Tranh luận. Lãnh đạo nữ trong chính trị và ngoại giao: Nên hay không?

Vân Hà
Dù phụ nữ đã đạt được nhiều tiến bộ trong cuộc chiến bình đẳng giới, nhưng số lãnh đạo nữ trong ngành chính trị và ngoại giao vẫn còn ở mức thấp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi tiếp đón Nữ hoàng Anh Elizabeth vào năm 1983. (Nguồn: Getty)
Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi tiếp đón Nữ hoàng Anh Elizabeth vào năm 1983. (Nguồn: Getty)

Vào năm 2021, chỉ có 22 quốc gia có nguyên thủ là nữ. Phụ nữ chỉ chiếm 21,6% số đại sứ ở 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hơn nữa, chỉ 13 quốc gia có nội các bình đẳng giới và chỉ 3 quốc gia có cơ quan lập pháp bình đẳng giới (phụ nữ chiếm từ 50% số ghế).

Trong khi đó, thế giới có đến 193 quốc gia. Bởi vậy, bình đẳng giới nhìn chung vẫn là một mục tiêu xa vời.

Việc có nhiều phụ nữ nắm giữ các vị trí lãnh đạo liệu có tạo ra sự khác biệt?

Câu trả lời là điều này tạo ra một sự khác biệt rất lớn và rất tích cực.

Chẳng hạn như việc xử lý đại dịch Covid-19. Một phân tích do Trung tâm nghiên cứu Chính sách kinh tế và Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố cho thấy Covid-19 được kiểm soát “hiệu quả hơn một cách có hệ thống” ở các quốc gia do phụ nữ lãnh đạo như Thủ tướng Angela Merkel của Đức, Thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand, Thủ tướng Mette Frederiksen của Đan Mạch và Thủ tướng Sanna Marin của Phần Lan.

Gia tăng sự ổn định chính trị

Lãnh đạo nữ thậm chí còn có khả năng làm tăng sự ổn định chính trị và thúc đẩy hòa bình. Một số nghiên cứu cho thấy, khi có nhiều phụ nữ tham gia chính phủ, khả năng xảy ra xung đột giảm đi đáng kể. Một phân tích về 182 hiệp định hòa bình đã ký từ năm 1989 đến năm 2011 cho thấy những hiệp định này có khả năng duy trì lâu hơn 35% khi phụ nữ góp phần vào quá trình đàm phán và hòa giải.

Đưa phụ nữ tham gia các quyết định chính trị làm giảm khả năng xảy ra xung đột, tham nhũng, bất ổn, khủng bố và bạo lực tình dục.

Mặc dù vậy, phụ nữ thường xuyên bị loại khỏi các cuộc đàm phán hòa bình. Liên hợp quốc ước tính chỉ 2,4% hòa giải viên và 9% các nhà đàm phán là nữ. Đây là một sự bất công và một cơ hội cho hoà bình có thể bị lãng phí.

Tất nhiên, phe phản đối nhận định này có thể đặt ra những câu hỏi như: Chẳng phải bà Margaret Thatcher đã phát động cuộc chiến Falklands để tái đắc cử đó sao? Chẳng phải bà Indira Gandhi đã cản trở nền dân chủ bằng cách áp đặt tình trạng khẩn cấp ở Ấn Độ? Người đoạt giải Nobel Hòa bình – bà Aung San Suu Kyi không hề có động thái nào trước nạn diệt chủng người Rohingya thì sao?

Những câu hỏi này không thể phủ nhận lập luận nêu trên; thay vào đó, nhắc nhở chúng ta rằng, mỗi nữ lãnh đạo đều có khuyết điểm trong sự nghiệp. Thực tế là hàng trăm lãnh đạo nam đã làm những điều còn tệ hơn nhiều.

Ngoài ra, còn có lập luận về “chế độ nhân tài” cho rằng điều quan trọng đối với một nhà lãnh đạo không phải là giới tính mà là bằng cấp và kinh nghiệm.

Lập luận này thực tế ủng hộ quan điểm nên có nhiều phụ nữ nắm vai trò lãnh đạo hơn. Nếu giới tính không quan trọng, chắc chắn phụ nữ có thêm động lực để đảm nhận các vai trò lãnh đạo trong chính trị và ngoại giao. Rõ ràng, lập luận "chế độ nhân tài" là không có giá trị.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra tuyên bố về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, vào ngày 9/11/2020 tại Berlin. (Nguồn: AFP)
Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra tuyên bố về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, vào ngày 9/11/2020 tại Berlin. (Nguồn: AFP)

Công trạng mới là quan trọng nhất

Ở các nước đang phát triển, các quyền kinh tế - xã hội của phụ nữ bị tụt hậu so với các quyền chính trị. Một số quốc gia châu Á có nhà lãnh đạo là phụ nữ được bầu một cách dân chủ.

Trên thực tế, người phụ nữ đầu tiên được bầu làm Thủ tướng trên thế giới là bà Sirimavo Bandaranaike của Ceylon (tức Sri Lanka ngày nay) vào năm 1960.

Kể từ đó, châu Á đã có nhiều lãnh đạo nữ như bà Indira Gandhi của Ấn Độ, bà Golda Meir của Israel, bà Corazon Aquino và bà Gloria Arroyo của Philippines, bà Benazir Bhutto của Pakistan, bà Khaleda Zia và bà Sheikha Hasina của Bangladesh, bà Chandrika Kumaratunga của Sri Lanka, bà Megawati Sukarnoputri của Indonesia, bà Yingluck Shinawatra của Thái Lan và bà Park Geun-hye của Hàn Quốc…

Mặc cho danh sách dài các nhà lãnh đạo nữ, nhưng tốc độ trao quyền cho phụ nữ vẫn bị hạn chế ở các quốc gia này. Về vấn đề hòa bình, chiến tranh Ấn-Pakistan năm 1971 diễn ra dưới nhiệm kỳ của Thủ tướng Indira Gandhi. Tại Sri Lanka, tổ chức vũ trang “Những con hổ giải phóng Tamil” vẫn hoạt động mạnh mẽ dưới thời của Tổng thống Chandrika Kumaratunga.

Ở Trung Đông, trong khi một phần giới lãnh đạo ủng hộ việc trao quyền cho phụ nữ, vẫn còn tâm lý xã hội phản đối phụ nữ tham gia chính trường. Trong khi khu vực này đã trao cho phụ nữ quyền bầu cử và tranh cử, một cuộc thăm dò cho thấy chỉ có 15% những người được khảo sát tin vào việc một phụ nữ sẽ đắc cử và 57% chắc chắn điều này sẽ không xảy ra.

Một nghiên cứu khác cho thấy hơn 60% phụ nữ phản đối việc phụ nữ tham gia tranh cử. Một nghiên cứu của Ủy ban các vấn đề phụ nữ của Hiệp hội Wassat Arab-Hồi giáo dân chủ cho thấy “phụ nữ vẫn chưa tin vào khả năng ứng cử vào các cơ quan công quyền của những phụ nữ khác”.

Trong khi các nước đang phát triển tồn tại nhiều lập trường trái ngược nhau về vai trò lãnh đạo của phụ nữ, thì các nước phát triển lại có rất nhiều ví dụ về các nữ quan chức ngoại giao cấp cao không phải là người theo chủ nghĩa hòa bình.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright là một phần trong kế hoạch chiến tranh của Tổng thống Bill Clinton lúc bấy giờ ở Bosnia; cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã nhiều lần biện minh cho các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, bà Hillary Clinton cũng vậy.

Gần đây nhất, nữ Phó Tổng thống đầu tiên của Mỹ, bà Kamala Harris, đã không có nhiều động thái ngoại giao trong cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ngay cả 11 nữ bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao trong Liên minh châu Âu cũng không thể ngăn cản tình trạng bất ổn trong khu vực.

Một phần lớn lý thuyết nữ quyền khẳng định rằng chiến tranh, phân biệt chủng tộc và đàn áp phát triển mạnh dưới chế độ phụ hệ. Nếu sự lãnh đạo của phụ nữ thực sự tạo ra một thế giới bình đẳng hơn, thì phải giải thích thế nào về việc phụ nữ trở thành lãnh đạo của một số đảng chính trị cánh hữu và tân phát xít? Hơn nữa, tại sao họ im lặng về việc cấm các chương trình nghiên cứu giới tính ở một số trường đại học tại châu Âu?

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, 34 tuổi, đồng thời là là Thủ tướng trẻ nhất thế giới (Nguồn: EPA)
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, sinh năm 1985, là Thủ tướng trẻ nhất thế giới (Nguồn: EPA)

Câu chuyện của Phần Lan

Nếu đây là những ví dụ từ các lĩnh vực chính trị-ngoại giao, thì đây là một ví dụ từ xã hội rộng lớn hơn. Chính phủ liên minh hiện tại của Phần Lan có 5 đảng, tất cả đều do phụ nữ trẻ lãnh đạo. Khoảng một nửa cán bộ văn phòng lập pháp và các bộ của nước này là phụ nữ.

Điều này đã đưa Phần Lan đứng thứ hai trong Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2021.

Tuy nhiên, theo Cơ sở dữ liệu toàn cầu của Liên hợp quốc về Tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ năm 2021, 23% phụ nữ Phần Lan trong độ tuổi từ 15 đến 49 đã từng bị bạo lực gia đình trong đời.

Mặc dù con số này chỉ thấp hơn ở Mỹ và Anh, nhưng lại cao hơn ở Pháp, Thụy Điển, Italy và Tây Ban Nha - những quốc gia có ít đại diện nữ hơn trong quốc hội và chính phủ.

Hơn nữa, mặc dù các nước Bắc Âu thường có chỉ số bình đẳng giới cao nhất thế giới, nam giới và phụ nữ vẫn đưa ra những lựa chọn truyền thống về giới trong giáo dục cũng như công việc.

Do đó, giới tính không nhất thiết phải là yếu tố quyết định trong ngoại giao và lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo không trở nên tốt hơn vì họ là phụ nữ, vì họ vẫn phải dựa vào tình hình trong nước và quốc tế. Sự khác biệt thuần túy về mặt sinh học và tâm lý giữa nam và nữ không có nghĩa là người này tốt hơn người kia trong vấn đề gìn giữ hòa bình.

Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao 24/6: Trao quyền cho phụ nữ vì sự phát triển bền vững

Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao 24/6: Trao quyền cho phụ nữ vì sự phát triển bền vững

Thông qua nghị quyết quy định 24/6 hằng năm là Ngày quốc tế phụ nữ trong ngành ngoại giao, Đại hội đồng Liên hợp quốc ...

Thổ Nhĩ Kỹ và chiến lược ngoại giao 'không ngủ' trong tháng lễ Ramadan

Thổ Nhĩ Kỹ và chiến lược ngoại giao 'không ngủ' trong tháng lễ Ramadan

Trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tiến hành các hoạt động ngoại giao dồn ...

Nền chính trị quốc tế và ván cờ từ vaccine Covid-19

Nền chính trị quốc tế và ván cờ từ vaccine Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã định hình lại tất cả, đặc biệt là nền chính trị quốc tế.

Xuất hiện 'nữ tướng' lãnh đạo liên minh cầm quyền Thụy Điển: Giữ thế hay sao sẽ đổi ngôi?

Xuất hiện 'nữ tướng' lãnh đạo liên minh cầm quyền Thụy Điển: Giữ thế hay sao sẽ đổi ngôi?

Ngày 4/11, Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển Magdalena Andersson được bầu làm người đứng đầu đảng Dân chủ Xã hội.

Tổng thống Nga: Phụ nữ hiện đại không nên lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình

Tổng thống Nga: Phụ nữ hiện đại không nên lựa chọn giữa sự nghiệp và gia đình

Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề mà quốc gia cũng như xã hội gặp phải. ...

(theo The National)

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Lãnh đạo Ủy ban Biên giới quốc gia thăm và chúc mừng các đơn vị Bộ Quốc phòng

Trong các ngày 20-21/12, đoàn công tác Uỷ ban Biên giới quốc gia đến thăm, chúc mừng các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Giao lưu bóng đá kết nối người Việt ở Saudi Arabia

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chương trình giao lưu bóng đá tăng cường kết nối người Việt đang sinh sống, làm việc tại Riyadh.
Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata, Nhật Bản nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Thống đốc tỉnh Niigata Hanazumi Hideyo nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có nhiều đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương

Sáng 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban ...
Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Biểu dương con đoàn viên Bộ Ngoại giao chinh phục các kỳ thi quốc gia và quốc tế

Sáng 21/12, Công đoàn Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ trao thưởng cho con đoàn viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam

Chiều 20/12, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã làm việc với Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động