Vaccine Covid-19 và nghịch lý càng dễ tiếp cận càng nhiều hoài nghi

Minh Khôi
Sự xuất hiện của các biến thể mới và sự chần chừ liên quan đến vaccine Covid-19 đã gây khó khăn cho kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế và áp dụng trở lại một số quy tắc thông thường.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2 kéo dài ít nhất 1 năm, thậm chí có thể suốt đời, và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt sau khi tiêm vaccine. (Ảnh minh họa: Reuters)
Khả năng miễn dịch Covid-19 kéo dài ít nhất 1 năm, thậm chí có thể suốt đời, và sẽ cải thiện theo thời gian, đặc biệt sau khi tiêm vaccine. (Ảnh minh họa: Reuters)

Theo tờ Financial Times, bất kỳ người dân nào đã tiêm vaccine phòng Covid-19 tại bang Ohio (Mỹ) đều có thể giành được một trong 5 giải thưởng xổ số trị giá 1 triệu USD. Trong khi đó, ở New Jersey, người dân sẽ được cung cấp các loại bia miễn phí.

Kể từ đầu năm 2021 đến nay, Mỹ đã đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Với hơn 160 triệu người được tiêm ít nhất một mũi, Mỹ đã sớm đạt được mục tiêu tiêm chủng mà Tổng thống Joe Biden đặt ra và dự định hoàn thành trước ngày 4/7.

Thế nhưng, nếu tính cả trẻ em, thì vẫn chưa đến một nửa dân số Mỹ được tiêm chủng và tốc độ tiêm chủng ở một số khu vực đã bắt đầu chậm lại. Kết quả là, các tiểu bang và doanh nghiệp đang chuyển sang các biện pháp không chính thống để khuyến khích người dân di tiêm vaccine.

Anh, một trong số những quốc gia có chương trình tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 tương đối hiệu quả, cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề tương tự. Mặc dù người dân đã bớt do dự về việc tiêm vaccine, nhưng việc tiếp nhận tại các địa phương lại không đồng đều.

Chẳng hạn, phần lớn 23 người nhập viện tại Bolton ở Tây Bắc nước Anh, nơi mà biến thể có khả năng lây nhiễm cao và được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ đang lan rộng, đủ điều kiện để tiêm chủng, nhưng mới chỉ có 5 người được tiếp nhận.

Cuối năm 2020, thông tin vaccine phòng Covid-19 có thể đạt hiệu quả hơn 90% đã mang lại hy vọng chiến thắng dịch bệnh này. Thế nhưng, trong vài tháng qua, hy vọng lớn đó đã nhường chỗ cho một thực tế phức tạp hơn. Đối với các chính phủ, sự xuất hiện của các biến thể mới và sự chần chừ liên quan đến vaccine đã gây khó khăn cho kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế và áp dụng trở lại một số quy tắc thông thường.

Khi nào đạt miễn dịch cộng đồng?

Các nhà dịch tễ học đã đặt câu hỏi: khi nào các nước mới đạt được miễn dịch cộng đồng cho dù có nguồn cung vaccine dồi dào. Miễn dịch cộng đồng là khả năng loại trừ một bệnh truyền nhiễm sau khi cộng đồng đã đạt đến ngưỡng miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc hồi phục sau khi mắc bệnh. Theo lý thuyết, sau khi cộng đồng đã vượt qua ngưỡng đó, quá trình lây lan của virus sẽ chậm lại và virus cuối cùng sẽ biến mất.

Khi đại dịch mới bùng phát, một số nhà khoa học hy vọng ngưỡng này là 60%. Theo Peter Hale, Giám đốc điều hành của Tổ chức nghiên cứu vaccine tại Washington DC (Mỹ), các cơ quan y tế Mỹ đã xác định ngưỡng này ở mức khoảng 75%, tuy rằng đây không phải là con số chính thức.

Cũng theo Hale, kết quả thử nghiệm vaccine phòng Covid-19 được bào chế theo công nghệ mRNA do BioNTech/Pfizer và Moderna phát triển cho thấy khả năng qua ngưỡng này.

Thế nhưng, do biến thể B.1.1.7, xuất hiện đầu tiên ở Anh và đang lây lan mạnh ở Mỹ, có khả năng lây nhiễm cao hơn so với các chủng phổ biến trong năm 2020, nên ngưỡng miễn dịch hiện nay có thể bị nâng lên mức gần 80%.

Khả năng lây lan của biến thể Ấn Độ, được cho là dễ lây nhiễm hơn cả những biến thể trước đó, gây khó khăn cho Anh trong việc tính toán về khả năng miễn dịch cộng đồng. Kết quả là, nếu không thể thuyết phục những người đang do dự về việc tiêm vaccine thay đổi ý định và nếu các biến thể mới của virus tiếp tục lây lan, thì nhiều quốc gia sẽ phải chật vật tìm cách dập tắt đại dịch. Hiện tại, các quốc gia vẫn có khả năng đối mặt với các đợt bùng phát mới và có thể phải áp dụng các biện pháp hạn chế mới.

Miễn trừ bản quyền - Chìa khóa mở 'nút thắt' trong sản xuất vaccine phòng Covid-19?
Thế giới hiện có nhiều loại vaccine phòng Covid-19.

Lauren Ancel Meyers, Giám đốc chương trình nghiên cứu mô hình Covid-19 của Đại học Texas (Mỹ), ước tính tỷ lệ dân số cần được tiêm phòng để đạt được khả năng miễn dịch dao động từ 60% đến 80%.

Bà nói: “Thay vì nói rằng khả năng miễn dịch cộng đồng là điều không cần phải bàn cãi, tôi sẽ nói rằng khả năng miến dịch ở hầu hết các cộng đồng, hầu hết các thành phố ở Mỹ và hầu hết các nước trên thế giới là điều khó đạt được trong tương lai gần”.

Hoạt động của virus và hành vi của con người

Các ước tính về khả năng miễn dịch cộng đồng rất khác nhau vì chúng phụ thuộc vào hai biến số không thể đoán trước: cách thức hoạt động của virus và hành vi của con người. Các nhà khoa học không biết trước mức độ lây lan của biến thể mới, cũng như số người sẽ được tiêm phòng.

Việc thực hiện tiêm chủng vaccine tạo ra nhiều biến số hơn. Ở Seychelles, virus đã bùng phát trở lại mặc dù tỉ lệ tiêm phòng ở đảo quốc này đạt mức cao. Một số nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là do Seychelles dựa vào vaccine Sinovac của hãng dược phẩm Sinopharm Trung Quốc, mà theo một số nghiên cứu chỉ đạt hiệu quả khoảng 50%.

Các nhà nghiên cứu cũng không biết rõ hiệu quả của các mũi tiêm trong việc ngăn ngừa khả năng lây nhiễm, mặc dù các nghiên cứu ban đầu cho thấy Sinovac hạn chế khả năng lây nhiễm virus ở những người được tiêm chủng. Cũng không rõ liệu loại vaccine này có hiệu quả đối với các biến thể xuất hiện trong tương lai hay không.

Các nhà khoa học hiện có xu hướng coi khả năng miễn dịch cộng đồng là một quá trình tích lũy, chứ không phải một vạch đích để vượt qua. Theo giáo sư John Edmunds thuộc Trường y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London, mức độ miễn dịch trong cộng đồng càng tăng, thì tốc độ lây lan của virus càng giảm.

Ông nói: “Cuối cùng, mức độ miễn dịch trong công đồng sẽ tăng đến mức virus sẽ không thể lây lan cho dù không có bất kỳ biện pháp hạn chế xã hội nào. Điều không may là chúng ta vẫn còn một chặng đường dài kể từ thời điểm này”.

Nếu một khu vực thực sự đã đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, thì ngay cả những ca nhiễm từ bên ngoài cũng sẽ không thể khiến virus lây lan. Jonathan Ball, giáo sư về virus tại Đại học Nottingham (Anh), đưa ra ví dụ về bệnh sởi, vốn chỉ bùng phát khi mức độ miễn dịch cộng đồng giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định.

Ông nói: “Một khi hầu hết dân số Anh đã được tiêm phòng, thì một lượng nhỏ người nhiễm bệnh sởi đến nước này hàng năm cũng sẽ không khiến dịch bệnh bùng phát”.

Giáo sư y khoa Paul Hunter tại Đại học East Anglia nhận thấy “rất nhiều người, ngay cả những người làm nghề y, đã hiểu sai về ý nghĩa của miễn dịch cộng đồng. Ông nói: “Họ nhầm lẫn khả năng giảm tỷ lệ lây nhiễm nhờ tiêm phòng với khả năng miễn dịch cộng đồng thực sự”.

Hunter thắc mắc liệu có thể đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng đối với virus SARS-CoV-2 bằng bất kỳ loại vaccine nào hiện có hay không khi mà vẫn có người do dự về việc tiêm chủng và khả năng bảo vệ của vaccine, kể cả những loại tốt nhất, có thể sẽ giảm theo thời gian.

Ông nói: “Theo tôi, việc lạm dụng thuật ngữ 'miễn dịch cộng đồng' có thể gây tổn hại vì hai lý do. Một là, một số cá nhân có thể hiểu nhầm rằng họ không cần phải tiêm chủng khi những người xung quanh họ đã được tiêm chủng. Hai là, mọi người đang sử dụng miễn dịch cộng đồng như một cái cớ để nhanh chóng nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội”.

Hiện tại, người dân ở nhiều khu vực lớn trên thế giới vẫn chưa được tiêm phòng. Vì vậy, việc cho phép đi lại giữa các khu vực có khả năng làm bùng phát các làn sóng lây nhiễm mới tại các khu vực có tỉ lệ tiêm phòng thấp.

Bà Meyers nói: “Các thành phố có thể trở thành những ổ chứa cho virus tiếp tục phát triển, và chúng ta rất có thể sẽ thấy các biến thể xuất hiện và lây lan trên toàn cầu”.

Gần 510.000 người Việt Nam đã tiêm vaccine Covid-19. (Nguồn: Báo Nhân dân)
Tiêm vaccine Covid-19 ở Việt Nam. (Nguồn: Báo Nhân dân)

Tin tưởng hay hoài nghi

Tại Mỹ, các chuyên gia y tế công cộng tin rằng các biện pháp khuyến khích như phát bia miễn phí hoặc coi việc tiêm chủng là điều kiện để tuyển dụng hoặc tuyển sinh có thể thu hút những người không quan tâm đến vaccine đi tiêm phòng.

Jennifer Reich, tác giả cuốn sách “Kêu gọi tiêm chủng: Tại sao cha mẹ từ chối vaccine?”, cho rằng vấn đề ưu tiên hàng đầu là khuyến khích những người không cố ý phản đối vaccine nhưng cũng không có động cơ đi tiêm vaccine.

Tuy nhiên, với những nhóm còn lại, việc kêu gọi còn phức tạp hơn nhiều. Có một số nhóm do dự, hoài nghi hoặc thậm chí cố tình chống lại việc tiêm chủng vaccine. Ở Mỹ, các nhóm này bao gồm những người ủng hộ cựu Tổng thống Trump – vốn hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch - và những người theo chủ nghĩa cánh tả - vốn tẩy chay bất cứ thứ gì không tự nhiên.

Tuy nhiên, tình trạng phản đối vaccine không chỉ giới hạn ở Mỹ. Kết quả của cuộc khảo sát tại 14 quốc gia do Đại học Imperial (Anh) và tổ chức thăm dò dư luận YouGov (Anh) thực hiện từ tháng 11/2020 đến tháng 2/2021 cho thấy cứ 10 người thì chỉ có khoảng 6 người sẵn sàng tiêm vaccine. Trong đó, Pháp, Singapore và Nhật Bản là những nước có tỉ lệ sẵn sàng cao nhất.

Gần đây, những lo ngại về tác dụng phụ của vaccine AstraZeneca đã gây ra khủng hoảng niềm tin. Theo YouGov, sau khi việc tiêm vaccine này bị đình chỉ vào tháng 3, số người cho rằng nó an toàn đã giảm đáng kể ở Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha.

Những thông tin gần đây về các tác dụng phụ, cho dù hiếm gặp, đã ảnh hưởng đến thái độ của người dân về việc tiêm vaccine. Alex De Figueedlyo, thành viên của một dự án nghiên cứu đang thực hiện tại Trường y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London, cho biết nhiều người không chắc chắn về việc có nên tiêm chủng hay không chủ yếu là do lo lắng về sự an toàn tổng thể và tình trạng đông máu hiếm gặp sau khi tiêm vaccine AstraZeneca.

Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng việc lựa chọn vaccine sẽ làm tăng sự tự tin. Vì vậy, việc Anh quyết định cho phép những người dưới 40 tuổi được lựa chọn vaccine sẽ thúc đẩy tốc độ tiêm chủng.

Ngay cả khi không lo ngại về các tác dụng phụ mà các nhà quản lý cho rằng phổ biến hơn ở người trẻ, nhiều người trong nhóm này vẫn do dự vì họ ít có khả năng bị bệnh nặng hơn. Bà Reich nói: “Thách thức hiện tại là chúng tôi đã vô tình thông báo cho những người trẻ tuổi rằng họ có lẽ không phải lo lắng về điều này. Nhiều người trẻ tuổi mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng và do đó có khả năng lây nhiễm cho người khác cao hơn”.

Vaccine Pfizer hiện đã được Mỹ chấp thuận để tiêm cho trẻ em trên 12 tuổi, và điều này giúp tăng tỷ lệ tiêm chủng cho người dân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nhiều bậc cha mẹ sẽ do dự vì cho rằng đây là một trò may rủi và biết rằng ngày càng ít trẻ em bị bệnh nặng khi nhiễm Covid-19. Bà Meyers nói: “Chúng ta đang sẽ phải đối mặt với cuộc chiến giữa những người lớn và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể phải đối mặt với một trận chiến lớn hơn nữa khi nói đến việc tiêm chủng cho trẻ em”.

Người dân ở các nước đang phát triển có xu hướng tin tưởng hơn vào lợi ích của việc tiêm chủng. Vì vậy, khi nhận được nhiều nguồn cung hơn, họ có thể sẽ tham gia tiêm chủng nhiều hơn.

Kết quả một cuộc khảo sát ở 149 quốc gia từ năm 2015 đến năm 2019 (trước khi đại dịch xảy ra) được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cho thấy những người được hỏi ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và nhiều nơi ở châu Á tin rằng vaccine an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, ở một số nước như Brazil, sự hoài nghi của các quan chức về vaccine đã khiến một số người dân miễn cưỡng tiêm chủng.

Theo Tiến sĩ Kate O'Brien, Giám đốc chương trình tiêm chủng, vaccine và sinh phẩm của Tổ chức y tế thế giới (WHO), một số người do dự vì các quyết định chính sách và quy định ở châu Âu. Tuy nhiên, nhìn chung, người dân ở các quốc gia nằm trong chương trình COVAX của WHO đều mong muốn có được vaccine.

Theo giáo sư Ball, người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình đều biết rõ tác hại của các bệnh truyền nhiễm. Mặc dù cuộc tranh luận về việc làm thế nào để tăng nguồn cung cho các nước đang phát triển vẫn tiếp diễn, nhưng ông đã chỉ ra thực tế trớ trêu là những người không thể tiếp cận vaccine lại là những người có nhiều mong muốn sử dụng chúng nhất.

TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Thủ tướng Phạm Minh Chính triệu tập hội nghị trực tuyến toàn quốc ‘chống dịch như chống giặc’
Cập nhật Covid-19 ngày 29/5: Núi Everest có ca đầu tiên, tin vui từ vùng Delhi ở Ấn Độ; Nga từ chối kết hợp tiêm vaccine Sputnik V và AstraZeneca
Khẩn tìm người đã đến 12 địa điểm ở Đà Lạt, nơi ca Covid-19 liên quan hội thánh từng có mặt
Covid-19 'loang' ra 33 địa phương, TP. Hồ Chí Minh kéo dài chuỗi lây nhiễm nguy hiểm
Covid-19 ở Việt Nam sáng 29/5: Thêm 87 ca mắc mới, chủ yếu tại Bắc Giang, Bắc Ninh
(Theo Financial Times)

Đọc thêm

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn ...
Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Tổng Cục Thống kê họp báo: Điểm sáng FDI quý I/2024, vốn FDI tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước

Ngày 29/3 Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2024. Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng ...
Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10: Chủ tịch Thắng tiết lộ quá khứ với con gái

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10: Chủ tịch Thắng tiết lộ quá khứ với con gái

Lỡ hẹn với ngày xanh tập 10, người lạ mặt bà Thật nhắc tới có phải là ông Thắng? Duyên và Giang có liên hệ gì không?
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Ý nghĩa Sao Thái Âm tại Cung mệnh và Cung mệnh phu thê

Trong Tử vi Đẩu số, sao Thái Âm được coi là chòm sao cát tinh, mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho người sở hữu. Vậy sao Thái Âm ...
Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu là gì? Đặc điểm người có mệnh vô chính diệu

Mệnh vô chính diệu được xem là cách cục đặc biệt trong lá số tử vi. Bởi cung Mệnh không có chính tinh tọa thủ, muốn luận giải phải nhờ ...
Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Cự tuyệt kế hoạch của Ukraine, Nga sẽ chỉ tham gia hội nghị hòa bình nếu có điều kiện này

Nếu lợi ích của Nga được tôn trọng, Moscow sẵn sàng bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên tham gia khác trong quá trình đàm phán về vấn đề Ukraine.
Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Olympic Paris 2024: Lo nguy cơ bị tấn công khủng bố, Pháp điều hàng chục nghìn quân, vẫn phải nhờ cậy thêm đồng minh

Pháp đã đề nghị các đồng minh quốc tế cử hàng nghìn nhân viên an ninh đến hỗ trợ bảo vệ Olympic Paris 2024 trước nguy cơ khủng bố.
Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga bảo vệ Triều Tiên trước động thái mới của Mỹ

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết do Mỹ đề xuất gia hạn nhiệm vụ của Nhóm chuyên gia giám sát trừng phạt Triều Tiên thêm một năm.
Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Khủng hoảng ở Haiti: LHQ nói thảm họa, Hội đồng chuyển tiếp quyết giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến ngày 22/3, số người thiệt mạng vì bạo lực ở Haiti đã là 1.554 và 826 người bị thương.
Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Đổ tại phương Tây chậm trễ, cố vấn Ukraine thừa nhận 'đình trệ' trên tiền tuyến, Tổng thống Zelensky gây sức ép lên Mỹ

Quan chức Ukraine cho hay, nước này hiện không có đủ nguồn lực để thực hiện các hành động tấn công hiệu quả nhằm làm suy yếu Nga.
Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Bầu cử Mỹ 2024: 'Tất tả' ứng phó các vụ truy tố hình sự, ông Donald Trump 'thua' Tổng thống Biden ở một điểm

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có ngân sách lớn gấp 3 lần 'túi tiền' để chạy đua trong cuộc bầu cử 2024 của ông Trump.
Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Quan hệ Pháp-Brazil: Nối lại nồng ấm

Chuyến đi của Tổng thống Pháp tới Brazil được cho là làm nồng ấm trở lại mối quan hệ băng giá dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Thông điệp nồng ấm

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Seoul lần này cũng cho thấy quan hệ đồng minh tiếp tục gắn kết chặt chẽ giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Nghi phạm khủng bố đến từ Tajikistan: Tiếng chuông cảnh tỉnh cho Nga và thế giới

Việc 4 nghi phạm vụ tấn công nhà hát ở Nga hôm 22/3 đều mang quốc tịch Tajikistan khiến sự chú ý đổ dồn về quốc gia Trung Á này.
Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga: Lý do Moscow 'lọt' tầm ngắm của IS

Vụ tấn công đẫm máu ở Nga ngày 22/3 do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện cho thấy sự thay đổi mục tiêu của tổ chức khủng bố này.
Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Tiếng nói của kinh tế châu Á

Diễn đàn châu Á Bác Ngao được đánh giá là kênh hiệu quả để trao đổi ý kiến về các vấn đề kinh tế đáng quan tâm nhất trong suốt hai thập kỷ qua.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Phiên bản di động