Trung Quốc muốn nói gì với phần còn lại của thế giới?

Ngọc Hà
Báo Indian Express (Ấn Độ) ngày 19/7 đăng bài viết của cựu Bí thư Đối ngoại Bộ Ngoại giao Ấn Độ Vijay Gokhale cho rằng, Trung Quốc tin vào sự trỗi dậy của chính họ và sự suy giảm của Mỹ là không thể tránh khỏi, và Ấn Độ cần phải lưu ý điều này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giải mã 'thông điệp' của Trung Quốc đối với phần còn lại của thế giới
Trung Quốc tin sự trỗi dậy của chính họ và sự suy giảm của Mỹ là không thể tránh khỏi, và Ấn Độ cần phải lưu ý điều này. (Nguồn: Reuters)

Ông Diêm Học Thông và Vương Tập Tư, hai trong số những nhân vật cấp cao của cộng đồng nghiên cứu chính sách đối ngoại Trung Quốc, gần đây đã đăng tải những bài viết trên tạp chí Foreign Affairs.

Không phải ngẫu nhiên, bài viết của hai nhân vật này được đăng tải để kết hợp với bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1/7.

Nhiệm vụ của họ là giải thích cho thế giới bên ngoài ý nghĩa thông điệp của ông Tập Cận Bình khi ông tuyên bố rằng "người dân Trung Quốc đã đứng lên và kỷ nguyên đau khổ bị bắt nạt đã qua đi, không bao giờ quay trở lại".

Sự đối nghịch trong quan hệ Mỹ-Trung

Mở đầu bài viết, ông Diêm Học Thông và ông Vương Tập Tư thừa nhận rằng, những thay đổi gần đây trong chính sách của Mỹ đồng nghĩa với việc quan hệ Mỹ-Trung khó có thể giảm căng thẳng hoặc cạnh tranh.

Ông Vương Tập Tư cho rằng, Mỹ phải chịu trách nhiệm về môi trường đối nghịch này.

Quan hệ Mỹ-Trung luôn xoay quanh hai ý tưởng, rằng Mỹ sẽ tôn trọng và không làm mất ổn định trật tự nội bộ của Trung Quốc, và rằng Trung Quốc sẽ không cố ý làm suy yếu trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu.

Theo ông Vương, nhận thức ngầm này hiện đang được làm sáng tỏ và người Mỹ phải chịu trách nhiệm.

Nhà hoạch định chính sách đối ngoại Vương Tập Tư muốn thế giới tin rằng, tình hình này đã xảy ra vì Mỹ đang tìm cách thay đổi chế độ.

Theo cả hai học giả, Trung Quốc không đáng trách dưới bất kỳ hình thức nào và chỉ đơn giản là đáp trả hành động khiêu khích của Mỹ. Lời khuyên của ông Vương Tập Tư cho Washington là quay trở lại sự đồng thuận ngầm trước đó.

Hai chuyên gia đều mong muốn thuyết phục độc giả và các quốc gia rằng, nếu không đúng như vậy, thì sự cạnh tranh không khoan nhượng chỉ có thể kết thúc theo một cách có hại cho Mỹ.

Nước Mỹ đang chao đảo bởi tình trạng chia rẽ chính trị nội bộ, bất bình đẳng kinh tế-xã hội, chia rẽ sắc tộc, chủng tộc và trì trệ kinh tế.

Tổng thống Mỹ tin chính phủ Trung Quốc không thực hiện một chiến dịch tấn công mạng toàn cầu, nhưng...

Tổng thống Mỹ tin chính phủ Trung Quốc không thực hiện một chiến dịch tấn công mạng toàn cầu, nhưng...

Trung Quốc ủng hộ trật tự đa cực

Trong khi đó, ông Diêm Học Thông sử dụng lập luận về “ý đồ xấu xa” của Mỹ đối với Trung Quốc để biện minh cho việc “chuyển đổi mô hình” sang một chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.

Trong hơn một thập kỷ, Trung Quốc đã tấn công thế độc tôn và "liên minh kiểu Chiến tranh Lạnh" của Mỹ.

Thách thức mới đối với Bắc Kinh là làm thế nào để được coi là nước đấu tranh cho đường lối đa cực, trong khi thực sự nỗ lực cạnh tranh vị trí độc quyền với Washington, hoặc như ông Diêm Học Thông đã khéo léo miêu tả nỗ lực này của Bắc Kinh bằng một cụm từ “một trật tự đa cực trong đó quan hệ Mỹ-Trung đóng vai trò trung tâm”.

Để biện minh cho những mục tiêu mâu thuẫn này, ông Diêm Học Thông đưa ra một số lập luận. Ông đề cập "bản sắc kép" của Trung Quốc, tuyên bố rằng không có mâu thuẫn nào giữa việc Bắc Kinh tìm kiếm vị thế đồng bá chủ toàn cầu và đồng thời tiếp tục là một "quốc gia đang phát triển", như một minh chứng cho sự liên kết địa chính trị của nước này.

Tin liên quan
Trung Quốc: Lo ngại khủng hoảng tín dụng cận kề Trung Quốc: Lo ngại khủng hoảng tín dụng cận kề

Trong trường hợp phần còn lại của thế giới vẫn còn băn khoăn về những gì Trung Quốc có thể làm khác với Mỹ, ông Diêm nói thêm rằng, Mỹ xuất khẩu hệ thống giá trị (dân chủ) như một phần của chính sách đối ngoại của mình, trong khi Trung Quốc thì không.

Theo ông, đó là bởi vì Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển với "những đặc sắc Trung Quốc", vốn ngụ ý rằng hệ thống chính trị và mô hình quản trị của Trung Quốc không thể đơn thuần được xuất khẩu sang các nước khác.

Thông điệp chính của hai học giả đối với Mỹ là hãy từ bỏ nỗ lực gây sức ép buộc Trung Quốc thay đổi hệ thống chính trị.

Điều Trung Quốc muốn "gửi gắm" với phần còn lại của thế giới là hãy quy phục vị thế quyền bá quyền của nước này.

Ở phần kết của cả hai bài luận, độc giả có thể sẽ tự hỏi tại sao Trung Quốc muốn quay trở lại đồng thuận cũ khi sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự suy giảm của Mỹ đều khó tránh khỏi.

Có phải vì Trung Quốc vẫn cần thêm vài năm chung sống hòa bình với Mỹ trước khi có đủ sức mạnh để "hất cẳng" Mỹ ra khỏi vị trí thống trị toàn cầu? Hay đó là cảm giác dễ bị tổn thương sâu sắc mà Bắc Kinh cảm nhận được bất chấp tuyên bố rằng thời gian và động lực đang đứng về phía Trung Quốc?

Hàm ý với Ấn Độ

Theo cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc Vijay Gokhale, tác giả của cuốn sách "Trò chơi dai dẳng: Cách Trung Quốc đàm phán với Ấn Độ", từ quan điểm của New Delhi, có ba điểm đáng được chú ý.

Đầu tiên, tuyên bố rằng có một sự thay đổi mô hình trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời hậu Covid-19.

Thứ hai, tuyên bố thẳng thắn của ông Diêm Học Thông rằng, Bắc Kinh coi "liên minh dựa trên vấn đề" của Mỹ, nhiều khả năng là Bộ tứ, là mối đe dọa bên ngoài nghiêm trọng nhất đối với an ninh chính trị của nước này, đồng thời là trở ngại lớn nhất đối với công cuộc phục hưng vĩ đại của Trung Quốc.

Cuối cùng là tuyên bố nói rằng, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục điều chỉnh chính sách nếu Washington tôn trọng trật tự nội bộ của Bắc Kinh và thừa nhận vị thế thống trị khu vực của Trung Quốc.

Kinh tế Đông Nam Á lao đao bởi biến thể Delta

Kinh tế Đông Nam Á lao đao bởi biến thể Delta

Đông Nam Á đang nổi lên như một chiến trường của những đợt bùng phát đại dịch Covid-19 bởi sự lây lan nhanh của biến ...

Mỹ chuyển giao các máy bay trực thăng đa chức năng MH-60R đầu tiên cho Hải quân Ấn Độ

Mỹ chuyển giao các máy bay trực thăng đa chức năng MH-60R đầu tiên cho Hải quân Ấn Độ

Hải quân Mỹ đã bàn giao 2 máy bay trực thăng đa chức năng MH-60R (MRH) đầu tiên cho Hải quân Ấn Độ để tăng ...

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

Top 3 mẫu xe sang Đức có giá dưới 1 tỷ đồng dành cho người dùng Việt

3 mẫu xe sang Đức dưới đây sẽ là lựa chọn hợp lý dành cho người dùng Việt có tài chính dưới 1 tỷ đồng, đời xe không sâu và ...
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước ...
Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Triệu hồi xe điện Ioniq 6 tại Mỹ để khắc phục lỗi

Hãng xe Hàn Quốc vừa thông báo triệu hồi xe Ioniq 6 tại thị trường Mỹ để khắc phục lỗi ở cụm Bộ truyền động bánh răng-động cơ phía sau.
‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

‘Tiếng sấm Điện Biên Phủ’ còn tươi mới

Tinh thần Điện Biên Phủ năm xưa vẫn được phát huy hôm nay trong sự nghiệp xây dựng đất nước phát triển hướng đến tương lai thịnh vượng.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/4/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 29/4. Lịch âm hôm nay 29/4/2024? Âm lịch hôm nay 29/4. Lịch vạn niên 29/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/4/2024: Tuổi Tý công việc phát triển

Xem tử vi 29/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Cảnh giác với Nga, người Latvia được yêu cầu biến tầng hầm thành nơi trú ẩn tránh không kích

Ngày 27/4, giới chức Latvia đã kêu gọi người dân tận dụng 'Ngày dọn dẹp quy mô lớn' hàng năm để biến các tầng hầm thành nơi trú ẩn trước các cuộc không kích.
Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Tổng thống Pháp Macron sẵn sàng 'mở tranh luận' về phòng thủ hạt nhân châu Âu

Ngày 27/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ sẵn sàng “mở cuộc tranh luận” về vai trò của vũ khí hạt nhân trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu.
Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Israel ‘chịu’ hoãn chiến dịch Rafah để ưu tiên một thoả thuận

Ngoại trưởng Israel Israel Katz ngày 27/4 cho biết kế hoạch tấn công Rafah có thể bị hoãn lại nếu đạt được thỏa thuận bảo đảm việc thả các con tin Israel.
Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha không từ chức.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phiên bản di động