Trật tự thế giới mới: Hữu nghị hay Xung đột?

Mỹ không còn chịu trách nhiệm gánh vác các cuộc khủng hoảng của thế giới. Nước nào sẽ thay? Nga, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ đang vươn lên mạnh mẽ, nhưng họ cũng đang phải cạnh tranh với Châu Âu và Mỹ giành lấy các nguồn tài nguyên đang ngày càng hạn hẹp. Chỉ có “thay đổi thông qua việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị”, chứ không phải là một sự “xung đột trong tương lai” có thể đưa chúng ta tiến về phía trước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Mỹ không còn chịu trách nhiệm gánh vác các cuộc khủng hoảng của thế giới. Nước nào sẽ thay? Nga, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ đang vươn lên mạnh mẽ, nhưng họ cũng đang phải cạnh tranh với Châu Âu và Mỹ giành lấy các nguồn tài nguyên đang ngày càng hạn hẹp. Chỉ có “thay đổi thông qua việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị”, chứ không phải là một sự “xung đột trong tương lai” có thể đưa chúng ta tiến về phía trước.

Thách thức toàn cầu

 

Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên không có cường quốc thế giới duy nhất thống trị. Địa cầu đang bị bao vây bởi các cuộc khủng hoảng – thay đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên, khủng hoảng tài chính và lương thực, phổ biến vũ khí hạt nhân và sự yếu kém của các nhà nước. Không một quốc gia nào có thể đơn phương đưa ra các giải pháp để có thể giải quyết được các vấn đề này. Thậm chí cả Liên hợp quốc cũng không thể đảm trách được trách nhiệm này. Quả thực, như Thủ tướng Anh đã từng tuyên bố hồi tháng 4 rằng, các tổ chức quốc tế được thành lập đầu Thế chiến II hiện không còn đáp ứng được các nhu cầu của thế giới hiện đại.

 

17 năm trước, nhà báo Mỹ Charles Krauthammer đã nói về rạng đông của một kỷ nguyên mới, rằng Mỹ sẽ là điểm trung tâm của trật tự thế giới mới trong những thập kỷ tới. 5 năm trước đây, cựu ngoại trưởng Mỹ đã từng phát biểu ở Davos rằng Mỹ có quyền đề xướng các hành động quân sự đơn phương.

 

Nhưng chiến tranh Iraq đã làm tan tành giấc mơ về một kỷ nguyên “chủ nghĩa đế quốc tự do”, trong đó Mỹ tuyên truyền các giá trị và ý tưởng bằng các phương tiện cưỡng ép. Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài đã thúc đẩy quá trình dịch chuyển quyền lực nhanh hơn – từ Mỹ và châu Âu tới Ấn Độ, Trung Quốc, Nga cũng như các quốc gia vùng Vịnh.

 

Thế giới đa cực

 

Một số cuốn sách mới xuất bản ở Mỹ đã miêu tả những sự thay đổi này về mặt chính trị. Chính quyền mới của Mỹ buộc phải nghiên cứu kỹ các cuốn sách như Thế giới hậu nước Mỹ, (The Post American World) của Fareed Zakaria, Thế giới thứ hai (The Second World) của Parag Khanna, Cuộc thử nghiệm vĩ đại (The Great Experiment) của Strobe Talbott, cũng như cuốn Đối thủ (Rivals) của Bill Emmott, Chiến tranh vì sự thịnh vượng (The War for Wealth) của Steingart. Điểm chung của các tác phẩm này là các tác giả đều chấp nhận tiền đề thế giới đa cực, mặc dù các phân tích và biện minh chính sách của họ khác nhau khá nhiều. Bill Emmott, Fareed Zakaria và Gabor Steingart hình dung nước Mỹ tiếp tục phát triển và có khả năng lãnh đạo vượt Đại Tây Dương, trong khi Parag Khanna nhìn thấy một cuộc cạnh tranh đang tiềm ẩn giữa châu Âu, Trung Quốc và Mỹ để giành thiện ý của các quốc gia như Nga và Ấn Độ - những nước mà ông liệt kê vào “thế giới thứ hai”. Mặc dù có những khác biệt giữa các tác giả này, nhưng các tác giả đều có cái nhìn tinh tường về hiện thực thế giới ngày nay – không giống như những nhà tân bảo thủ, những người chịu trách nhiệm chính về chính sách đối ngoại Mỹ trong suốt 8 năm qua.

 

Tổng thống Mỹ George Bush từng phát biểu: “Chúng ta không được phép có sai lầm”. Một chính quyền Mỹ muốn tránh “sai lầm” đang sắp sửa phải tìm một chỗ đứng trong thế giới đa cực mới.

 

Trật tự thế giới mới

 

Vậy những cường quốc nào có tiếng nói quyết định trong trật tự thế giới mới này?

 

Mỹ, Nga, Trung Quốc, Brazil và EU chắc chắn nằm trong số đó. Điều thú vị là những quốc gia này đang xích lại gần nhau hơn. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã chỉ ra mối quan hệ sâu sắc giữa họ đã bắt đầu. Những điểm tương đồng khác cũng đang hé lộ. Ngoại trừ châu Âu, mỗi nước trong số này đều chứa đựng trong mình các phương diện của cái gọi là thế giới thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Chẳng hạn, ở thành phố Mumbai, người ta chứng kiến khu ổ chuột lớn nhất châu Á nằm cạnh trung tâm kinh tế phồn vinh. Lái xe dọc theo các đường phố ở Nga, bạn sẽ chứng kiến những cảnh giàu có đến kinh ngạc cho đến cảnh nghèo đói cùng cực. Thậm chí ở Mỹ, quốc gia giàu nhất thế giới, một bộ phận dân số phải vật lộn kiếm sống hàng ngày.

 

Các quốc gia này không phải là kẻ thù của một quốc gia khác, họ cũng không phải là bạn bè; họ là “bạn thù” (frenemies), là những đối thủ cạnh tranh trong một thế giới khan hiếm tài nguyên. Những quốc gia này đảm bảo với những người dân rằng họ có thể định hình một trật tự thế giới mới và đưa đến một tương lai thịnh vượng cho họ. Tuy nhiên, tầm nhìn về tương lai của mỗi quốc gia lại khác nhau.

 

Không phải tất cả các “bạn thù” đều là những nền dân chủ trong cảm thức của phương Tây. Sự thành công của Singapore và Trung Quốc, cũng như các quốc gia vùng Vịnh chứng minh rằng các quốc gia không cần thiết phải dân chủ (theo cách đánh giá của phương Tây), họ cũng có thể đảm bảo được mức sống cao cho người dân.

 

Ngân hàng Deutsche, vừa thành lập một diễn đàn quốc tế mang tên Dự báo nhằm phân tích và so sánh tầm nhìn tương lai của các cường quốc thế giới hiện thời và các cường quốc đang xuất hiện. Thông qua các tranh luận, dự án này mong muốn tìm ra các yếu tố cho một tương lai chung. Nhưng mục đích chính của các cuộc hội thảo được tổ chức của diễn đàn này đều mong muốn nhìn nhận thế giới qua nhiều khía cạnh khác nhau chứ không chỉ đơn thuần qua lăng kính phương Đông hay phương Tây.

 

Những liên minh mới được thành lập, trong đó các quốc gia này chống lại các quốc gia khác sẽ không có khả năng giải quyết các thách thức của thế kỷ 21. Những dạng thức mới của hợp tác, tham vấn và sự thỏa hiệp quốc tế sẽ phải đóng vai trò trung tâm trong thế giới đa cực. Thật vô lý khi Italy thuộc G-8 mà không phải là Trung Quốc hay Brazil. Và tại sao Hội đồng Bảo an lại “bỏ sót” Ấn Độ, Brazil, EU trong khi Pháp, Anh là những thành viên thường trực?

 

Nhu cầu cần thiết có những dạng thức mới về quản lý quốc tế: trong một thế giới với những nguồn lực đang cạn kiệt và khí hậu biến đổi, các quốc gia phải nỗ lực theo đuổi các mục đích của mình nhằm đạt được các lợi ích ngắn hạn. Các thách thức này buộc phải hình thành một cơ cấu tổ chức quốc tế mới và cân bằng các lợi ích. Chỉ có việc “thay đổi thông qua việc thiết lập lại các mối quan hệ hữu nghị” chứ không phải là một sự “xung đột trong tương lai” có thể đưa chúng ta tiến về phía trước.

 

Thảo Vân(Tổng hợp từ Spiegel)

 

 

 

 

Đọc thêm

Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Ngôi sao Lionel Messi đã có 5 pha kiến tạo và một bàn thắng giúp CLB Inter Miami giành chiến thắng 6-2 trước New York RB ở vòng 12 giải ...
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp minh chứng cho tinh thần vì sự hợp tác phát triển giữa hai nước, hai dân tộc.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/5/2024.
Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU

Vận động ngư dân đảo Lý Sơn chống khai thác hải sản bất hợp pháp, quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quyết tâm tuyên truyền nhằm chấm dứt hoàn toàn hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Mỹ thừa nhận gói viện trợ mới không thể cản đường Nga, ‘bật mí’ một kế hoạch lớn vào năm 2025

Gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine chỉ là giải pháp ngắn hạn nhưng thể hiện rằng Washington sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ Kiev.
Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Mỹ và Trung Quốc 'đua' về đội tàu hải quân, chất lượng lấn át số lượng

Hải quân Mỹ hiện là lực lượng lớn thứ hai trên thế giới, sau đối thủ Trung Quốc, tuy vậy vẫn luôn có chất lượng hàng đầu.
Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp, hàng loạt hệ lụy kéo dài

Số trẻ em Nhật Bản giảm năm thứ 43 liên tiếp, hàng loạt hệ lụy kéo dài

Tỷ lệ sinh chạm mức thấp thất, già hóa dân số báo động, Nhật Bản đang phải đứng trước hàng loạt thách thức về kinh tế, an sinh xã hội.
Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Đức tố cáo hàng loạt cuộc tấn công vào các chính trị gia gợi lại 'kỷ nguyên đen tối nhất' trong lịch sử

Thủ tướng Đức và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu hôm 4/5 tố cáo một loạt vụ tấn công nhằm vào các chính trị gia ở Đức.
Thủ tướng Nhật Bản không có kế hoạch giải tán Quốc hội sau thất bại trong cuộc bầu cử phụ

Thủ tướng Nhật Bản không có kế hoạch giải tán Quốc hội sau thất bại trong cuộc bầu cử phụ

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio không có kế hoạch giải tán Quốc hội, một tuần sau khi Đảng Dân chủ Tự do mất ba ghế trong cuộc bầu cử bổ sung tại Hạ viện.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Phiên bản di động