TIN LIÊN QUAN | |
Quy chế đặc biệt giữa Đại sứ của Giáo hoàng và Người đứng đầu Cơ quan đại diện là hàm tương đương? | |
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng thông tin về năm Chủ tịch ASEAN 2020 cho Đoàn ngoại giao |
Cách hiểu thứ nhất mà ta hay nói là Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội, tại Bắc Kinh, tại Paris… Đoàn Ngoại giao ở đây là tập thể các vị Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao được bổ nhiệm bên cạnh một cách quốc gia. Trong trường hợp này, Đoàn Ngoại giao không chỉ bao gồm Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao thường trú mà cả kiêm nhiệm.
Khái niệm Đoàn Ngoại giao thường được vận dụng theo một nghĩa rộng hơn, bao gồm tất cả các nước ngoài đóng tại nước tiếp nhận. Trong trường hợp này Đoàn Ngoại giao không chỉ bao gồm Trưởng các Cơ quan đại diện mà còn gồm tất cả các cán bộ ngoại giao, các tùy viên quân sự, các đại diện và tùy viên chuyên ngành (kinh tế, văn hóa, báo chí…) và những thành viên gia đình họ.
Hiện nay, do quan hệ quốc tế phát triển, ngoài các Cơ quan đại diện ngoại giao còn có Cơ quan đại diện thường trú của nhiều Tổ chức quốc tế liên Chính phủ đặt tại nước tiếp nhận được hưởng đặc quyền ưu đãi miễn trừ tương đương như Cơ quan đại diện ngoại giao, vì vậy, ở nhiều nước khái niệm Đoàn Ngoại giao mở rộng bao gồm cả các Cơ quan đại diện của Tổ chức quốc tế nêu trên.
Theo nguyên tắc, Trưởng Đoàn Ngoại giao là vị Trưởng Cơ quan đại diện ngoại giao ở hàng cao nhất đã trình thư ủy nhiệm vào thời gian sớm nhất. Trong một số nước Công giáo, theo truyền thống Đại sứ của Giáo hoàng được công nhận là Trưởng Đoàn ngoại giao. Trong thực tế lễ tân thế giới cũng có những biệt lệ.
Chẳng hạn, Togo nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập “quan hệ hữu nghị ưu đãi đặc biệt” với Cộng hòa Liên bang Đức và Pháp (tháng 7/1984) đã quyết định Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức và Đại sứ Pháp là Trưởng và Phó trưởng Đoàn cố định của Đoàn Ngoại giao, không phụ thuộc vào thời gian họ trình Thư ủy nhiệm.
Burkina Faso quyết định Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn chỉ là những Đại sứ của các nước châu Phi thường trú tại Ouagadougou. Chỉ trừ trường hợp Trưởng đoàn và Phó trưởng đoàn vắng mặt thì mới chuyển sang Đại sứ ngoài các nước châu Phi theo thời gian trình Thư ủy nhiệm.
Cũng có trường hợp vị Đại sứ có thâm niên nhất xin được miễn làm Trưởng đoàn Ngoại giao vì Cơ quan đại diện có khó khăn về tài chính, về người giúp việc, hoặc vì quốc gia mà ông ta đại diện chưa được nhiều nước công nhận, đề phòng có phức tạp trong quan hệ với một số thành viên Đoàn Ngoại giao, hoặc vì một lý do rất đơn giản: ông ta là Đại sứ kiêm nhiệm, không có trụ sở thường trú tại nước sở tại.
Trong trường hợp đó, vị Đại sứ thâm niên nhất sẽ thương lượng với vị Đại sứ tiếp ngay sau mình về mặt thâm niên đảm nhận chức vụ Trưởng Đoàn Ngoại giao.
Còn có cách hiểu thứ hai về Đoàn Ngoại giao. Người ta cũng dùng Đoàn Ngoại giao để chỉ tập thể những cán bộ ngoại giao của một quốc gia nhất định đang hoạt động ở nước ngoài.
Với cách hiểu này, người ta nói Đoàn Ngoại giao Trung Quốc, Đoàn Ngoại giao Ấn Độ, Đoàn Ngoại giao Pháp. Ở một số nước, khi tiến hành những cuộc sắp xếp mới ở Bộ Ngoại giao, người ta cũng đồng thời tiến hành việc cơ cấu lại Đoàn Ngoại giao theo cách hiểu thứ hai.
|
Đại biện lâm thời và Đại sứ lưu động xuất hiện trong trường hợp nào?
TGVN. Trong quan hệ ngoại giao giữa các nước, ở một số trường hợp sẽ có các chức vị Đại biện lâm thời và Đại ... |
|
Quan hệ ngoại giao giữa các nước có còn áp dụng hình thức cử Đại biện?
TGVN. Công ước Vienna 1961 xếp Đại biện là cấp thứ ba trong những người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, nhưng trong thực ... |
|
Ngoại giao hiện nay có còn trao đổi cấp Công sứ nữa không?
TGVN. Công ước Vienna 1961 xếp Công sứ toàn quyền là cấp thứ hai trong những người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao nhưng ... |