phi lợi nhuận về thúc đẩy quyền con người nhận định rằng trong quá khứ, khi được phỏng vấn trên truyền hình, người Palestine hay hỏi: Khi nào thì cộng đồng quốc tế trợ giúp? Khi nào Israel phải chịu trách nhiệm? Khi nào các nước Arab sẽ tới?

Tuy nhiên, giờ đây, giới trẻ Palestine cho rằng: Nếu đoàn kết, chúng ta có thể làm được.

(06.02) Một cuộc tuần hành của người Palestine tại thành phố New York tuần qua. (Nguồn: Getty Images)
Một cuộc tuần hành của người Palestine tại thành phố New York tuần qua. (Nguồn: Getty Images)

Một phần của thay đổi này đến từ kết quả không khả quan của đàm phán Israel-Palestine, khi chưa thể mang lại điều người Palestine mong muốn.

Phần khác đến từ quyết sách ưu ái đặc biệt cho Israel dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cuộc bầu cử đầu tiên tại lãnh thổ Palestine kể từ năm 2006 chứng kiến vai trò ngày càng lớn của giới trẻ: Theo Ủy ban bầu cử trung ương Palestine, 40% trong 1.400 ứng cử viên có độ tuổi dưới 40.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử này sau đó đã trì hoãn vô thời hạn.

Trong khi đó, tại Israel, cộng đồng người Arab, hiện chiếm 1/5 dân số, cho rằng họ chưa được đối xử bình đẳng trong nhiều vấn đề, từ ngân sách, nhà ở tới chính sách đất đai.

Sự bất mãn đó gia tăng sau khi Luật Quốc gia-Dân tộc được thông qua, khẳng định quyền tự quyết dân tộc là thiêng liêng và “dành riêng cho người Do Thái”, thay vì cho mọi công dân Israel.

Sự hiện diện của thế hệ người Palestine trẻ tuổi, với nhiệt huyết và hoài bão, có thể là động lực mới cho một chính thể Palestine đoàn kết, mạnh mẽ hơn trong tương lai.

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Israel nói về việc lựa chọn giữa Mỹ và Iran
Xung đột Israel-Palestine: Ngoại trưởng Mỹ và sứ mệnh 'ngoại giao con thoi' ở Trung Đông
Diễn biến mới thay đổi cán cân trên chính trường Israel, nguy cơ ông Netanyahu phải chấm dứt sự nghiệp Thủ tướng
Xung đột Gaza: Hội đồng nhân quyền quyết điều tra tội ác chiến tranh, Mỹ cảnh báo, Israel-Palestine phản ứng trái chiều
Hội đồng Nhân quyền họp phiên đặc biệt về tình hình Palestine, Việt Nam đề nghị các bên kiềm chế tối đa để bảo vệ dân thường
(theo New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Chảo lửa Trung Đông

Đọc thêm

Giao hữu quốc tế futsal: Đội tuyển Việt Nam hòa đối thủ đến từ châu Đại Dương

Giao hữu quốc tế futsal: Đội tuyển Việt Nam hòa đối thủ đến từ châu Đại Dương

Giải futsal giao hữu quốc tế năm 2024 khởi tranh tại TP. Hồ Chí Minh, 4 đội tuyển tham gia tranh tài gồm Việt Nam, New Zealand, Morocco và Iran.
PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn

PetroVietnam và các đối tác ký kết các thỏa thuận thương mại cho chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn
Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Bất chấp xung đột Nga-Ukraine, chiến sự Israel-Hamas hay Houthi tấn công tàu ở Biển Đỏ, báo Anh vẫn khẳng định giá dầu năm 2024 ổn định, vì sao?

Tờ Economist (Anh) mới đây đã chỉ ra 3 nguyên nhân có thể giá dầu tiếp tục ổn định trong năm 2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30 - Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30 - Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 29/3 và sáng 30/3: Lịch thi đấu La Liga vòng 30- Cadiz vs Granada; Hạng nhất Anh vòng 39; Ligue 1 vòng 27...
Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela thúc đẩy các hợp tác cụ thể

Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela thúc đẩy các hợp tác cụ thể

Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải dẫn đầu đoàn công tác thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại ...
Lộ thiết kế iPhone 16 thông qua mô hình 3D

Lộ thiết kế iPhone 16 thông qua mô hình 3D

Mới đây, thiết kế của dòng iPhone 16 được cho là đã lộ diện thông qua các mô hình 3D được chia sẻ trên mạng.
Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Israel-Hezbollah leo thang nghiêm trọng nhất gần 20 năm qua, Mỹ tuyên bố phản đối một cuộc chiến

Nhà Trắng kêu gọi Israel và Lebanon đặt ưu tiên hàng đầu đối với việc khôi phục ổn định sau các cuộc trả đũa nhau giữa Israel và Hezbollah.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: Nga tuyên bố tình tiết mới chứng tỏ Ukraine dính líu, Mỹ lập tức lên tiếng

Nga đã bắt giữ một đối tượng bị cáo buộc hỗ trợ tài chính cho những kẻ tấn công khủng bố nhà hát ở ngoại ô Moscow hôm 22/3.
Palestine có Nội các mới

Palestine có Nội các mới

Nội các mới của Palestine sẽ bao gồm 23 bộ trưởng, trong đó có 3 phụ nữ và 6 người ở Dải Gaza.
Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Điểm tin thế giới sáng 29/3: Quốc hội Malta bổ nhiệm Tổng thống mới, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc tại WTO, Ngoại trưởng Latvia từ chức

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 29/3.
Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động