Xung đột Nga-Ukraine: ‘Quyền tự vệ’ của Nga và vai trò của Liên hợp quốc

ThS Trần Hữu Duy Minh
Giảng viên Khoa Luật pháp Quốc tế, Học viện Ngoại giao
Nga đã viện dẫn quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc để triển khai ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ ở Ukraine. Liệu cách diễn giải này có chính xác?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong bài phát biểu ngày 24/2 khởi động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin có nhắc đến quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc như là một căn cứ cho hành động quân sự này.

Vậy quyền tự vệ được quy định như thế nào trong luật quốc tế nói chung và Hiến chương Liên hợp quốc?

Xung đột Nga-Ukraine: Nga xác nhận tấn công 74 mục tiêu quân sự, Tổng thống Putin nói 'không còn lựa chọn'. (Nguồn: AFP)
Tổng thống Nga Vladimir Putin viện dẫn quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc để triển khai ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ ở Ukraine. (Nguồn: AFP)

Khi nào được sử dụng vũ lực để tự vệ?

Cấm đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, được ghi nhận tại Điều 2(4) Hiến chương Liên hợp quốc: Các quốc gia không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc này có hai ngoại lệ, trong đó quyền tự vệ theo Điều 51 Hiến chương là một trong số đó.

Điều 51 quy định: “Không có gì trong Hiến chương làm tổn hại đến quyền tự vệ vốn có khi một quốc gia thành viên bị tấn công vũ trang bao gồm tự vệ cá nhân hay tập thể”. Theo quy định này, quyền tự vệ chỉ được kích hoạt trong trường hợp có “tấn công vũ trang”.

Điều 51 cũng đặt ra giới hạn cho việc sử dụng quyền tự vệ: Quyền tự vệ chỉ được sử dụng khi Hội đồng Bảo an (HĐBA) chưa có quyết định, và quốc gia viện dẫn quyền tự về cần thông báo ngay lập tức cho HĐBA.

Tấn công vũ trang là một trường hợp sử dụng vũ lực. Tuy nhiên không phải bất kỳ hành vi sử dụng vũ lực nào cũng được xem là tấn công vũ trang.

Trong Phán quyết năm 1986 trong Vụ Nicaragua v. Mỹ, Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) cho rằng: tấn công vũ trang là “dạng sử dụng vũ lực nghiêm trọng nhất” và cần phải phân biệt với các dạng sử dụng vũ lực ít nghiêm trọng hơn.

Đối với hành vi sử dụng vũ lực ít nghiêm trọng hơn, các quốc gia là nạn nhân không có quyền tự vệ.

Tóm lại, để có thể sử dụng vũ lực để tự vệ, quốc gia liên quan cần chứng minh có hành vi sử dụng vũ lực nghiêm trọng đủ để cấu thành một cuộc tấn công vũ trang chống lại nước này.

Cũng nói thêm rằng để xác định sự tồn tại của một cuộc tấn công vũ trang, các án lệ của Tòa ICJ, bên cạnh các bằng chứng trực tiếp, Tòa còn xem xét liệu chính quốc gia liên quan có cho rằng mình bị tấn công vũ trang hay không.

Trong Vụ CHDC Congo v. Uganda, Tòa cho rằng Uganda không thể viện dẫn quyền tự vệ để thực hiện hoạt động quân sự trên lãnh thổ của Congo bởi vì một số lý do, trong đó có việc: (i) Uganda không thông báo cho HĐBA theo quy định tại Điều 51, và (ii) chính Uganda cũng chưa từng cho rằng mình bị Congo tấn công vũ trang.

Phần còn lại của một quả đạn pháo được nhìn thấy trên một con phố ở Kyiv vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Phần còn lại của một quả đạn pháo được nhìn thấy trên một con phố ở thủ đô Kiev, Ukraine ngày 24/2 sau khi Nga triển khai 'chiến dịch quân sự đặc biệt'. (Nguồn: Reuters)

Tự vệ để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia?

Việc một quốc gia sử dụng quyền tự vệ, nhất là tự vệ tập thể để giúp đỡ nước khác, có thể có nhiều lý do.

Trong Vụ Nicaragua v. Mỹ, Tòa ICJ cũng công nhận quyền tự vệ tập thể có thể có các động cơ khác nhau và điều này không làm mất đi quyền sử dụng tự vệ tập thể. Tuy nhiên, điều kiện duy nhất để có thể sử dụng quyền tự vệ là phải có một cuộc tấn công vũ trang. Do đó, tự vệ tập thể có thể nhằm đạt được nhiều mục đích nhưng không thể viện dẫn hợp pháp nếu không có một cuộc tấn công vũ trang.

Trong Vụ CHDC Congo v. Uganda, Uganda biện minh cho các chiến dịch quân sự của mình, bao gồm đánh chiếm các thị trấn và sân bay trong lãnh thổ của Congo, là để bảo vệ lợi ích an ninh quan trọng của mình trước các hoạt động của những nhóm vũ trang chống Uganda ở Congo. Uganda cho rằng Congo đã hỗ trợ các nhóm này và còn liên minh với các nước khác để chống lại Uganda.

Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy mục đích thực sự của việc Uganda sử dụng vũ lực trong lãnh thổ Congo là để bảo vệ “các lợi ích an ninh chính đáng của Uganda” chứ không phải là để tự vệ trước một cuộc tấn công vũ trang. Do đó, Tòa ICJ kết luận rằng không có cơ sở để Uganda viện dẫn quyền tự vệ.

Có thể thấy rằng, bất kể mục đích, động cơ phía sau của việc sử dụng vũ lực dưới danh nghĩa quyền tự vệ là gì, điều kiện quy nhất để sử dụng quyền này là phải có một cuộc tấn công vũ trang.

Trong trường hợp chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, các thông tin hiện có về bài phát biểu của Tổng thống Putin hôm 24/2 cho thấy có nhiều lý do Nga viện dẫn Điều 51 như bảo vệ lợi ích an ninh của Nga trước việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía Đông, bảo vệ dân thường, yêu cầu giúp đỡ từ Donetsk và Luhansk – hai “nước cộng hòa” mà Nga công nhận.

Theo ông, mục đích của chiến dịch là “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine và mang những người thực hiện các tội ác đẫm máu chống lại dân thường, bao gồm cả người Nga, ra trước công lý”. Bất kể động cơ, lý do hay mục đích là gì, điều quan trọng là cần cung cấp bằng chứng về một cuộc tấn công vũ trang.

Bất kể động cơ, lý do hay mục đích là gì, điều quan trọng là cần cung cấp bằng chứng về một cuộc tấn công vũ trang.

Quyền tự vệ tập thể

Các quốc gia có thể giúp đỡ các quốc gia là nạn nhân của một cuộc tấn công vũ trang tự vệ (“tự vệ tập thể”).

Trên thực tế, một số liên minh quân sự đã ra đời vì mục đích tự vệ tập thể, ví dụ như NATO. Điều 5 của Hiệp ước quy định: “một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hay nhiều thành viên… sẽ được xem là tấn công vào tất cả thành viên, và do đó… từng thành viên sẽ thực hiện quyền tự vệ tập thể hay cá nhân the Điều 51… để trợ giúp cho thành viên bị tấn công.”

Quy định tương tự cũng được ghi nhận trong Hiệp ước Warsaw năm 1955 thành lập liên minh quân sự do Liên Xô dẫn đầu.

Một quốc gia chỉ có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể giúp đỡ quốc gia bị tấn công khi chính quốc gia bị tấn công đưa ra tuyên bố mình bị tấn công vũ trang và có yêu cầu hay đề nghị quốc gia khác tham gia tự vệ. Điều kiện quan trọng là liệu quốc gia liên quan có cho rằng mình bị tấn công vũ trang, và liệu nước đó có yêu cầu giúp đỡ?

Trong bài phát biểu ngày 24/2, Tổng thống Putin có đề cập việc hai “nước cộng hòa” Donetsk và Luhansk đề nghị Nga giúp đỡ, hàm ý rằng Nga có thể đang viện dẫn quyền tự vệ tập thể.

Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi liệu việc viện dẫn này có phù hợp luật pháp quốc tế hay không thì còn phụ thuộc vào các phân tích pháp lý sâu hơn để làm rõ một số vấn đề pháp lý quan trọng như: Liệu “hai nước cộng hòa” này có là một quốc gia để có quyền đề nghị tự vệ tập thể từ Nga, và liệu có “một cuộc tấn công” từ Ukraine vào họ?

Đây là một vấn đề phức tạp về pháp lý nằm ngoài phạm vi bài viết này, và tại thời điểm hiện nay cũng không đủ có bằng chứng xác thực.

Liệu “hai nước cộng hòa” này có là một quốc gia để có quyền đề nghị tự vệ tập thể từ Nga, và liệu có “một cuộc tấn công” từ Ukraine vào họ?

Vai trò của HĐBA và Đại hội đồng

Với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Điều 51 quy định rằng HĐBA phải được thông báo ngay lập tức khi một quốc gia kích hoạt quyền tự vệ. Quyền tự vệ sẽ chấm dứt khi HĐBA có quyết định.

Tuy nhiên với cơ chế bỏ phiếu như hiện nay, HĐBA không dễ đưa ra quyết định để dừng việc sử dụng quyền tự vệ của một quốc gia nếu quyền tự vệ đó được sử dụng bởi một quốc gia là ủy viên thường trực hoặc đồng minh của nước này.

HĐBA bao gồm 15 ủy viên, trong đó có năm ủy viên thường trực (Anh, Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc). Nghị quyết của HĐBA cần ít nhất 9 phiếu thuận.

Tuy nhiên, với các nghị quyết liên quan đến các vấn đề không phải thủ tục, năm nước này có một đặc quyền: Quyền phủ quyết. Hiểu đơn giản về đặc quyền này là: một phiếu chống của một ủy viên thường trực sẽ ngăn việc thông qua dự thảo một nghị quyết kể cả khi tất cả 14 ủy viên còn lại ủng hộ.

Trong trường hợp của Ukraine, không một nghị quyết có nội dung thực chất nào có thể được thông qua mà không có sự đồng ý của Nga. Thực tế, ngày 25/2, Nga đã bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết liên quan đến chiến dịch quân sự của mình ở Ukraine trong khi dự thảo nhận được 11 phiếu thuận (Ấn Độ, Trung Quốc và UAE bỏ phiếu trắng).

Đôi khi HĐBA không thể thực hiện trách nhiệm của mình do quyền phủ quyết của ủy viên thường trực. Tình trạng như vậy đã xảy ra năm 1950 khi Liên Xô đã liên tục phủ quyết, ngăn Hội đồng thông qua các hành động trong Chiến tranh Triều Tiên.

Để phá vỡ thế bế tắc này, Mỹ đã thuyết phục Đại hội đồng, thông qua Nghị quyết 377 hay Nghị quyết “Đoàn kết vì Hoà bình”, nhận một phần trách nhiệm trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Theo đó, Nghị quyết 377 khẳng định Đại hội đồng sẽ có hành động khi HĐBA bị “tê liệt” do quyền phủ quyết của ủy viên thường trực. Đại hội đồng có thể tổ chức họp để xem xét tình hình ngay lập tức.

(02.26) Nga đã bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết hành động của HĐBA về Ukraine ngày 25/2. (Nguồn: AP)
Nga bỏ phiếu phủ quyết dự thảo nghị quyết hành động của HĐBA về Ukraine ngày 25/2. (Nguồn: AP)

Một cuộc họp đặc biệt khẩn cấp cũng có thể triệu tập bất thường nếu có yêu cầu của 9 ủy viên HĐBA hoặc đa số thành viên Liên hợp quốc.

Cho đến hiện nay 10 cuộc họp như vậy đã được triệu tập; lần gần nhất là liên quan đến các hành động của Israel ở Đông Jerusalem và Lãnh thổ chiếm đóng Palestine vào năm 1997.

Vừa qua, Ukraine cũng đã đề xuất Đại hội đồng triệu tập một phiên họp đặc biệt khẩn cấp về tình hình hiện nay sau khi Nga bỏ phiếu phủ quyết dự thảo liên quan đến chiến dịch quân sự của mình ở Ukraine.

Cũng lưu ý rằng, các nghị quyết của Đại hội đồng không có hiệu lực ràng buộc với các quốc gia thành viên.

Tuy vậy, các nghị quyết thể hiện quan điểm lập trường chủ đạo của cộng đồng quốc tế về một vấn đề, do đó, tạo ra sức ép chính trị và dư luận quốc tế cho các quốc gia liên quan, bảo đảm sự không công nhận quốc tế đối với các tình huống tạo ra từ hành vi vi phạm pháp luật.

Cập nhật: Ukraine mất thêm các thị trấn miền Đông, tuyên bố vẫn kiểm soát thủ đô Kiev; Nga bác tin bắn tên lửa vào dân thường

Cập nhật: Ukraine mất thêm các thị trấn miền Đông, tuyên bố vẫn kiểm soát thủ đô Kiev; Nga bác tin bắn tên lửa vào dân thường

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố thủ đô Kiev vẫn nằm dưới sự kiểm soát của người Ukraine; Bộ Quốc phòng Nga cho biết ...

Súng nổ ở Ukraine, trẻ em càng cần được giúp đỡ

Súng nổ ở Ukraine, trẻ em càng cần được giúp đỡ

Theo UNICEF, xung đột Nga-Ukraine gây thiệt hại nặng nề cho dân thường Ukraine, trong đó hàng trăm nghìn trẻ em ở vùng Donbass.

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/12/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 28/12/2024, Lịch vạn niên ngày 28 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 28/12. Lịch âm 28/12/2024? Âm lịch hôm nay 28/12. Lịch vạn niên 28/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/12/2024: Tuổi Mão tiền bạc như ý

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 28/12/2024: Tuổi Mão tiền bạc như ý

Xem tử vi 28/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 28/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 28/12/2024: Bảo Bình công việc may mắn

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 28/12/2024: Bảo Bình công việc may mắn

Tử vi hôm nay 28/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'có thể chấp nhận được', xung đột quân sự sắp kết thúc?

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'có thể chấp nhận được', xung đột quân sự sắp kết thúc?

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'không phản đối', xung đột quân sự sắp kết thúc?
BRICS: Nga 'mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở rộng mới

BRICS: Nga 'mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở rộng mới

BRICS: Nga 'mở rộng cửa đón người cùng chí hướng’, 4 quốc gia khác tiếp tục chờ, Trung Quốc lên tiếng về cơ chế mở rộng mới.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng làm việc tại Campuchia, thăm hỏi cộng đồng người gốc Việt

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng làm việc tại Campuchia, thăm hỏi cộng đồng người gốc Việt

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đã có chuyến thăm làm việc tại thủ đô Phnom Penh, ...
Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'có thể chấp nhận được', xung đột quân sự sắp kết thúc?

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'có thể chấp nhận được', xung đột quân sự sắp kết thúc?

Hòa đàm Nga-Ukraine: Một thành viên NATO tỏ lập trường trung lập, Tổng thống Putin 'không phản đối', xung đột quân sự sắp kết thúc?
Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Lần đầu tiên, Thủ tướng Ishiba Shigeru thăm song phương, đó là nước nào?

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ thăm Malaysia và Indonesia từ ngày 9-12/1 tới.
Tin thế giới 27/12: Hàn Quốc bắt đầu luận tội Tổng thống, Ukraine tuyên bố 'bắt sống' binh sĩ Triều Tiên, chỉ huy quân đội Israel thiệt mạng tại Gaza

Tin thế giới 27/12: Hàn Quốc bắt đầu luận tội Tổng thống, Ukraine tuyên bố 'bắt sống' binh sĩ Triều Tiên, chỉ huy quân đội Israel thiệt mạng tại Gaza

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Ngày 26/12, Chính phủ Mali cho biết một tàu chở người di cư đã bị chìm ngoài khơi Morocco khiến 70 người mất tích, trong đó có 25 người đến từ Mali.
Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngày 27/12, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 8.700 tỷ Yen (55 tỷ USD) cho tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau).
Ông Trump 'dọa' giành quyền kiểm soát kênh đào Panama: Tổng thống Mulino tuyên bố máu, mồ hôi và nước mắt đã đổ, sẽ chẳng có đối thoại nào hết

Ông Trump 'dọa' giành quyền kiểm soát kênh đào Panama: Tổng thống Mulino tuyên bố máu, mồ hôi và nước mắt đã đổ, sẽ chẳng có đối thoại nào hết

Panama tái khẳng định chủ quyền của nước này đối với kênh đào cùng tên, nhằm đáp lại lời đe dọa của ông Trump về quyền kiểm soát tuyến đường này.
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp: Giọt nước tràn ly ở Seoul

Vào nửa đêm 3/12, một cơn 'địa chấn' đã làm rung chuyển Hàn Quốc sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố tình trạng khẩn cấp.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Phiên bản di động