Triều Tiên phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3: Không chỉ là bước tiến vượt bậc về công nghệ

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng tên lửa đưa vệ tinh quan sát Trái đất Kwangmyongsong-3 lên quỹ đạo trong vòng từ ngày 12 đến 16/4 tới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hình ảnh CHDCND Triều Tiên phóng vệ tinh Kwangmyongsong-2 năm 2009.

Những ngày gần đây, truyền thông thế giới “nóng” với việc CHDCND Triều Tiên sẽ phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 lên quỹ đạo vào tháng 4 tới. Mặc dù Bình Nhưỡng khẳng định lần phóng vệ tinh này là vì mục tiêu hòa bình và đơn thuần vì mục đích khoa học, song Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc lại cho rằng đây là một cách ngụy trang của Triều Tiên để phát triển chương trình vũ khí hạt nhân.

Chỉ đơn thuần là khoa học

Theo Ủy ban Công nghệ Vũ trụ Triều Tiên (KCST), vệ tinh Kwangmyongsong-3 là vệ tinh quan sát quỹ đạo Trái đất, thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học Triều Tiên. Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, với chính sách phát triển và tận dụng hòa bình không gian vũ trụ và trên cơ sở 2 lần phóng thành công vệ tinh thử nghiệm, Triều Tiên đã triển khai công tác nghiên cứu Kwangmyongsong-3. Trong quá trình này, Triều Tiên đã thu được bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, đặt nền tảng vững chắc cho việc phóng và ứng dụng vệ tinh.

KCNA cũng dẫn lời phát ngôn viên Ủy ban KCST cho biết, “vệ tinh Kwangmyongsong-3 sẽ được phóng về phía Nam từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Sohae đặt tại huyện Cholsan thuộc tỉnh Bắc Phyongan trong thời gian từ 12-16/4 bằng tên lửa đẩy Unha-3”. Ủy ban này cũng nêu rõ, Triều Tiên đã lựa chọn một qũy đạo bay an toàn để các mảnh vỡ do tên lửa đẩy Unha-3 tạo ra trong quá trình phóng không ảnh hưởng tới các nước láng giềng. Triều Tiên cũng khẳng định sẽ “nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định quốc tế và sử dụng các vệ tinh KHCN vì mục đích hòa bình, đảm bảo minh bạch tối đa, qua đó góp phần thúc đẩy niềm tin của cộng đồng quốc tế và hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học vũ trụ cũng như phóng vệ tinh”. KCNA cũng nhấn mạnh hai vụ phóng thử vệ tinh trước đó của Bình Nhưỡng đều tuân thủ chặt chẽ các quy định và thông lệ quốc tế.

Trong lời công bố, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay: “CHDCND Triều Tiên đang đi vào giai đoạn hoạt động chính thức cho công tác chuẩn bị phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3. Đây là kết quả của sự nỗ lực và hoàn thiện công nghệ trong nước. Vệ tinh này là yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế đất nước. Bản chất của kế hoạch này hoàn toàn là hòa bình và minh bạch, Triều Tiên đã mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm của các tổ chức phát triển không gian và các phương tiện truyền thông trên thế giới chứng kiến quá trình khởi động”.

Sẵn sàng lên bệ phóng

Không chỉ phía Triều Tiên tuyên bố đã hoàn tất và đang bước vào giai đoạn hoạt động chính thức, mà hãng tin Kyodo của Nhật cũng dẫn các nguồn tin ngoại giao trong khu vực cho biết, Triều Tiên đã vận chuyển một vật thể được cho là thành phần chính của một tên lửa đạn đạo tầm xa đến cơ sở phóng tên lửa ở phía Tây Bắc nước này. Theo các nguồn tin trên, dựa trên cơ sở phân tích những bức ảnh chụp được từ vệ tinh do thám, nhiều khả năng vật được đưa tới cơ sở phóng chính là “tên lửa đẩy” sẽ được Bình Nhưỡng sử dụng trong kế hoạch phóng vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào 12-16/4 tới. “Tên lửa đẩy” nói trên được vận chuyển bằng tàu hỏa đến điểm phóng ở khu vực Tongchang-ri thuộc huyện Cholsan, tỉnh Bắc Phyongan. Địa điểm này nằm cách biên giới Trung Quốc khoảng 50km. Các nhà phân tích miêu tả đó là một địa điểm phóng mới, hiện đại hơn, cho phép Triều Tiên phóng tên lửa từ bờ biển phía Tây để tránh bay qua các nước khác.

Tuy nhiên, “tên lửa” chưa được đặt lên bệ phóng và công tác lắp ráp dường như vẫn còn tiếp tục. Tên lửa Unha-3 sắp được phóng lên của Triều Tiên là phiên bản được nâng cấp từ tên lửa Unha-2, có tầm bắn lên tới 4.000 km.

Các bên nghĩ gì?

Việc phóng vệ tinh không còn là chuyện lạ, tuy nhiên, theo một số nhà quan sát quốc tế, quyết định được đưa ra vào thời điểm này khiến nhiều người nghĩ đến một thông điệp đang được Bình Nhưỡng gửi đến liên minh Hàn - Mỹ - Nhật.

Theo AP, giới bình luận quốc tế nhận định rằng, nếu phóng vệ tinh thành công, nó không chỉ đánh dấu bước tiến vượt bậc về công nghệ chế tạo tên lửa, mà còn là sự kiện có thể xóa tan những nghi ngại, đồng thời tập trung sự đồng lòng của người dân cũng như các tầng lớp lãnh đạo sau khi Chủ tịch Kim Jong-il qua đời.

Mặt khác, cũng theo giới bình luận chính trị, việc dự định phóng vệ tinh của Triều Tiên có lẽ cũng chính là câu trả lời cho những cuộc tập trận, cùng những tuyên bố gai góc bên phía Hàn Quốc trong thời gian gần đây. Thêm nữa, nếu thành công trong đợt phóng lần này, rõ ràng Bình Nhưỡng sẽ có thêm một con bài chiến lược để mặc cả trong các cuộc đàm phán tiếp theo. Vị thế của Triều Tiên sẽ được nâng lên rất nhiều, đồng nghĩa với việc các quyền lợi, yêu sách sẽ được đẩy lên một mức cao hơn. Hơn nữa, Triều Tiên đưa ra tuyên bố phóng vệ tinh ngay sau khi tuyên bố dừng chương trình hạt nhân để đổi lấy lương thực từ Mỹ cũng cho thấy mặc dù Bình Nhưỡng có thể “xuống nước”, nhưng sẽ không có chuyện họ nhượng bộ quá nhiều.

Ngược lại, theo ông Daniel Pinkston, chuyên gia phân tích thuộc International Crisis Group, kế hoạch phóng vệ tinh của Bình Nhưỡng là một động thái khó hiểu với cộng đồng quốc tế. Nó được công bố chỉ 16 ngày sau khi Triều Tiên thông báo đồng ý ngừng các vụ thử tên lửa tầm xa, một phần trong thỏa thuận với Mỹ để đổi lấy 240.000 tấn lương thực viện trợ. Chính vì vậy mà kế hoạch này ngay lập tức vấp phải sự phản đối của một số nước, đặc biệt là Mỹ - Nhật - Hàn, những nước vốn coi chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là mối đe dọa đối với an ninh khu vực.

Mặc dù Triều Tiên khẳng định lần phóng vệ tinh này đơn thuần vì mục đích khoa học, song các nước trên đều cho rằng đây là vụ thử tên lửa quân sự trá hình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland còn lên án Bình Nhưỡng thể hiện sự “không nhất quán” với cam kết gần đây của nước này về hạn chế, ngừng các vụ thử tên lửa tầm xa. Bà đã viện dẫn các Nghị quyết 1718 và 1874 của HĐBA/LHQ, theo đó, nghiêm cấm Triều Tiên thực hiện các vụ phóng có sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều ráo riết chuẩn bị các biện pháp theo dõi đường bay của vệ tinh Triều Tiên và tuyên bố sẽ bắn hạ nếu nó “lạc đường”. Thậm chí, kế hoạch phóng tên lửa mà Triều Tiên vừa công bố sẽ diễn ra sau đúng 3 năm kể từ vụ phóng thử năm 2009, nên các nước trên còn tiên đoán: 3 năm là thời gian đủ để Triều Tiên có bước tiến mới trong chế tạo tên lửa tầm xa và có thể còn đe dọa cả nước Mỹ.

Bất chấp sự nghi ngại của một số nước, theo KCNA, việc phóng Kwangmyongsong-3 sẽ cổ vũ quân và dân Triều Tiên đoàn kết xây dựng đất nước, là cơ hội vàng để đưa việc tận dụng hòa bình kỹ thuật không gian vũ trụ của nước này bước vào giai đoạn mới. Hãng thông tấn này cũng khẳng định: “Sự phát triển và sử dụng không gian vào những mục đích hòa bình là quyền hợp pháp của một quốc gia có chủ quyền”. Tóm lại, dù ai nghĩ gì, thì Triều Tiên vẫn sẽ vững bước một khi mọi người Triều Tiên đều nghĩ như phát biểu của người dân Bình Nhưỡng này: “Sự kiện lớn này cho thấy sức mạnh của quốc gia chúng tôi. Chúng tôi có thể nói rằng Triều Tiên tự hào sánh ngang với những nước phát triển”.

Minh Minh (tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Tin thế giới 22/11: Ukraine thông tin về siêu tên lửa Nga, Lào-Trung Quốc gia tăng hợp tác quốc phòng, châu Âu chia rẽ về lệnh bắt Thủ tướng Israel

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary tuyên bố 'ngó lơ' lệnh bắt giữ quốc tế với Thủ tướng Israel

Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ngày 22/11 lên tiếng chỉ trích Tòa án hình sự quốc tế (ICC) về việc phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga đẩy nhanh tốc độ tiến quân ở Ukraine, Hạ viện vung mạnh tiền cho quốc phòng

Nga chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến nào liên quan tình hình xung đột Ukraine, dù luôn ưu tiên và đã sẵn sàng cho các biện pháp hòa bình.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un: Thế giới đang chứng kiến sự hỗn loạn và bạo lực nhất kể từ Thế chiến II

Chủ tịch Triều Tiên cho rằng, các mối quan hệ quốc tế đã vượt quá điểm bùng nổ nguy hiểm và biến thành những cuộc xung đột vô cùng thảm khốc.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động