Kỳ 1: Khu quân sự bí mật của Mỹ

Vùng 51 & thử nghiệm tuyệt mật

Từ lâu đã có vô số những đồn đại ly kỳ xung quanh Area 51 (Vùng 51) ở bang Nevada, nước Mỹ. Mặc dù cái tên Vùng 51 không có trên bất cứ bản đồ nào, song người ta cho rằng đây là khu căn cứ thử nghiệm những thiết bị quân sự bí mật nhất nước Mỹ. Cuốn sách mới Area 51 là một minh chứng, trong đó nữ phóng viên điều tra nổi tiếng Annie Jacobsen đã tiết lộ vụ thử hạt nhân tuyệt mật từng diễn ra ở đây và cả cách cô đã khám phá sự thật thế nào.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Toàn cảnh Vùng 51 nhìn từ trên cao.

Bí ẩn từ... cái tên

Bắt đầu từ cái tên bí ẩn Vùng 51, nó không tồn tại chính thức trên bất cứ bản đồ địa chính nào của nước Mỹ, song lại “ẩn” sau hàng loạt cái tên như Red Square, Watertown Strip, Paradise Ranch, Groom Lake hay Dreamland...

Tài liệu đầu tiên sử dụng cái tên Vùng 51 là từ bộ phim do tập đoàn thiết bị quân sự Lockheed Martin sản xuất. Tuy nhiên, ngày nay, khi nói về Vùng 51, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cũng chỉ gọi nó đơn giản là một cơ sở nghiên cứu thử nghiệm bay của Không lực Hoa Kỳ - Biệt đội 3.

Nghe hợp lý vì vào mỗi buổi sáng trong tuần, ít nhất có khoảng 500 người tập trung ở cổng bảo vệ phía Tây Bắc của sân bay McCarran, Las Vegas. Tại đây, sử dụng tấm thẻ ghi chữ “Janet” kèm theo mã số của từng người, họ lên các máy bay Boeing 737. Cứ 30 phút/chuyến, những chiếc máy bay này hướng về Groom Lake.

Mặc dù chính quyền Mỹ luôn phủ nhận sự tồn tại của Vùng 51, nhưng sau hai vụ kiện của một số công nhân bị thương do những cuộc tập trận ở căn cứ này đã khiến Tổng thống Clinton năm 1995 lần đầu tiên ra sắc lệnh giữ bí mật cho Vùng 51. Tuy nhiên, cái tên Vùng 51 chỉ thực sự khiến công chúng tò mò từ khi Tổng thống Bush ra tuyên bố ngày 16/9/2003 - đưa căn cứ Groom Lake vào hồ sơ bí mật là bảo vệ “lợi ích sống còn” của quốc gia.

Càng giấu, càng tò mò

Chính vì là khu căn cứ tuyệt mật nên hiếm ai có thể tiếp cận Vùng 51. Nằm cách Las Vegas 100 dặm về phía Bắc, Vùng 51 được canh phòng chặt chẽ. Phía trên là vùng cấm bay. Toàn bộ vùng này được quét radar để đảm bảo rằng không có vật thể chuyển động nào nằm ngoài tầm kiểm soát. Bao quanh Vùng 51 là vùng sa mạc và bình nguyên rộng lớn rất dễ quan sát. Không quân Mỹ thậm chí còn trưng dụng đất công để tạo thành những “vùng trắng” nhằm tránh mọi con mắt nhòm ngó.

Mặc dù cơ sở này giáp ranh với Nellis Air Force Range, nhưng các con đường dẫn tới Vùng 51 đều "trống trơn" trên bản đồ. Bất cứ ai làm việc tại Vùng 51 đều phải ký vào bản cam kết không tiết lộ bí mật của khu vực này. Các tòa nhà tại Vùng 51 cũng rất ít cửa sổ, đảm bảo để không ai có thể quan sát được những hoạt động gần kề. Dù mọi người đều tin rằng những máy bay như U2, SR-71... đều được bay thử ở Vùng 51, song cái duy nhất mà bạn có thể thấy khi đến đây là những máy bay chiến đấu B-52 và F-15.

Thậm chí, dù giao thông từ xứ sở của giải trí và những sòng bạc nổi tiếng Las Vegas đi đến Vùng 51 rất thuận lợi, song hầu hết những người hiếu kỳ cũng chỉ có thể lái xe vào thị trấn Rachel gần đó. Do khu vực này thuộc quyền sử dụng của quân đội nên du khách khó có thể tiếp cận hoàn toàn với nó, mà chỉ có thể nhìn ngắm từ xa. Thực tế, trước đây, nếu ai muốn quan sát Vùng 51 thì vị trí tốt nhất sẽ là Đỉnh White Sides hoặc Đỉnh Freedom Ridge, nhưng sau đó Không quân Mỹ cũng trưng dụng luôn những vùng này. Vị trí quan sát duy nhất ngày nay là Đỉnh Tikaboo, nhưng nơi này cũng cách xa Vùng 51 tới 26 dặm.

Do luôn được giữ trong sự bí mật, Vùng 51 càng kích thích tính hiếu kỳ của dân chúng. Ban đầu họ chỉ cho rằng đây là khu căn cứ quân sự tuyệt mật của Mỹ, chuyên nghiên cứu, phát triển các loại máy bay hay tàu vũ trụ bí mật. Nhưng rồi, khi một công nhân ở Nevada thề rằng anh ta đã nhìn thấy một đĩa bay, lập tức lời đồn đoán lại xoay sang cho rằng căn cứ này đang nghiên cứu cả người ngoài hành tinh… Thậm chí, cái tên Vùng 51 giờ đã trở thành một khái niệm rất văn hoá. Nó xuất hiện từ trong các trò chơi điện tử cho tới những chương trình tin tức nghiêm túc như "60 phút" của đài truyền hình CBS News. Chưa kể còn có hẳn một nơi mang tên "Trung tâm nghiên cứu vùng 51" nằm ở thị trấn Rachel gần đó. Nơi này có cả báo chí lẫn nhà hàng phục vụ các đối tượng thích tìm hiểu các vật thể lạ ngoài hành tinh.

Vùng 51 thực tế là gì?

Khu vực đặc biệt này dường như là một căn cứ thử nghiệm bí mật của quân đội Hoa Kỳ. Số là cuối năm 1955, tập đoàn thiết bị quân sự Lockheed chế tạo thành công chiếc máy bay do thám U-2. CIA đã giao cho nhà thiết kế máy bay U-2 Kelly Johnson nhiệm vụ phải chọn và xây dựng một vùng thử nghiệm bay an toàn. Vào tháng 3/1955, Johnson đã chọn Groom Lake ở Nevada và ông gọi nơi đây là Paradise Ranch (Trang trại Thiên đường), trên thực tế nó có tên chính thức là Watertown Strip. Vào tháng 6/1958, nó được Ủy ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ gọi với mật danh "Vùng 51". Kể từ đó, Groom Lake trở thành nơi thử nghiệm những máy bay tối tân nhất thế giới như U-2, SR-71 Blackbird, F-117, máy bay tự động tốc độ cao và thậm chí cả tàu vũ trụ.

Năm 1975, hàng loạt cuộc tập trận của đội bay Red Flag diễn ra ở Groom Lake, lúc bấy giờ có tên Red Square. Những cuộc tập trận này làm cho an ninh của Groom Lake càng được thắt chặt và cái tên Vùng 51 cũng được báo chí nhắc đến nhiều hơn.

Tầm quan trọng của căn cứ này càng được nâng cao hơn khi năm 1989, ông Bob Lazar xuất hiện trên đài truyền hình Las Vegas nói rằng ông ta từng được nhận vào làm việc tại Vùng 51 với công việc là phụ trách kỹ thuật cho các đĩa bay ngoài hành tinh. Theo lời ông, 9 trong số các đĩa bay này đã bay từ một thiết bị công nghệ cao mang tên S-4 ở Papoose Lake, cách Groom Lake 10 dặm về phía Tây Nam. Cứ theo lời ông thì ở Groom Lake người ta đang cho thử hệ thống đẩy phản lực. Điều này chứng tỏ Mỹ đang sở hữu một công nghệ hiện đại chưa từng có, cần phải giữ bí mật tuyệt đối.

Và mới nhất, trong cuốn sách Area 51: An Uncensored History of America's Top Secret Military Base (tạm dịch Vùng 51: Một lịch sử không được kiểm duyệt của Căn cứ Quân sự tuyệt mật của Mỹ) của phóng viên điều tra Annie Jacobsen, lần đầu tiên người ta biết đến vụ thử bom hạt nhân năm 1957 của Bộ Quốc phòng Mỹ tại Vùng 51 - loại bom có thể phát ra thảm họa phóng xạ mà cả thế giới chưa từng chứng kiến.

Hoàng Minh (Theo The Daily Beast, abovetopsecret.com)

Kỳ 2: Tiết lộ vụ thử hạt nhân tuyệt mật ở Vùng 51

Đọc thêm

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 24/12/2024: Tuổi Mùi đầu tư quyết đoán

Xem tử vi 24/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 24/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 24/12/2024, Lịch vạn niên ngày 24 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 24/12. Lịch âm 24/12/2024? Âm lịch hôm nay 24/12. Lịch vạn niên 24/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 24/12/2024: Nhân Mã đừng quá ghen tuông

Tử vi hôm nay 24/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Phục hồi và bảo tồn Pháp Lam Huế

Pháp Lam Huế - một loại hình nghệ thuật trang trí đặc sắc là một di sản có giá trị đặc biệt, không thua kém bất kỳ di sản nào ...
Đối ngoại trong tuần: Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024; Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào

Đối ngoại trong tuần: Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024; Tham vấn chính trị cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Lào

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 16-23/12.
Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024: Nhu cầu thế giới ảm đạm tác động tới thị trường trong nước, kỳ vọng từ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 24/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Tin thế giới 23/12: Vụ nổ rung chuyển ở Nga, một nước EU cảnh báo các đồng minh hậu quả vì 'ảo tưởng' về Ukraine, Panama đáp trả ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Ba nước Sahel đồng lòng 'dứt áo ra đi' khỏi ECOWAS, đặt quân đội ở mức báo động tối đa

Mali, Niger và Burkina Faso bác thời hạn do ECOWAS đưa ra để 3 quốc gia Sahel thay đổi quyết định trước khi chính thức rút lui khỏi tổ chức này.
Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ

Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước này.
Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Tình hình Syria: Nga tính rút quân hoàn toàn? Chính quyền lâm thời nắm toàn bộ quân đội, gọi một nước là 'bạn'

Nga đang giảm sự hiện diện quân sự ở Syria đồng thời chuyển thiết bị quân sự tới Libya, Mali và Sudan.
New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand bác bỏ kế hoạch cấp hộ chiếu riêng của Quần đảo Cook

New Zealand đã bác bỏ đề xuất của Quần đảo Cook về việc cho phép quốc gia này tạo ra hộ chiếu và quyền công dân riêng.
Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Nga tung 'át chủ bài' tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung

Ngày 22/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu thử nghiệm chiến đấu hệ thống tên lửa Oreshnik mới nhất.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động