Tổng thống Joe Biden lựa chọn hướng đi nào cho chiến lược hạt nhân?

Vy Anh
Mỹ đã và đang có những bước đi rõ ràng trong chiến lược răn đe hạt nhân, tìm cách dẫn đầu trong vấn đề "kiểm soát vũ khí". Tuy nhiên, nhân tố Nga và Trung Quốc không ngừng gia tăng năng lực hạt nhân là thách thức không nhỏ đối với chính sách của Tổng thống Biden.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
"Nhận diện" chiến lược hạt nhân của Biden
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chuyển lên Quốc hội nước này tài liệu “Đánh giá Thế trận hạt nhân”. (Nguồn: Getty Image)

Bốn mục tiêu chiến lược

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chuyển lên Quốc hội nước này tài liệu “Đánh giá Thế trận hạt nhân” lần thứ 6 kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Mặc dù đây vẫn là tài liệu mật, song những tiết lộ gần đây về nội dung tài liệu này và việc Tổng thống Biden gần đây công bố đề nghị ngân sách quốc gia cho tài khóa 2023 đã đem lại một đánh giá tương đối rõ ràng về những mục tiêu mà chính sách và chiến lược răn đe hạt nhân của Mỹ hướng tới.

Vấn đề quan trọng nhất đối với chính quyền Washington là yêu cầu đưa Mỹ quay trở lại vị thế lãnh đạo đối với những thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Dường như có ít nhất bốn khía cạnh của chính sách này. Thứ nhất là khôi phục Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987. Thứ hai là đảm bảo đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới với Iran vốn có tên ban đầu là Chương trình hành động chung toàn diện (JCPOA).

Thứ ba là gia hạn và mở rộng Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (START) năm 2010. Thứ tư là đơn phương cắt giảm lực lượng hạt nhân của Mỹ xuống còn 1.000 đầu đạn hoặc ít hơn.

Mỹ cho rằng Nga đã vi phạm hiệp ước INF và do đó không thể tiếp tục tuân thủ hiệp ước, mà chỉ có một bên tham gia là Washington. Tương tự như vậy với thỏa thuận hạt nhân Iran. Một số phân tích của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế giải thích rằng Iran không bao giờ tuân thủ đầy đủ các điều khoản của JCPOA năm 2015, đặc biệt là Tehran đã không tiết lộ các hoạt động công nghệ vũ khí hạt nhân trước đây của mình cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Vì vậy, mặc dù Mỹ đã đơn phương rút khỏi JCPOA, song điều đó không phải là kết quả của bất kỳ sự thù địch nào đối với các thỏa thuận kiểm soát vũ khí. Washington làm như vậy là vì thỏa thuận hạt nhân này đã không ngăn cản được Iran củng cố năng lực hạt nhân của họ.

Đối với Hiệp ước START mới, chính quyền cựu Tổng thống Trump đã tuân thủ thỏa thuận này và hiện chính quyền Tổng thống Biden đã gia hạn hiệp ước này thêm 5 năm.

Vì vậy, những vấn đề nào của Hiệp ước START mới cần được cải thiện là điều chưa rõ ràng. Washington đã và vẫn tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản của mình, mặc dù Nga vẫn đang phát triển và sản xuất từ 3-5 năm hệ thống hạt nhân chiến lược mà có thể không bị giới hạn theo hiệp ước này.

Tin liên quan
Đề xuất chi khủng cho quốc phòng, Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu tham vọng Đề xuất chi khủng cho quốc phòng, Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu tham vọng '3 nhất'

Một nhiệm vụ không dễ dàng

Rõ ràng, Washington đang tìm cách “dẫn dắt” thế giới hướng đến một cơ chế kiểm soát vũ khí hạt nhân trong tương lai, song vẫn chưa rõ Mỹ dự định thực hiện nỗ lực này như thế nào.

Làm thế nào Mỹ có thể khôi phục INF mà không có sự tuân thủ của Nga? Làm thế nào để Quốc hội Mỹ thông qua một thỏa thuận hạt nhân mới hoặc sửa đổi với Iran?

Nếu Mỹ đang tìm cách đạt được một thỏa thuận vũ khí hạt nhân mới với Nga hoặc thậm chí với Trung Quốc, thì một số câu hỏi và mối quan tâm của Quốc hội Mỹ cần phải được giải đáp từ trước.

Thật vậy, bất kỳ thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược mới nào cũng cần phải tính đến tất cả vũ khí hạt nhân của Nga, bao gồm hàng nghìn hệ thống hạt nhân chiến thuật và việc Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình một cách đáng quan ngại.

Mặc dù Mỹ đang tìm cách dẫn đầu trong vấn đề “kiểm soát vũ khí”, song Washington cũng đồng thời đưa ra một ngân sách năm tài chính 2023 mà trên thực tế vẫn giữ nguyên phần lớn ngân sách cho kế hoạch hiện đại hóa răn đe hạt nhân mà hai chính quyền trước đó đã đề xuất. Đây cũng là chương trình hiện đại hóa mà Quốc hội Mỹ đã hoàn toàn ủng hộ kể từ năm 2010.

Nga và Trung Quốc có thể chấp nhận những nhượng bộ đơn phương mà Mỹ đưa ra mà không chịu đưa ra bất kỳ nhượng bộ nào đối với Washington.

Tuy nhiên, những đồng minh của Mỹ, đặc biệt trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và ở Tây Thái Bình Dương, có thể thấy các biện pháp đơn phương này của Mỹ là đáng quan ngại nếu Washington triển khai những biện pháp này mà không tính đến những tác động đối với khả năng răn đe hạt nhân mở rộng của Mỹ. Ví dụ, việc chính quyền Mỹ xem xét áp dụng học thuyết hạt nhân “không sử dụng trước tiên” đã khiến các đồng minh của họ lo ngại.

Khi tập trung vào vai trò dẫn đầu trong "kiểm soát vũ khí", chính quyền Biden có thể có những bước đi khôn ngoan để nắm bắt chính xác những hệ thống vũ khí của Nga vốn không tuân thủ các hiệp ước đã ký với Mỹ và toàn bộ kho vũ khí ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Nếu Washington có thể thực hiện thành công những bước đi này, Mỹ có thể cải thiện đáng kể năng lực an ninh của mình.

Tuy nhiên, khi xét đến việc Trung Quốc từ chối tham gia các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân trừ khi Mỹ và Nga trước hết phải cắt giảm kho dự trữ hạt nhân của mình xuống mức ngang với kho vũ khí hiện tại của Trung Quốc, thì có thể thấy Bắc Kinh không mấy quan tâm đến nỗ lực kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Mỹ vạch mục tiêu trong chuyến công du châu Âu của Tổng thống Joe Biden

Mỹ vạch mục tiêu trong chuyến công du châu Âu của Tổng thống Joe Biden

Ngày 22/3, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã nêu một số điểm chính trong chuyến công du sắp diễn ra của ...

Giữa xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị công du châu Âu

Giữa xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden chuẩn bị công du châu Âu

Ngày 15/3, Nhà Trắng xác nhận, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công du châu Âu để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Tổ ...

(theo National Interest)

Đọc thêm

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024

Top 9 mẫu ô tô Subaru bán chạy nhất tại Mỹ năm 2024 dẫn đầu là Crosstrek với doanh số bán ra đạt 181.811 chiếc, tăng 14,2% so với năm ...
Quảng Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2025

Quảng Nam đặt mục tiêu đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số năm 2025

UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025, đặt ra 24 mục tiêu, trong đó: 19 mục tiêu đã hoàn thành; 24 mục tiêu thực ...
'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

Đức cho rằng, mức chi 5%GDP cho quốc phòng mà ông Trump đang yêu cầu ở các nước thành viên NATO là rất lớn.
Phim 'Chị dâu' cán mốc 100 tỷ doanh thu bán vé sau 3 tuần công chiếu

Phim 'Chị dâu' cán mốc 100 tỷ doanh thu bán vé sau 3 tuần công chiếu

'Chị dâu' - bộ phim Việt với sự xuất hiện của người mẫu Ngọc Trinh, diễn viên Việt Hương gia nhập câu lạc bộ doanh thu trăm tỷ sau 3 ...
Khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam

Khởi công công trình Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam

Công viên Hữu nghị Lào-Việt Nam, biểu tượng của tình cảm đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, có diện tích hơn 30.000m2 nằm ở huyện Xaythany, Vientiane.
Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Ngày 9/1, ít nhất 28 binh sĩ thiệt mạng trong một cuộc tấn công tại miền Bắc Benin.
'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

'Anh cả' châu Âu phản pháo đòi hỏi của ông Trump với NATO song thừa nhận phải làm một điều

Đức cho rằng, mức chi 5%GDP cho quốc phòng mà ông Trump đang yêu cầu ở các nước thành viên NATO là rất lớn.
Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Miền Bắc Benin chìm trong bạo lực, IS và Al-Qaeda bị gọi tên

Ngày 9/1, ít nhất 28 binh sĩ thiệt mạng trong một cuộc tấn công tại miền Bắc Benin.
Malaysia kích hoạt 'vũ khí' AI bảo vệ an ninh hàng hải

Malaysia kích hoạt 'vũ khí' AI bảo vệ an ninh hàng hải

Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia trở thành một trong những cơ quan của Bộ Nội vụ Malaysia tiên phong sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo.
Phản ứng của cộng đồng quốc tế với tân Tổng thống Lebanon

Phản ứng của cộng đồng quốc tế với tân Tổng thống Lebanon

Các nhà lãnh đạo quốc tế đã gửi lời chúc mừng tới Tổng thống mới của Lebanon.
Một quốc gia EU 'dọa' trừng phạt Ukraine vì triệt đường mua bán khí Nga, Mỹ cùng loạt nước rót viện trợ cho Kiev

Một quốc gia EU 'dọa' trừng phạt Ukraine vì triệt đường mua bán khí Nga, Mỹ cùng loạt nước rót viện trợ cho Kiev

Slovakia, thành viên thuộc cả EU và NATO, tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp đáp trả Ukraine về việc ngừng trung chuyển khí đốt Nga.
Ông Trump muốn mua Greenland: Vì Nga đang cố thành 'vua' Bắc Cực? Đan Mạch thừa nhận lơ là, Thủ tướng hành động khẩn

Ông Trump muốn mua Greenland: Vì Nga đang cố thành 'vua' Bắc Cực? Đan Mạch thừa nhận lơ là, Thủ tướng hành động khẩn

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố ý định mua lại hòn đảo tự chủ Greenland của vương quốc Đan Mạch.
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động