Trump và sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ

Đến hôm nay, ứng cử viên Tổng thống Donald Trump không còn được nhìn nhận như một hiện tượng kỳ quặc trong mùa bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, mà đã trở thành chỉ dấu dẫn tới hàng loạt câu hỏi nghiên cứu trong giới quan sát chính trị nội bộ Mỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
trump va su chia re trong long nuoc my FBI: Cáo buộc ông Trump có liên hệ với Nga là vô căn cứ
trump va su chia re trong long nuoc my Tỷ phú Trump lần đầu dẫn trước bà Clinton kể từ tháng 5

Khủng hoảng nhân sự đảng Cộng hòa

Sự xuất hiện của Donald Trump và từng nấc thang chiến thắng mà ứng viên này chinh phục trong mùa bầu cử sơ bộ, dần loại bỏ khỏi đường đua những đối thủ là những chính trị gia kỳ cựu, những ứng viên được “chọn mặt gửi vàng” của đảng Cộng hòa, đã làm dấy lên không ít ngờ vực về tình cảnh túng thiếu nhân sự lãnh đạo nghiêm trọng mà đảng Cộng hòa đang lâm vào.

Những câu hỏi về tình trạng khủng hoảng nhân sự trong đảng Cộng hòa không phải là không đáng nghi ngại, khi lần lượt những cái tên sáng giá như cựu Thống đốc bang Texas Rick Perry, cựu Thống đốc bang Louisiana Bobby Jidal và ngay cả “người được chọn” - cựu Thống đốc bang Florida Jeb Bush, đều nhanh chóng bị loại khỏi cuộc đua.

Dù kinh nghiệm thực tế chính trường của Thượng nghị sỹ bang Florida Marco Rubio được xem là già dặn hơn Trump, song trong cuộc đua giành vé ứng viên của đảng, “ngôi sao đang lên” lại tỏ ra thiếu kinh nghiệm khi cố gắng “tự họa” hình ảnh một chính trị gia hoàn hảo và rồi ông bị Trump miêu tả là một Rubio "bé nhỏ” và “non trẻ” trước công chúng. Trong khi đó, Thượng nghị sỹ bang Texas Ted Cruz vốn đã không được nhiều người yêu mến thì tên tuổi lại bị chính đối thủ Donald Trump bôi nhọ bằng biệt danh “Ted dối trá”.

trump va su chia re trong long nuoc my
Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa, diễn ra trong 4 ngày 19-22/7 tại Cleveland, bang Ohio. (Nguồn: Fox)

Câu chuyện có chăng chỉ dừng ở những đồn đoán về khoảng trống lãnh đạo trong nội bộ đảng Cộng hòa, nếu như sau khi tất cả những chính trị gia dày dạn kinh nghiệm chính trường bị “một kẻ ngoại đạo” như Trump hất cẳng khỏi cuộc đua, nhóm lãnh đạo đảng ngồi lại, đưa ra một chiến lược thống nhất và được tính toán kỹ lưỡng để hỗ trợ Trump, hướng tới mục tiêu củng cố lại sự đoàn kết trong đảng.

Gạt bỏ những bất đồng và chia rẽ nội bộ sẽ là bước đi khôn ngoan của đảng Cộng hòa để chuẩn bị cho chặng đua nước rút cam go với đảng Dân chủ. Tuy nhiên, không khí trong 4 ngày diễn ra Đại hội toàn quốc đảng Cộng hòa tại nhà thi đấu Quicken Loans Arena ở thành phố Cleveland (bang Ohio) lại cho thấy hoàn cảnh ngược lại, thể hiện sự chia rẽ sâu sắc ngay trong chính nội bộ đảng này.

Thực vậy, những gì được trình diễn ở Đại hội đảng Cộng hòa cho thấy, tình trạng khủng hoảng đang diễn ra trong đảng Cộng hòa không đơn thuần trên khía cạnh thiếu hụt nhân sự lãnh đạo, mà còn là tình trạng tê liệt do những chia rẽ về quan điểm chính trị và giá trị truyền thống mà đảng này đại diện, cũng như những bất đồng về đường hướng lãnh đạo nước Mỹ trong tương lai.

Sự chia rẽ trong đảng Cộng hòa không còn diễn ra âm thầm giữa những thành viên trong nhóm tinh hoa lãnh đạo đảng. Giờ đây, với việc tỷ phú Trump giành được sự ủng hộ của đa số cử tri của đảng bất chấp mọi nỗ lực cản phá của nhóm lãnh đạo truyền thống, sự chia rẽ trong đảng đã bộc lộ rõ nét hơn, đó là sự bất đồng giữa giới tinh hoa bảo thủ với đại đa số cử tri.

Chiến lược của Trump

Nghịch lý xảy ra khi ông Trump thu hút được sự ủng hộ của đa số cử tri phổ thông trong đảng nhưng lại làm mất lòng giới lãnh đạo truyền thống. Nguyên nhân giải thích cho thực trạng này chính là việc những quan điểm chính sách của ông Trump dường như “trái khoáy” và đi ngược hoàn toàn với quan điểm mà giới lãnh đạo đảng Cộng hòa vẫn kêu gọi.

Về kinh tế, trong khi đảng Cộng hòa vốn ủng hộ thương mại tự do thì ông Trump lại tuyên bố sẽ xóa bỏ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và thẳng thừng yêu cầu đàm phán lại Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Chính quyền Obama vừa ký kết với 11 đối tác Thái Bình Dương và vẫn đang đấu tranh để Quốc hội Mỹ sớm thông qua.

Về đối ngoại, điều khiến những “cây đa, cây đề” trong lĩnh vực này bên đảng Cộng hòa như cựu Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Richard Armitage hay cựu quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz “muộn phiền” về tỷ phú Trump chính là thái độ "ngưỡng mộ thái quá" của ông dành cho Tổng thống Nga Vladimir Putin và xu hướng gần gũi Nga, trong khi có những phát biểu rời xa các đồng minh truyền thống trong NATO hay “mỏ neo” tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc...

trump va su chia re trong long nuoc my
Ông Trump được cho là có thái độ "ngưỡng mộ thái quá" đối với Tổng thống Nga V. Putin. (Nguồn: BBC)

Việc nhóm lãnh đạo truyền thống tỏ ra thờ ơ, thậm chí chỉ trích gay gắt tỷ phú Trump ở giai đoạn tranh cử, dường như đã dẫn tới tác dụng ngoài mong muốn của nhóm này: nhóm cử tri nam da trắng, thuộc tầng lớp lao động phổ thông và trình độ học vấn thấp - vốn là bộ phận tạo nên “nền tảng” của đảng Cộng hòa, trở nên quan tâm hơn tới chính trị và tham gia bỏ phiếu để thể hiện tiếng nói.

Thực vậy, đảng Cộng hòa năm nay đã lập được dấu mốc mới khi thu hút được 13,4 triệu cử tri tham gia bỏ phiếu ở vòng bầu cử sơ bộ, vượt hơn 1,2 triệu cử tri so với năm 2000 và vượt xa 9,6 triệu cử tri của năm 2008 và 10 triệu cử tri năm 2012. Điều không thể chối cãi là nhờ sức hút của tỷ phú Trump, số lượng cử tri Cộng hòa tham gia bỏ phiếu ở vòng sơ bộ năm nay đã đạt mức kỷ lục.

Lý giải về sức hút của Trump, đa số các phương tiện truyền thông đều cho rằng, vị tỷ phú này thu hút được sự chú ý của dư luận nhờ áp dụng những chiêu trò hút khách tích lũy được từ thời gian tham gia các chương trình giải trí thực tế, mà không phải tiêu tốn lượng tài chính khổng lồ dành cho hoạt động quảng cáo hay điều tra dư luận như các ứng viên khác.

Tuy nhiên, nếu xem xét lại những phát ngôn của ông Trump và bóc tách yếu tố “bạo miệng”, “gây sốc” để thu hút sự chú ý thì có thể thấy, vị tỷ phú này đang cố gắng gửi đi thông điệp về sự thấu hiểu mối lo lắng hàng ngày của một số lượng lớn cử tri lao động phổ thông của đảng Cộng hòa, vốn luôn cảm thấy bất an trước thách thức cạnh tranh về công ăn việc làm đến từ nhóm người nhập cư có trình độ học vấn thấp. Qua đó, ông cũng muốn truyền đi quan điểm chính sách rõ ràng trên những vấn đề mà đại bộ phận cử tri phổ thông của đảng Cộng hòa quan ngại, đặc biệt là vấn đề nhập cư và thương mại ảnh hưởng tới việc làm.

“Con sóng ngầm” nguy hiểm

Khi thực trạng bất đồng giữa nhóm lãnh đạo truyền thống với đa số cử tri được bộc lộ qua hiện tượng Trump, việc ông Trump thành công hay thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng không còn mang ý nghĩa quá quan trọng và cấp bách đối với đảng Cộng hòa lúc này.

Hiện tượng này thực tế đã đặt ra cho ban lãnh đạo đảng Cộng hòa trách nhiệm phải điểu chỉnh và đổi mới để tiếp tục duy trì sự thống nhất trong đảng, hài hòa quan tâm và lợi ích giữa tầng lớp “chóp bu” với nhóm cử tri “nền tảng” của đảng, bảo đảm sự tồn vong của đảng Cộng hòa trước nguy cơ chia tách do sự khác biệt về đường hướng cần theo đuổi.

Trong khi cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn còn phải chờ 1 tuần nữa mới ngã ngũ, song hiện tượng Trump không còn đơn thuần là chỉ dấu báo hiệu sự rạn nứt trong đảng Cộng hòa mà còn là một “con sóng ngầm” về sự chia rẽ sâu sắc trong lòng nước Mỹ. “Con sóng ngầm” được hình thành từ sự bất an của nhóm cử tri da trắng, những người mang trong mình mối lo lắng không thể cạnh tranh với những người nhập cư đang ngày càng trở thành một lực lượng không nhỏ có đủ điều kiện lên tiếng và tham gia vào chính trường Mỹ.

trump va su chia re trong long nuoc my
Một người gốc Latin giương biểu ngữ ủng hộ ông Trump. (Nguồn: Politico)

Những lo lắng này không phải là thiếu cơ sở khi xuất hiện xu hướng tái phân bổ tỷ lệ sắc tộc trong cơ cấu cử tri, trong bối cảnh khoảng cách giàu nghèo và nhiều vấn đề xã hội không có tiến triển, dẫn tới tình trạng mâu thuẫn trong lòng xã hội Mỹ trở nên gay gắt hơn giữa một bên là nhóm cử tri da trắng (ủng hộ các quan điểm truyền thống, bảo thủ...) và một bên là nhóm cử tri da màu và gốc Latin (ủng hộ các quan điểm tự do, đòi hỏi bình đẳng...). Một nghiên cứu của Trung tâm Pew đã cho thấy sự chuyển dịch sắc tộc trong cơ cấu cử tri, khi nhóm cử tri da trắng giảm dần đều từ 78% (2000), 75% (2004), 73% (2008), 71% (2012) và còn 69% (2016), trong khi nhóm cử tri gốc Latin lại tăng dần từ 7% (2000) lên 12% (2016).

Nếu vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ là bà Hillary Clinton, công việc của bà trên cương vị mới chắc chắn sẽ khó khăn hơn ông chủ Nhà Trắng hiện nay trong việc xử lý vấn đề chia rẽ sắc tộc. Trong trường hợp ông Trump giành chiến thắng, đây sẽ là hiện tượng đánh dấu sự thay đổi căn bản trong nền chính trị Mỹ với những quan điểm mà ông đại diện trong suốt quãng đường chạy đua vào Nhà Trắng. Kịch bản này không chỉ là bước ngoặt đáng kể trong đường lối của đảng Cộng hòa mà còn khiến đảng Dân chủ phải suy nghĩ nghiêm túc hơn về chiến lược mà đảng này bấy lâu nay vẫn thay đổi khi chỉ tập trung vào các nhóm thiểu số (da màu, nhóm nhập cư Latin, nữ giới...) và bỏ qua nhóm lao động phổ thông da trắng.

trump va su chia re trong long nuoc my Hơn 21 triệu người Mỹ đã bầu xong tổng thống

Ước tính khoảng 21 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 tại nhiều bang khác nhau. ...

trump va su chia re trong long nuoc my Bà Clinton và ông Trump sẽ tác động thế nào đến châu Á nếu đắc cử tổng thống?

Châu Á có lẽ đang nín thở theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ bởi bất cứ ai trở thành chủ nhân tiếp ...

trump va su chia re trong long nuoc my Bầu cử Mỹ: Mọi dự đoán đều có thể sai

Còn chưa đầy 2 tuần nữa là tới ngày bầu cử Mỹ, hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến đều nghiêng về phía bà ...

NCS. Trần Huyền Trang

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2016

Đọc thêm

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay 7/5/2024. KQXSBT thứ 3

XSBT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bến Tre hôm nay - XSBT 7/5/2024. KQXSBT. ket qua xo so Ben Tre. kết quả xổ số Bến Tre ngày ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết lượt về Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup vòng 4

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/5 và sáng 8/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - PSG vs Dortmund; US Open cup - FC Dallas vs Memphis ...
Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 3 ngày 7/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 7/5/2024 từ trường quay tầng 19, số 23 Lạc Trung, Hà Nội. Vietlott Power 655 hôm nay.
XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 7/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMB 7/5. dự ...
XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5, Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay 7/5/2024. KQXSBL thứ 3

XSBL 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bạc Liêu hôm nay - XSBL 7/5/2024. KQXSBL thứ 3. ket qua xo so Bac Lieu. kết quả xổ số Bạc ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/5/2024: Tuổi Tý tài lộc ổn định

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 7/5/2024: Tuổi Tý tài lộc ổn định

Xem tử vi 7/5 - tử vi 12 con giáp hôm nay 7/5/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn cứ Israel..
Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith chuẩn bị thăm Nga

Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Nga theo lời mời của Tổng thống nước chủ nhà Vladimir Putin.
Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Tin tưởng sai lầm vào 'vũ khí' quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung đột Nga-Ukraine

Italy cho rằng, phương Tây cần nỗ lực hơn nữa để đàm phán giải pháp ngoại giao với Nga nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Xung đột ở Dải Gaza: Israel bắt đầu sơ tán người ở Rafah, Mỹ dừng chuyển một lô đạn cho đồng minh?

Israel cho rằng, hành động quân sự ở Rafah là cần thiết và quốc gia Trung Đông đang tiến hành sơ tán người dân ở thành phố miền Nam Dải Gaza này.
Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Biển Đỏ: Bất chấp việc Houthi gây rối loạn, nhiều nước tập trận hải quân chung

Lực lượng Houthi ở Yemen tiếp tục cảnh báo về các cuộc tấn công nhằm vào các tàu có liên kết với Israel ở Biển Đỏ.
Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau mở dịch vụ bay thẳng mới

Australia và Palau hợp tác mở rộng kết nối ở Thái Bình Dương với dịch vụ bay thẳng mới giữa thành phố Brisbane của Australia và thành phố Koror của Palau.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động