Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ ngày 18-20/8.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc về tổng thể duy trì đà phát triển tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng mang tính lịch sử.
Tiếp nối chuyến thăm chính thức Trung Quốc rất thành công của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022) và chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân (12/2023), hai bên ra “Tuyên bố chung về việc tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược”, ký kết 36 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Về các lĩnh vực hợp tác thực chất, như thương mại, đầu tư, du lịch, Việt Nam duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc xét theo tiêu chí quốc gia. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2023 đạt 171,9 tỷ USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 94,5 tỷ USD (tăng 24,1%), trong đó ta xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 27,8 tỷ USD, tăng 5,3%; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 66,7 tỷ USD, tăng 34,1%; nhập siêu từ Trung Quốc ở mức 38,9 tỷ USD, tăng 66,7%.
Năm 2023, đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam đạt 4,47 tỷ USD với 707 dự án, là nhà đầu tư lớn thứ 4 tại Việt Nam về số vốn đăng ký và lớn nhất về số lượng dự án. 6 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đứng thứ 5 với số vốn đăng ký đạt 1,299 tỷ USD, nhưng đứng đầu về số dự án cấp mới với 447 dự án. Lũy kế đến hết tháng 6/2024, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 28,23 tỷ USD (đứng thứ 7/148 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam) với 4.667 dự án còn hiệu lực.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế có đầu tư nước ngoài và tại 55/63 tỉnh thành Việt Nam.
Về du lịch, sau 3 năm gián đoạn do đại dịch Covid-19, năm 2023, Việt Nam đã đón 1,75 triệu lượt khách Trung Quốc, đứng thứ 2 trong số các thị trường gửi khách đến Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2024, ta đón 2,14 triệu lượt khách Trung Quốc vào Việt Nam, chiếm 27,1% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đứng thứ 2 sau Hàn Quốc.
Về biên giới lãnh thổ, tình hình biên giới trên đất liền và Vịnh Bắc Bộ tổng thể duy trì ổn định. Hai bên đang hướng đến tổ chức các hoạt động kỷ niệm 25 năm ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc. Tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng cơ bản vẫn được kiểm soát; các cơ chế trao đổi, đàm phán giữa hai bên về vấn đề trên biển được duy trì thường xuyên.
| Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, ổn định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Ngày 2/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức Hội nghị tổng ... |
| Lãnh đạo các nước chúc mừng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm Nhân dịp Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí ... |
| Hải Phòng xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc Trong xu thế thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng ... |
| Gặp gỡ một nhân vật đặc biệt từng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Đông, Trung Quốc Ngày 11/8, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu Nguyễn Việt Dũng đến thăm ông Hoàng Quần, nguyên Giám đốc, Bí thư Đảng ủy ... |
| Đường biên giới hoà bình trên đất liền Việc ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa năm 1999 và ba văn ... |